VỀ FPT-APTECH

22. VỀ FPT-APTECH

Nguyễn Thị Hồng Lam
Khoa Liên kết quốc tế
Nguyên cán bộ FAT HN
Ve vẻ vè ve Đóng góp cho ngành
Cái vè của FAT Phần mềm ứng dụng
15 năm trước Cụng ly tán thưởng
Ấn Độ thỉnh kinh FAT có công to
Đang ngó linh tinh Nhưng trời chẳng cho
Aptech xuất hiện Niềm vui bất tận
Đề nghị 1 việc Kinh tế lận đận
Liên kết phan chai (franchise) Làm FAT lao đao
Đào tạo anh tài Tuyển sinh chao đảo
Lập trình máy tính Sập luôn 1 FAT
Nghe xong thích chí Trải qua ngót nghét
Mang về Việt nam Đã 14 năm
Bắt tay vào làm Biến cố thăng trầm
Mở ra 2 FAT Quyết không nhụt chí
Hà Nội 1 FAT Sếp bảo “phải nghĩ
FAT kia Sài Gòn Tìm hướng thoát ra”
Tuyển sinh rất ngon Số phận FAT ta
Vì là ngành hot Sẽ ra sao nhỉ?
Tăng trưởng rất nóng Tò mò muốn biết
Thị trường cần thêm Xin hãy cứ chờ
Thừa thắng xông lên Sử ký ép phờ (F)
Mở thêm mấy FAT 5 năm sau kể tiếp.
Bao nhiêu thợ code
Đã cho ra lò

 

Khoảng trời của mẹ

Phạm Tuyết Hạnh Hà

FUHL

 

Con có nghe thấy bước chân của mẹ

Dẫn con đi trên 1 đoạn đường dài *

Nơi có hàng lau xanh chín ở hai vai

Bông trắng muốt như niềm vui mùa gặt

 

Đoạn đường ấy sẽ mở ra trước mắt

Một khoảng trời mẹ sống, mẹ yêu thương…

 

Khoảng trời của mẹ

Nhuộm một màu đồng đội xanh lam

Nơi mẹ giữ những buồn vui mới cũ

Hơn hai năm biết bao niềm ấp ủ

Chia sẻ rồi sẽ tặng lại thênh thang

 

Khoảng trời của mẹ

Nhuộm nụ cười rạng rỡ một màu cam

Nhiệt huyết nóng chưa bao giờ nguội lửa

Lớp lớp sinh viên vươn mình như sóng vỗ

 

Ra biển rồi có nhớ một dòng sông

 

Khoảng trời của mẹ

Nhuộm một màu hy vọng xanh trong

Khát khao lớn cho bao người thêm lớn

Và con cũng sẽ thấy mình cao rộng

Trong khoảng trời mẹ sống để bao dung

Để hiền hòa chảy tựa một dòng sông….

* Đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài

 

 

Vè ThắngNV!

Thằng nào coi thường  Bất kể béo gầy

Anh rule nó chết!              Nam thanh nữ tú

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè Đại học

Hỏi tên để học?

Rằng: FPT Sĩ tử đều mê, Phụ huynh tin tưởng

Có anh Viện trưởng

Tên – Thắng nờ vê

Tính cũng hơi…D

Biệt danh: Cơ trưởng

Tập đoàn tin tưởng

Giao lắm chức quyền

Công tác liên miên:

– Trưởng ban kiểm soát Kiêm luôn vai khác:

  • Hiệu phó FU Tán gái công phu Lưu danh sử ký

Mọi người đều quý

Bởi tính vui hiền

Tôn trọng nhân viên

Tận tình chỉ bảo

Như là thầy giáo

Như là người anh

Em nào… mong manh Thì anh càng quý

Đôi khi thâm thuý Nạt nộ nhân viên

Đặng Thanh Hằng

HO

Nguyên Giám đốc nhân sự FU HO

Nguyên Trưởng phòng nhân sự FSB

Nhưng rồi lại quên

Cười vui như Tết

Nên nhiều em… chết

Anh chẳng thấy phiền

Thậm chí sướng điên

“Be be” khoan khoái

Một chiều thư thái

Anh lái Pors-che

“Hôm nay nóng ghê”

Anh thầm tự nhủ

Thương cho mấy chú

Tư vấn tuyển sinh

Trưa nắng nhiệt tình

Bán hàng – đi khách

Rồi anh lạng lách

Giữa phố đông người

Dừng quán bia tươi

Phone ngay thằng đệ

  • Chú mày nghe nhé: Kiểm đếm các phòng Từ ngoài vào trong Tịnh không bỏ sót Báo anh phút chót Những đứa vắng giờ Đừng có lơ mơ (Trừ đi toa-lét)

Chuyến này anh quyết

Siết chặt kỷ cương

Nhưng rồi anh biết Ra đây bù khú
Thương bấy lâu nay Cốc chú cốc anh
Bất kể đêm ngày Em nào… mong manh
Thần dân chăm chỉ Thì anh càng chuốc
Nắng này nghỉ tí Gần khi tàn cuộc
Cùng hát nghêu ngao
Gọi là xả hơi Tiếng anh thì thào
Làm cốc bia tươi Tiếng ai the thé
Ai mà không thích Nghe vẻ nghe ve
Anh phán chắc nịch: Nghe vè đại học
– Gọi cả ra đây!

 

 

Hội đồng Tổng Cóc

Đào Thị Thanh Nga
FU HN
1. FU có một bác Tùng IT, ngoại ngữ
Lê Trường – thường bị săn lùng khắp nơi Quản trị kinh doanh
Nên suốt ngày trốn ở trên trời Rồi lại loanh quanh
Hoặc nay Nam, mai Bắc, mốt rời về Trung Với Ngân hàng tài chính
Vẻ mặt thì rất lạnh lùng Khoa học máy tính
Chị đều thạo thông
Hiếm khi Bác rảnh để nhậu cùng nhân viên FU có không
Anh hùng chinh chiến liên miên Ai như chị Ánh?
Xây trường, mở lớp, kiếm tiền vui sao 3. Khắc Thành – Nghệ sỹ Nhân dân
Chán Việt bác lượn sang Lào
Hát chèo, hát xẩm, thỉnh thoảng lấn sân
Xây cơ sở mới, làm xôn xao dân tình sang hát tuồng
Ước mơ – khát vọng – hành trình Nhạc trẻ, nhạc rap chơi luôn
Đổi thay – tươi sáng – thanh bình FU Những lúc buồn buồn nhạc rock cũng
phang
2. Suông mềm óng ả Nổi tiếng khắp cả xóm làng
Tóc thả ngang lưng Lập trình hệ thống ngân hàng cực siêu
Chị Ánh xem chừng Kiến thức vốn chẳng có nhiều
Trẻ như thiếu nữ Xuất thân dân Toán nhưng cứ liều một
Dáng người nhỏ nhắn phen
Phân tích, thiết kế, mon men
Thong thả, dịu dàng Triển khai hỗ trợ, làm quen dần dần
Giọng nói nhẹ nhàng Việc gì cũng học tự thân
Nhưng mà cực giỏi Các cao thủ cũng vạn phần nể nang
Đề cương bài giảng, Đang lập trình, rẽ sang ngang
Xây dựng chương trình, Đào tạo Aptech, rộn ràng học viên
Kỹ thuật phần mềm Nhưng anh chẳng chịu ngồi yên
Truyền thông – điện tử Hiệu phó Đại học gắn liền từ đây

 

 

 

4. Người tròn trùng trục Miệng cười mắt híp
Như gấu Panda Cười tít thò lò
Anh Phong nhà ta Vẻ mặt vô lo
Thật là trắng trẻo Phởn phơ ngày tháng
Đầu tròn không méo Chân dài chân ngắn
Tóc chẳng thấy đâu Ríu ríu vòng quanh
Chỉ thấy da đầu Anh ới, ời anh
Mịn màng nhẵn thín Cho em chữ ký
Tháng 6 năm 2013

 

FE ca

Nguyễn Trường Sơn

FEHCM

(Dựa vào ca khúc Nối Vòng Tay Lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)

Nối Vòng Tay Lớn

Rừng núi dang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la, anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày

Dòng máu nối con tim đồng loại

Dựng tình người trong ngày mới

Thành phố nối thôn xa vời vợi

Người chết nối linh thiêng vào đời

Và nụ cười nối trên môi.

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay

Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi

Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo

Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền

 

Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.

FE ca

Người Ep-pi-ti (FPT) có trường Ep-e (FE)

Sinh viên trường luôn phấn đấu, học tốt ngoan hiền Trường có U-ni (University), thêm A-re-na (Arena)

Cộng Po (Polytechnic) và thêm Ap-tec (Aptech), Jet-king (Jetking), Green-wich (Greenwich),… Thầy hay, cô giỏi, lãnh đạo nhiệt tình, toàn tâm.

 

Toàn thể các nhân viên trong trường

Nguyện mãi nắm tay nhau một lòng

Để ngày ngày luôn đổi mới

Cùng góp sức nâng cao chất lượng

Và sẽ mãi luôn luôn tự hào

Trường đại học Ep-pi-ti (FPT).

 

Từ Bắc vô Nam có trường Ep-u (FU)

Sinh viên và thầy cô ta đạt cúp không ngừng

 

Dù có gian nan, tim ta không màng

Nguyện đem về bao chiến thắng, vinh quang lẫy lừng Cùng nhau cố gắng, trở thành đại học năm sao. (5 sao Qstar)

Bài hát “ANH ẤY MỞ ĐƯỜNG”

(Nhạc theo bài “Cô Gái Mở Đường”)

Nguyễn Nhựt Tân

Khối Liên kết quốc tế

Nguyên Giám đốc FAT HCM

Sáng giữa vòm sao IT lấp lánh, FPT có một anh tài, người thông minh sáng suốt nhiệt tình, chưa thấy mặt người đã nghe tiếng bước (1). Ai biết tên Aptech nhớ về anh Trường Tùng. Hỏi anh bao nhiêu tuổi mà sức Anh dzai hoài.

Anh đi Hải Phòng, anh đi Đà Nẵng, anh đi ra Huế, có mặt Aptech liền (2). Anh đi khắp nước Việt Nam với cả tấm lòng người FPT, góp công dựng xây nước nhà.

Rất thích gần anh em chơi tới sướng, thích uống bia không ngại ăn mồi

(3), ngày đêm anh đi kiếm hợp đồng giúp chú phần mềm giành thêm cá lớn

(4). Anh ít khi la lối trông mặt anh cũng ngầu. Nhiều cô em khen tặng là tính anh hay cười (5).

Anh vô Hương Đồng, anh vô Vườn Phố, vô Pacific uống chẳng thấm gì. Anh vô khắp quán Việt Nam với cả tấm lòng người FPT – hát câu làm ít ăn nhiều (6).

Chúng ta làm ít và ăn… rất… nhiều !!!

  • Anh Tùng đi rất nhanh, anh không thích mất thời gian cho việc đi mà giành thời gian đó để làm việc. Mỗi khi nghe tiếng bước ở cầu thang là biết anh liền, vì anh hay chạy lên lầu cho lẹ.
  • Với 2 trung tâm Aptech đầu tiên của FPT ở HCM và HN, đến nay Aptech đã có hơn 30 trung tâm ở 16 tỉnh thành lớn cả nước, đó là nhờ vào tài “sales” của anh Tùng và anh Khắc Thành.
  • Anh Tùng vốn không nghiện bia rượu, nhưng tửu lượng thì thuộc hàng nhất phẩm. Những ai tham gia buổi tiệc chúc mừng anh Tùng trở thành Phó Giám Đốc FPT HCM trước đây vẫn còn nhớ khẩu hiệu “Cứ máu là xong” và ký tên vào mảnh giấy bỏ vô chai rượu để ghi nhận tửu lượng. Sau đó để ở phòng a ChâuHM.
  • Anh Tùng không chỉ gắn liền với Aptech mà còn cả mảng phần mềm của FPT đều được anh chăm sóc mệt nghỉ luôn. Còn nhớ có lần anh đi công tác với anh ChiếnPA – FIS, ChiếnPA nói “em lo dự án đó từ khuya đến giờ chưa kịp ăn sáng”, anh Tùng bảo “anh còn chưa kịp đánh răng nữa nè.”
  • Nhờ tính hay cười của anh mà những căng thẳng trong công việc đều biến mất khi làm

việc cùng anh.

  • Người FPT chúng ta làm ít ăn nhiều lại hay nói phét- câu hát truyền thống của FPT.

HSB/FSB trong tôi

21. HSB/FSB TRONG TÔI

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Nguyên cán bộ FSB HN

HSB trong tôi thật đặc biệt….

Bởi đây là nơi đầu tiên tôi đi làm một cách chính thức sau khi ra trường. Tôi vẫn nhớ cái nắm tay và nụ cười đầy thân thiện với một người bạn đồng nghiệp cùng vào khi ấy. Và rồi chúng tôi vẫn tồn tại cho dù cái chiến lược “tuyển 2 chọn 1” không mấy làm vui vẻ những người mới đi xin việc như chúng tôi thời bấy giờ.

HSB đặc biệt bởi nơi đó không chỉ đơn thuần có tình cảm đồng nghiệp, mà bởi còn là nơi sản sinh ra tình bạn. Tôi đã từng không tin vào thứ tình bạn nơi công sở, nhưng vào một thời điểm nào đó thì nó vẫn cứ tồn tại, cứ đẹp và trong sáng vô cùng. Tôi vẫn nhớ những buổi tan làm, mấy anh em chúng tôi lại tụ tập ăn uống, những buổi rượu ốc, những buổi lẩu Hồ Tây, những lần karaoke phiêu du với những bản tình ca buồn… những tháng ngày trôi qua, chúng tôi gắn bó, thân thiết, chia sẻ cho nhau buồn vui trong công việc và cuộc sống, như thể chúng tôi là anh em của nhau vậy. Mặc dù không phải trong công việc lúc nào cũng có cái mỉm cười thân thiện, có khi là cái bật lại chua chát “Anh làm việc chán b.mẹ!”, có khi là cái đập bàn giận dữ, có khi là cái lườm nguýt khó chịu vô cùng. Nhưng bỏ qua những điều đó, tôi vẫn thấy đó là thứ tình cảm anh em quý giá vô cùng…

IEDP (International Executive Development Program) với Amos Tuck là kinh nghiệm làm việc quá khó quên với một người trẻ. Cả Khoa cùng thao thức với IEDP. Ai ai cũng nhắc đến “Amos Tuck” như một sự kiện của năm. Vào cái thời 2003 khi MBA SR (service revenue) còn chưa cao, khóa ngắn còn lác đác vài khóa thì Amos Tuck xứng đáng là “sự kiện” vì không có IEDP thì chúng ta…”ăn bằng gì”. Phòng Tuyển sinh “hùng hục”, nhốn nháo như Sở Cảnh sát NYPD vì điện thoại telesales, chốt khách trong tiếng “quát” yêu, hò hét của sếp AnhNV. Những LyNK (lớn), AnhLH, HạnhNB, HằngĐT, HàNT ríu rít như ong thợ quần quật “tha” học viên về. Phòng Hành chính (kiêm triển khai đào tạo) căng như dây đàn từ sáng đến đêm khuya dưới sự chỉ đạo của bà chị NhiHTT, “Nỗi kinh hoàng” của giới khách sạn, nhà hàng và các nhà cung cấp logistics đến tận bây giờ vì cái sự “de-

manding” của chị với mọi sự kiện lớn nhỏ rơi vào tay chị triển khai. Các Giảng viên LanTP, NguyênH, CầuTN và cả “thuyền trưởng” BìnhTG đều miệt mài chuẩn bị từng slide bài giảng. Thời ấy, với tư cách là cán bộ triển khai lớp học (duy nhất), mình được giao nhiệm vụ sáng, trưa, chiều, tối mặc áo dài ra sân bay lần lượt đón các thầy Amos Tuck về khách sạn, sáng đưa các thầy đến giảng, chiều đưa các thầy về. Thời gian còn lại giữa các buổi đưa đón là tài liệu, là giải quyết mọi yêu cầu của học viên, là trà buổi sáng, café buổi chiều cho học viên, là theo dõi xem có anh nào che miệng ngáp thì ngay lập tức xuất hiện để xem “anh có cần café không ạ”, v.v. Hôm nọ “tám” lại chuyện này với một anh Giảng viên Mỹ đang dạy cho MBA, anh ấy cười toét bảo “Anh thích cái vụ áo dài đưa đón sáng chiều đi giảng. Anh có được yêu cầu dịch vụ này từ FSB không?”.

IeMBA (International Executive MBA) theo lời đồn đại được bật ra từ một quả táo vô hình “rơi” vào đầu “thuyền trưởng” BìnhTG trong khi xem một chương trình giời ơi đất hỡi nào đó ở… Bangladesh trên một chuyến bay XYZ đến giờ không ai nhớ nổi số hiệu năm 2005. Chính chương trình với cái tên mỹ miều và đậm chất quốc tế này đã góp phần không nhỏ vào sự khởi sắc của HSB. Học viên ra vào nườm nượp. Số lượng mama trợ lý lớp tăng lên chóng mặt. Phòng Tuyển sinh hiển nhiên giờ là bãi chiến trường chứ không chỉ là Sở Cảnh sát NYPD nhốn nháo cùng cực. Tất cả các bộ phận đều quay tít mù trong cái guồng quay ấy với IeMBA, với đào tạo ngắn hạn, ReMBA và VEMBA…

Giữa sự hỗn loạn, bận rộn vô song ấy, bỗng dưng HSB lại hứng thêm dự án Agribank hơn 2 “tỷ” đô la của World Bank từ đâu rơi oạch xuống đầu vào khoảng cuối 2006 khiến cả lũ thần dân ngơ ngác. Những kẻ mắt mũi thâm quầng sau những đêm thức trắng làm thầu Agribank đến 3-4 giờ sáng vẫn chưa kịp hoàn hồn để hiểu chuyện gì đã xảy ra. “Cơ trưởng” ThắngNV dù thường xuyên ngồi cành cạch bàn phím đến sáng để tính toán đủ loại kinh phí, tiền nong tài chính, dù chính anh chỉ kịp vuốt vội vài đường nước bọt là lượt lại tóc tai trước khi lên xe đi nộp thầu vào 6 giờ sáng cũng chỉ giải thích ngắn gọn được cho đám quần chúng: “Mình trúng gói Quản lý thì quá đúng. Nhưng gói đào tạo Kỹ thuật Ngân hàng thì hình như… do bọn đối thủ cạnh tranh nó… nộp muộn”. Thế là mình làm Agribank. HSB thuê chuyên gia, lập đội dự án triển khai. Giảng viên Tây, ta, phiên dịch, khách hàng, phàn nàn, dọa dẫm, báo cáo, giải trình, tiền nong… Lại tíu tít, tất bật, ríu rít, gắt gỏng từ sáng đến tối khuya…

HSB đã lớn với một nền văn hóa mới, không còn đơn thuần là văn hóa HSB thuần túy của mấy chục năm về trước. HSB chuyển đổi thành FSB để “ra biển lớn” với bao biến động từ năm 2009. Tôi chỉ là một hạt cát bé nhỏ trong tổ chức, nhưng tôi cũng thao thức trước thời điểm giao thời này. HSB (hay FSB bây giờ) đặc biệt bởi sự gắn bó, thân thiết và rất khó rời xa. Nhìn những người đến và đi, đã có lúc tôi nghĩ phải chăng họ rời bỏ FSB để đến vùng đất mới, hay phải chăng FSB kén người và sẵn sàng rời bỏ họ? Bản thân tôi thì đánh giá cao chữ “Tâm” với tổ chức. Nếu không thực sự yêu và thích gắn bó thì phải dũng cảm từ bỏ để đi tìm một “tình yêu” khác cho mình. FSB cần những con người biết yêu tổ chức. Tôi cũng thực sự khó để lý giải tình yêu FSB của mình. Chỉ biết yêu và rất khó rời xa.

Đôi khi, tôi vẫn hoài niệm và mơ về một HSB/FSB của những năm về trước…

HSB của kỷ niệm khó phai nhòa

bữa cơm trưa hòa trong tiếng cười ròn náo nức

ánh mắt nhìn nhau như thể đã là bạn trong tiềm thức rất khó rời xa...

(Mượn lời thơ Cóc của một bạn đồng nghiệp mà tôi từng được nghe…)

 

ƯỚC MƠ

Phạm Tô Hoài

FSB ĐN

Có một sự thật ai cũng thấu, ai cũng hiểu rằng cuộc đời cần có những ước mơ. Mỗi con người đều có những hoài bão, mong ước của riêng mình. Ước mơ không bao giờ giới hạn và cũng chẳng ai thúc ép hay áp đặt được nó. Có những ước mơ vĩ đại mong muốn làm thay đổi cả thế giới, thay đổi một quốc gia, một dân tộc nhưng cũng có những ước mơ nhỏ bé hi vọng chỉ chiến thắng bản thân mình. Hẳn chúng ta đã từng nghe câu nói nổi tiếng của V.Lê-nin: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Có thể nói ước mơ là một tia sáng cuối cùng phản chiếu sự bình đẳng tuyệt đối trên thế giới này.

Và tôi cũng có một ước mơ.

Cái thời của tôi, được học và làm việc trong môi trường FPT quả thật là một niềm vinh dự và tự hào của biết bao thanh niên trẻ, năng động với những niềm đam mê cháy bỏng. Và rồi cơ duyên đã đưa tôi đến với môi trường từ Hanoi School of Business (HSB) đến FPT School of Business (FSB). Quả thật đây đúng là một cơ duyên. Cái ngày tôi mới vào làm việc cho FSB với cương vị là một giảng viên tôi đã thầm nhủ mình đã chọn lựa đúng con đường để đi, mình đã có quyết định sáng suốt khi rời bỏ một môi trường giảng dạy và đào tạo cũ kỹ sang một môi trường hiện đại hơn, chuyên ng-hiệp hơn và minh bạch hơn. Và tôi đã được toại nguyện khi FPT University nói chung và FSB nói riêng thực sự là một môi trường lý tưởng cho những thế hệ giảng viên trẻ như tôi vùng vẫy và cống hiến. Ngày đó từ Đà Nẵng xa xôi tôi có chuyến công tác ra Hà Nội và cái cơ duyên lại tạo điều kiện cho tôi được gặp gỡ anh Trương Gia Bình, người lãnh đạo tài ba của Tập đoàn FPT và cũng là thần tượng của tôi và nhiều thanh niên Việt Nam bấy lâu nay.

Tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày hôm đó chúng tôi, những giảng viên của FSB được giao lưu trực tiếp với anh Bình. Có rất nhiều bạn lần đầu tiên gặp anh Bình nên đã rất hào hứng và đặt ra nhiều câu hỏi cho anh ấy. Trong rất nhiều câu hỏi đặt ra thì nổi bật lên vẫn là vấn đề liên quan đến việc “làm giàu”. Chúng tôi hỏi, làm sao để làm giàu, anh có thể chia sẻ bí quyết đó cho chúng tôi? Câu hỏi thẳng thắn và cũng là nung nấu, khát khao của bao

anh em cán bộ giảng viên trẻ. Bản thân chúng tôi nghĩ lúc đó chắc anh ấy sẽ dùng những kiến thức và kinh nghiệm của anh để chỉ cho chúng tôi những cách kiếm tiền và làm giàu. Nhưng không, anh lại trả lời đi từ câu chuyện về một “ước mơ”. Ước mơ và đam mê về công nghệ đã giúp anh đặt nền móng và xây dựng nên FPT như ngày nay. Qua câu chuyện ấy, tôi thực sự nhận được thông điệp làm giàu chưa hẳn là chúng ta phải kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Mà có lẽ triết lý của anh đã đúng, đó là việc “bằng mọi cách biến ước mơ của mình thành hiện thực”. Thực sự, mỗi người đều có những ước mơ và nếu ước mơ của chúng ta thành hiện thực thì đương nhiên, lúc đó tiền bạc, sự giàu có sẽ đến với chúng ta như một quy luật tất yếu. Mà chí ít thì nếu ước mơ trở thành hiện thực thì chúng ta cũng sẽ không còn lo lắng về mặt kinh tế gia đình.

Bản thân tôi đã được nhiều lần nghe anh Trương Gia Bình nói chuyện và chia sẻ, mỗi buổi nói chuyện với anh tôi đều thu được những bài học đắt giá cho mình. Và lần này giá trị đó chính là bài học về “ước mơ”. Ngay từ ngày hôm ấy, cái ước mơ được cống hiến, ước mơ thành công trên con đường giáo dục đào tạo của tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Như chúng ta đã biết, Đại học FPT là một môi trường giáo dục đào tạo năng động và hiện đại, với “khát vọng đổi thay” cháy bỏng và mạnh mẽ. Và tôi đã quyết định gắn ước mơ của mình, nhiệt huyết của mình với môi trường ấy.

Vậy là con đường tôi đã chọn và đã đi được gần 03 năm, với bao nỗ lực và quyết tâm, những thế hệ sinh viên đầu tiên đã đi đào tạo tại doanh nghiệp và chuẩn bị ra trường. Những “sản phẩm” đầu tiên ấy trong môi trường hiện đại và mới mẻ ấy ở đất miền trung thật không dễ để mọi người chấp nhận và theo đuổi. Nhưng sinh viên của chúng ta đã từng bước khẳng định và xã hội đang nhìn FPT như một sự lựa chọn tốt cho con em mình theo học. Điều này được thể hiện rất rõ khi làm việc cùng các doanh nghiệp để cho các bạn sinh viên đi OJT. Các doanh nghiệp trên địa bàn rất hào hứng và đánh giá cao chương trình đào tạo và đội ngũ sinh viên khi đi làm tại môi trường doanh nghiệp.

Nhiệt huyết là vậy, quyết tâm là vậy nhưng rồi một ngày tôi đã ứa nước mắt khi lên giảng đường giảng dạy cho các bạn sinh viên khi nghe tin Đại học FPT sẽ tạm ngưng đào tạo Khóa 8, khóa 9 tài Đà Nẵng. Nghe tin như sét đánh ngang tai, thật sốc và choáng váng. Đặc biệt với một người tâm huyết và đang quyết tâm gắn bó với con đường và khát vọng đổi thay của Đại học

FPT. Vậy là bao nhiêu ấp ủ, bao nhiêu “ước mơ” của tôi sắp sụp đổ chăng. Thật thất vọng tràn trề khi niềm khát khao cháy bỏng, khi ước mơ cống hiến, những khát vọng đổi thay của mình đang bị lung lay và có nguy cơ sụp đổ. Dù cho có thông tin kiểu gì hay lãnh đạo có công bố lý do như thế nào nhưng dưới con mắt của những người lao động việc tạm ngưng tuyển sinh của Đại học FPT lúc này như là một sự tuyên bố thất bại. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa có được con đường cụ thể mà mình sẽ đi như thế nào trong khi nhiệt huyết cháy bỏng, khát vọng vẫn còn đang tràn trề. Mặc dù vậy nhưng bản thân tôi vẫn giữ niềm tin rằng Đại học FPT vẫn sẽ có những lựa chọn riêng biệt và sẽ thành công trên con đường phía trước…

Trong lúc thất vọng ấy, mông lung ấy thì tôi lại có cơ duyên được nghe anh Trương Gia Bình phát biểu trong buổi Lễ phát động phong trào kỷ niệm FPT 1/4 thế kỷ tại Đà Nẵng (ngày 14/03/2013). Trong lần phát biểu này anh Bình đã nói về tiềm năng cho FPT, tiềm năng cho Đà Nẵng, đặc biệt là tiềm năng trong phát triển phần mềm. Anh đã hi vọng và đặt niềm tin vào Đà Nẵng và “chúc Đà Nẵng sớm trở thành thủ phủ tập đoàn FPT”. Những thông tin này đã làm phấn chấn hàng ngàn người lao động tại FPT Đà Nẵng và cũng mở ra biết bao cơ hội cho sinh viên và thế hệ trẻ Đà Nẵng. Còn chúng tôi, những con người của FU tại Đà Nẵng liệu có thể là một phần trong “thủ phủ” đó hay không?

Câu trả lời liệu có hay không… hay vẫn còn dang dở đó một “ước mơ”…

 

FE và sự trưởng thành

Lê Thị Hồng Hạnh

FPoly HO

Bây giờ đang là tháng 6, tháng hè oi bức rộn ràng cho kỳ nghỉ mát dài duy nhất trong năm, là dịp họp mặt của toàn thể cán bộ nhân viên hệ thống giáo dục FPT ( FE – FPT Education), để vui vẻ, đoàn tụ, ấm cúng cùng gia đình riêng trong không khí gần gũi của đại gia đình FE.

Tính đến giờ, mặc dù tôi đã có thâm niên 7 năm làm việc nhưng tôi không thể nhớ hết được tất cả các đồng nghiệp đang làm tại FE, bởi hệ thống đã lớn nhanh, phát triển từng giờ với nhiều con người mới, sản phẩm mới. Tôi cảm giác mình như già quá nhanh trong hệ thống này, đi đến đâu cũng được xưng chị, nhiều bạn trẻ, rất trẻ đã và đang tiếp tục tìm đến đây để phát triển nghề nghiệp.

Với thời gian 7 năm không quá dài mà cũng không ít, tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm, những giai đoạn trưởng thành tại nơi này, tôi đã gắn bó với FE quá nhiều. Nhớ lại thời điểm tôi mới bước chân vào Sài Gòn, tháng 4/ năm 2006, theo gia đình vào thành phố. Nơi tôi đến đầu tiên với một kiến thức suông, một ít kinh nghiệm chính là FPT, là hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech. Lúc đấy việc tuyển dụng người mới có đích thân anh TùngLT phỏng vấn. Đây là một vinh dự mà các bạn trẻ FE hiện giờ ao ước có được. Ấn tượng của tôi lúc đấy là hình ảnh thân thiện, hiền từ, và cực kỳ sắc bén, tinh tế trong ánh mắt rất sáng của anh.

Tôi còn nhớ rất rõ, anh TùngLT, anh TuấnTN (Phó Hiệu trưởng ĐH FPT), chị UyênĐT (Trưởng ban Đảm bảo FUHCM), anh TânNN (Giám đốc FPT Aptech HCM, FJetking HCM) tham gia phỏng vấn tôi. Tôi hiểu FPT đang ấp ủ dự định mở Đại học FPT, mở thêm mạng lưới FPT Aptech, FPT Arena và tôi hiểu rằng tôi đã tìm được nơi tôi sẽ gắn bó, thử thách với tất cả sự học hành của tôi.

Chân ướt chân ráo vào FPT, tôi choáng với định hướng, tầm nhìn của FE. Và đó cũng là thời điểm tập đoàn FPT lên sàn chứng khoáng, tôi sốc với chỉ số giàu có của người FPT nhưng lại ngưỡng mộ những con người FE, những con người điềm tĩnh, vô tư lạ kỳ trước con sóng đỏ trên bảng VN Index, luôn

kiên trì với lý tưởng lớn, đam mê với khát vọng đổi thay nền giáo dục Việt Nam, đưa tương lai trẻ đến với văn minh giáo dục thế giới.

Mới sáng đây thôi, vẫn cách nói lèm bèm, anh TùngLT lại nói về những ấp ủ mở tiếng Anh khắp Việt Nam, sang các nước Lào, Campuchia,…mang thương hiệu FPT, rồi tư duy đổi mới học sinh viên VN chỉ cần 9 năm là có thể học nghề để từ đó FPT có thể tuyển học sinh từ năm cấp 2 vào học và đến năm 20 tuổi đã tốt nghiêp đại học, rồi kế hoạch gắn sao quốc tế cho đại học để đi ra thế giới, và nhiều nữa. Dáng lưng Anh đã hơi còng, tóc cũng đã hơi trắng, anh nói với mọi người như thể nói với anh, nói đến khi mọi người hiểu được cốt lõi giá trị như anh hiểu mới thôi.

Bây giờ tôi đang phụ trách sản phẩm FPoly (chương trình Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic), TopUp+2 (chương trình đào tạo hoàn thiện bậc Đại học FpPT Greenwich – FGR) là những sản phẩm mới của FE, tôi may mắn luôn có những đồng đội nhiệt huyết sát cánh bên tôi: anh BảyHV, anh KhánhTTN, anh HùngPM, anh BìnhĐT, MinhVDD, CườngDD, chị ĐàiDTP, NghiaDH, TrườngNPK, PhượngLM2, VânPTY,… Tôi luôn cảm ơn những con người đã, đang và sẽ làm việc tại hệ thống FE đã giúp tôi có những trải nghiệm quý giá, giúp tôi trưởng thành rất nhiều.

Có thể, bây giờ FPT Aptech đang là một sản phẩm cũ, các sản phẩm mới như FPoly, TopUp, FJK rồi cũng trong dòng xoáy thị trường, một điều chắc chắn những con người làm việc ở đây luôn là tuyệt vời, chắc chắn sẽ là những tiềm năng để có thể tiếp nhận những thử thách mới, những khó khăn mới để phát triển những sản phẩm mới. Chỉ có khó khăn mới giúp con người lớn hơn được, lãnh đạo luôn tạo cơ hội cho mọi người, vấn đề là các bạn nhận ra và nỗ lực với cơ hội đó như thế nào.

Tôi biết, trong bất kỳ vòng đời của bất kỳ dòng sản phẩm, trong bất kỳ thăng trầm hiển nhiên của sự phát triển, FE sẽ luôn có tầm nhìn đúng, triết lý sâu sắc. Đó là lòng tin, là quyết tâm con thuyền FE mang FPT Aptech, FPT Arena, FPT University, FPT Polytechnic, FPT Jetking… đi xa mãi. Trên con thuyền đó có anh TùngLT, anh TuấnTN, chị UyênĐT, anh TânNN, anh NgânPLD,…và tôi cùng rất nhiều người giống tôi.

 

 

Dấu chân FPT Poly

Phạm Hồng Phong

Trung tâm Anh ngữ FPT – GEM

Nguyên cán bộ FPoly HN

Bước ngoặt lớn đã đến với tôi khi được bảng nhãn FPT 2010 để ý tới và đề nghị tôi thử sức ở một môi trường mới – Hệ cao đẳng thực hành FPT Polytechnic (thuộc Đại học FPT) mới ra đời nhằm hiện thực hóa chiến lược Go mass của Tập đoàn. Vốn ưa mạo hiểm và thích những thử thách mới, đặc biệt ở một đơn vị giáo dục mới, tôi đã gật đầu không cần suy nghĩ, tôi tin vào linh cảm của mình.

Tại FPT Polytechnic, tôi được giao nhiệm vụ chính là công tác tuyển sinh, một mảng vốn được coi là mũi nhọn, mang ý nghĩa sống còn đối với một đơn vị giáo dục.

Với sứ mệnh của mình, tôi chạy đi chạy lại như con thoi mang đến các em học sinh cấp 3 hình ảnh của FPT, những thông tin cơ bản về FPT, về những nét khác biệt của giáo dục đào tạo FPT, về văn hóa, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi. Nhiều em học sinh tâm sự “Em vào học FPT vì thấy khoái văn hóa ở đây, môi trường ở đây chứ em cũng không biết có học được không”. Tôi đã tư vấn cho em rằng, làm bất kỳ việc gì cũng phải xuất phát từ tình yêu, niềm đam mê. Nếu em yêu trường, khó đến đâu em cũng học được. Khi đi các tỉnh thành để tư vấn tuyển sinh các trường THPT, tôi đã làm một khảo sát nhỏ, khi được hỏi em biết gì về FPT, 70% đã trả lời là em biết FPT qua 3 người, một là bác Trương Gia Bình, hai là cô Mai Thu Huyền và ba là chú Cù Trọng Xoay – một kết quả khả quan nếu nói về phương diện truyền thông.

Cứ như vậy dấu chân của tôi đã miệt mài đem hình ảnh của FPT đến với hơn 20 tỉnh thành phía Bắc. Tôi luôn tự hào là người FPT và truyền lửa cho những bạn trẻ bước đầu trở thành người FPT (bằng cách học trường FPT).

Với áp lực thách thức từ việc đi đầu, thách thức về số lượng thí sinh đến với FPT Polytechnic, nhiều khi tôi cũng cảm thấy stress, những lúc như vậy tôi lại được các anh chị quản lý động viên, chia sẻ. Những lúc ấy tôi bèn ngồi sáng chế mấy bài hát vui cho trường, có thể nói chính môi trường FPT

Polytechnic với rất đông sinh viên, nhiều các thầy cô, cán bộ trẻ đã là cái nôi rất tốt cho tôi tự do bay lượn cảm xúc và cho ra lò những tác phẩm mang dấu ấn STCO của người FPT cũng như tái hiện lại lịch sử, các mốc quan trọng của FPT Polytechnic. Cứ như vậy, dấu chân của tôi đã đi khá nhiều chặng, khá nhiều mảng ngoài chuyên môn chính, nhưng tôi rất hạnh phúc vì đã có những tác phẩm nói lên tâm tư tình cảm của anh chị em, mang lại tiếng cười cho những đồng nghiệp thân yêu của mình.

Vốn có duyên với các hội thi, hội diễn nên mùa Sao chổi 2011, dù tôi không “đứng mũi chịu sào” về tiết mục của FU, mà tôi chỉ tham gia với tư cách ca sỹ để động viên tinh thần các em sinh viên, nhưng không ngờ nhà hát FU lại giành giải Nhất. Vì vậy, tôi – dù khoác áo đội tuyển gì, thì cũng 3 năm liền giải Nhất, nên sau vụ đó, anh em phong trào gặp tôi tếu táo rằng ở đâu có Phong lẩn ở đó có giải nhất Sao chổi.

Thời gian thấm thoát trôi, tôi đã gắn bó với FPT Polytechnic qua nhiều mùa tuyển sinh. Dự định những dấu chân của tôi trong tương lai sẽ là tiếp tục đặt chân đến những trường THPT mà tôi chưa từng đến, mang hình ảnh của khôi Giao duc FPT (FE) ra ngoài một cách ấn tượng và chuyên nghiệp hơn. Tiếp tục đi sâu vào thế giới tâm tư tình cảm của đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp… để có những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa hơn, thiết thực và đi vào lòng người nhiều hơn.

Về chuyên môn, tôi dựa vào kế hoạch dấu chân của đơn vị, tôi sẽ lên kế hoạch về dấu chân riêng, tiếp tục xây dựng chương trình kết nối và dặt dấu chân tại các trường THPT, các Huyện, Quận đoàn để tổ thực hiện các chương trình tư vấn tuyển sinh.

Tôi sẽ tiếp tục chăm sóc và xây dựng mối quan hệ thân thiết với báo chí, các cơ quan truyền thông, hệ thống Đoàn Thanh niên các cấp và Ban giám hiệu các trường THPT các tỉnh thành phía Bắc.

Về truyền thông hình ảnh, tôi tiếp tục ghi dấu chân tại chuyên mục “Thử thách của Anh Gió” trên Hoa Học Trò do FPT Polytechnic tai trơ. Ngoai ra tôi tham gia công tac MC cho VTV2 va HN1 đê hoc hoi truyên thông chuyên nghiêp va đưa hinh anh cua FPT Poly đên vơi nhiêu ban tre hơn nưa.

Những bước chân của tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng phòng Công tác sinh viên FPoly tổ chức những event, Games show… bổ ích, thiết thực cho sinh viên.

Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “… Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là mong muốn một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…

Hiện nay ở FPT có khá nhiều nhân viên, thâm chí nhiều lãnh đạo lười biếng. Tinh thần hi sinh lợi ích riêng để góp sức cho tập thể ngày càng ít đi. Chúng ta cần tâm niệm ở bất kì vị trí nào, lứa tuổi nào, công ty thành viên nào cũng cần phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để góp vào thành công chung của đơn vị. Tuy nhiên theo tôi, sự chăm chỉ là điều kiện cho thành công chứ không phải là điều kiện đủ bởi ngoài sự chăm chỉ, con người cần niềm tin, sự sáng tạo, trí óc, các kĩ năng mềm… để cống hiến được nhiều hơn.

Và còn nhiều, rất nhiều dự định nữa của tôi sẽ thực hiện trong năm nay, tôi mong rằng đơn vị tôi đang công tác sẽ là bệ phóng tuyệt vời cho những

  • tưởng đôi khi là điên rồ của tôi. “Đừng dừng lại” và “Không ngừng bước tới” sẽ là kim chỉ nam cho hành động của tôi trong tương lai.

FPT có như ngày hôm nay một phần quan trọng nhờ văn hoá và con đường phía trước của tôi là truyền niềm đam mê văn hoá đó tới các bạn trẻ mà tương lai và thành công của họ sẽ gắn với FPT.

Xin cảm ơn các anh chị đã đồng hành và chia sẻ những ước mơ của tôi!

 

Lễ Tốt nghiệp

Nguyễn Thị Trang

FPoly HN

Ai trong đời từng đi học đều mong chờ Lễ Tốt nghiệp của cuộc đời mình – minh chứng cho sự trưởng thành và thành công của con người bước sang một giai đoạn mới. Tôi đã qua cái tuổi cắp sách tới trường nhưng vẫn mong chờ và hồi hộp vô cùng trong ngày lễ tốt nghiệp của sinh viên. Tại FPT-Polytechnic ngôi trường mới thân thương đã gắn bó 3 năm nay kể từ ngày tạm chia tay FU Detech, tôi đã được dự 4 buổi Lễ Tốt nghiệp của sinh viên. Và tôi đều nhớ như in những cảm xúc của mình, bởi nơi đó tôi nhìn thấy những sinh viên của chúng tôi trưởng thành và hạnh phúc, những giây phút sát cánh cùng đồng nghiệp trong niềm tự hào xen lẫn xúc động…

Ngày 8/6/2013, Lễ Tốt nghiệp của 70 sinh viên đầu tiên của Khóa 6. Trong một ngày mùa hè nắng đẹp, chúng tôi đến rất sớm để thử những bộ đồ “Giáo sư”, các em sinh viên đã đến từ 7h sáng, đây là lứa sinh viên đầu tiên của FPoly – những “chiến binh” dũng cảm và kiên trì đi cùng FPoly trong những ngày đầu, các em tri ân chúng tôi, và chúng tôi tri ân các em vì điều đó. Người trao bằng và vắt giải mũ cho các em là thầy Hiệu trưởng ĐH FPT

  • Lê Trường Tùng và Giám đốc FPT Việt Nam – TS. Đàm Quang Minh. Chúng tôi vô cùng tự hào vì các em chưa tốt nghiệp mà có tới 50% em đã có việc làm đúng chuyên ngành.

Nhà văn hóa Học sinh sinh viên 37 Trần Bình Trọng được phủ gần kín, tôi đã nhanh chóng xin cho các sinh viên khóa mới được tham dự,và sau buổi lễ tôi nhận được những message cảm ơn và quyết tâm của các em, và từ đó mỗi lần có lễ tốt nghiệp tôi đều xin cho sinh viên khóa mới đi làm khán giả, tôi biết các em ao ước được mặc chiếc áo cử nhân, tôi biết các em ước mình được đứng trên sân khấu và tôi nhìn thấy sự thay đổi trong các em… đó cũng là cách tôi gieo cho các em ước mơ.

Ngày 16/11/2013, Lễ Tốt nghiệp đợt hai của 64 sinh viên khóa 7.2 diễn ra tại nhà A3 Đại học sân khấu điện ảnh, Mai Dịch- Hà Nội. Tôi cũng hồi hộp như “lần đầu” vậy. Đặc biệt, ngoài anh Đàm Quang Minh ra còn có sự xuất hiện của nữ hiệu phó TS. Nguyễn Kim Ánh – người lãnh đạo giản dị và sắc sảo của FU. Cơ hội hiếm có được gặp chị trong cánh gà thử đồ, tôi

phải xin ngay đổi giáo trình cho môn học, phải là “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” không thể là quyển khác, và bây giờ yêu cầu đó đã được chị duyệt.

Buổi lễ diễn ra trang trọng và ý nghĩa, ngồi trên sân khấu hơn 3 tiếng đồng hồ nhưng chúng tôi không hề thấy mỏi mệt, nhìn những gương mặt rạng ngời của các em, tôi lại nở nụ cười, thành công nhé các em!

Ngày 9/3/2014, Lễ Tốt nghiệp Đợt I năm 2014 bắt đầu với 182 sinh viên khóa 7.3. Địa điểm quen thuộc vẫn là Đại học Sân khấu điện ảnh. Đây là buổi lễ có lẽ mang nhiều cảm xúc nhất.Chúng tôi vẫn cười với các em, nhưng mọi người vẫn có nỗi niềm luyến tiếc, ở dưới khán đài người sáng lập là FPoly TS. Đàm Quang Minh lần này không vắt giải mũ, anh ngồi trầm ngâm dưới hàng ghế khách mời, vì mấy ngày trước anh đã quyết định rời xa FPT để đi miền đất mới. Văng vẳng bên tai tôi là câu nói của triết gia người Mỹ trong bài phát biểu tổng kết buổi lễ: “Người hạnh phúc là người trải qua nhiều cung bậc khác nhau của cảm xúc…”

Thứ 6 ngày 25/7/2014 một sự kiện lớn được hàng trăm sinh viên mong chờ đã diễn ra tại địa điểm Đại học Sân khấu điện ảnh: Lễ Tốt nghiệp của 232 sinh viên khóa 8.1. Tôi gọi là sự kiện lớn bởi vì đây là Lễ Tốt nghiệp mà tôi quá ấn tượng. Trường Đại học FPT quyết định chỉ cho tổ chức Lễ Tốt nghiệp một năm một lần tại một cơ sở, và đồng nghĩa là các em phải chờ sang năm hoặc vào Nam dự lễ. Sinh viên Poly cùng chúng tôi “nổi dậy” đấu tranh xin được có Lễ Tốt nghiệp đợt này. Các em dùng diễn đàn Facebook của trường để “tấn công”, từ khóc lóc nỉ non, cầu xin, đưa ra các phương án giải quyết đến đe dọa “đốt trường”, gặp báo chí bêu riếu đã làm nên một làn sóng chống đối mạnh mẽ. Trước kỳ tuyển sinh nhạy cảm đang tới gần, cộng với sự đồng cảm với tâm nguyện của các em, cuối cùng buổi lễ cũng diễn ra. Tôi vẫn nhớ cậu học trò già cầm đầu vụ “nổi dậy” này là Nguyễn Mạnh Hùng, em đã đi làm ở Sài Gòn những vẫn về dự lễ, việc ra trường được với em là một sự nỗ lực rất lớn và tôi biết em yêu trường vô cùng, cuối buổi em gọi tôi lại chỉ để chào tôi để vào Nam, tôi chúc em thành công…

Ngoài trời nắng lên rất cao… báo hiệu một con đường đầy ánh sáng sẽ đến….

Hà Nội ngày 29/9/2014

Khi ký ức quay về là khi tương lai đang rộng mở

Tống Đình Quang

FPT Jetking HCM

“Ngày buồn…tháng nhớ…năm thương

Sài Gòn đã vào mùa mưa, những cơn mưa bất chợt luôn làm cho con người ta có được cái cảm giác lâng lâng bồi hồi khi nhớ lại những kí ức đã qua. Tôi cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, mưa đến làm trong tôi xuất hiện những cảm xúc khó tả khi chợt nhớ đến quãng thời gian mà tôi công tác tại đơn vị.

1 năm 4 tháng trước…

Tôi đến với Jetking vào một ngày đẹp trời đầu tháng 2/2012. Những gì tôi có thể mô tả khi nói về ngày làm việc đầu tiên tại đây là hai từ “bất ngờ”. Bạn có biết tại sao lại bất ngờ không? Vì những gì tôi hình dung ở nhà trái ngược hoàn toàn trước mắt. Tôi kể cho bạn nghe nhé, trí tưởng tượng trong tôi là một căn phòng hoành tráng khang trang và được đón tiếp nồng hậu ngay khi đến cửa, những nụ cười xinh tươi rạng rỡ từ các bạn đồng nghiệp tương lai, một chỗ ngồi thật êm và đẹp với view tuyệt mỹ nhìn ra dòng kênh nước đen thơ mộng, cuối cùng là sự hướng dẫn công việc nhiệt tình của những anh chị đi trước. Tôi chỉ tưởng tượng có thế, có quá tham lam không nhỉ vì theo lời giới thiệu của chị Kiều và bạn Duyên “lành” ở Đại học FPT thì Jetking là một đơn vị mới thành lập, khi đến đây tôi sẽ được làm việc trong một môi trường chu đáo và chuyên nghiệp nhất.

  • thì cũng đúng thiệt, bây giờ ngày 14/6/2013 hiện tại thì Jetking rất chuyên nghiệp và phong cách nhất khối giáo dục FPT rồi, còn cái ngày đầu tháng 2 lúc ấy thì sao, bạn có thể tưởng tượng được 8h tôi vào làm mà tìm mãi không thấy phòng làm việc đâu cả, hỏi chú bảo vệ thì chú ấy nói ở lầu 1 nhưng lên đến lầu 1 thì âm u lạnh lẽo không một bóng người, tất cả các cửa phòng đều khóa, gạch đá ngổn ngang, đâu đó còn nghe văng vẳng mùi ẩm mốc từ những vách tường lâu năm, mùi hơi gián bốc ra từ những chiếc toilet cũ kỹ phủ kín màng nhện khiến tôi tưởng mình đang ở trong một ngôi nhà

ma đúng nghĩa của những bộ phim kinh dị đến rợn người của Thái Lan hay Hàn Quốc. Nhưng tôi vẫn là người bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó mà, đảo mấy vòng không thấy nơi nào có tín hiệu là nơi làm việc cả tôi bèn đi xuống hỏi lại chú bảo vệ thêm một lần nữa. Lần này chú ấy nói phòng làm việc trên đó và sếp của tôi là anh Hà sắp vào rồi, ngồi đợi một lát nữa thôi. Các bạn có thấy điên đầu không, một nơi chuyên nghiệp mà như thế à, phòng không một bóng người đã thế lại giống trong phim ma nữa chứ nhưng bình tĩnh thì cũng phải bình tĩnh đến cùng chứ, sao lại từ bình tĩnh mà chuyển sang mất bình tĩnh được.

Khoảng 8h30 sếp Hà của tôi cũng đã đến và đi cùng anh Lĩnh, sau này là giảng viên của trường, tôi gặp hai anh bắt tay chào hỏi rất đúng phong cách giao tiếp của tôi thường ngày nhưng anh ấy lại khiến tôi đã bất ngờ nay còn bất ngờ hơn bằng một câu nói: Ủa, em là ai? Sao anh không biết hôm nay có người mới, anh đâu có nghe ai nói là sẽ tuyển người mới đâu? Nói đến đây chắc các bạn đọc câu chuyện này đang nghĩ đến một kịch bản lừa đảo của một công ty nào đó đúng không? Tôi chắc hẳn 80% trong số các bạn ở trong trường hợp như tôi đều nghĩ vậy. Nhưng tôi có gì đâu nè, trên răng (mà cũng không phải là răng thật), dưới dép (thật ra là đôi giày đã mang được 2 năm) chứ có tài sản gì quý giá đâu. Có chăng cái quý giá nhất ở đây đó chính là đời trai gần 30 năm còn độc thân của tôi mà thôi, mà có ai lại đi thèm cái đời trai này chứ, nếu trước mặt là 2 người phụ nữ thì không nói làm gì đằng này là hai gã moi thận đem đi bán chắc (nói vui cho các bạn cười chơi thôi chứ lúc đó tôi chẳng nghĩ gì cả).

Tôi theo 2 anh lên phòng, sau màn giới thiệu và nói chuyện xã giao, anh Hà bắt đầu đưa cho tôi một đống tài liệu nói về Jetking, thế là tôi miên man đọc từ sáng đến chiều thậm chí là đến tối luôn. Những nghi ngờ trong tôi bây giờ đã có lời giải, tôi biết và hiểu mình sẽ phải làm gì trong những ngày sắp tới để xây dựng đống đổ nát này thành một hình ảnh khang trang đúng như trong trí tưởng tượng của tôi.

Người thứ ba…

Cho đến bây giờ tôi vẫn còn tự hào về điều này, tôi là người thứ ba có mặt tại đây, là một trong những người đầu tiên có mặt tại đơn vị từ những ngày đầu tiên chỉ sau sếp Hà và anh Lĩnh. Kể cũng lạ, vị trí của tôi là mar-

keting trong khi tôi hoàn toàn không có kiến thức gì về marketing cả, tôi cảm thấy hoang mang khi nhận công việc này, tôi phải làm sao? Tôi sẽ phải làm những gì? Có ai chỉ cho tôi cách làm không? Mọi câu hỏi dồn dập xoay vòng trong tâm trí tôi trong những tháng đầu tiên làm việc tại đây. Chuyên ngành của tôi thực ra là tiếng Anh thương mại, sau khi ra trường, tôi có thời gian đi nghĩa vụ quân sự rồi về làm cho một công ty giáo dục ở vị trí biên dịch tiếng Anh. Kinh nghiệm của tôi chỉ có thế, hoàn toàn không có chút kiến thức gì về marketing cả, thế nên bây giờ tôi đã trở thành một nhân viên marketing thực thụ khiến tôi cũng không thể ngờ vì điều này. Người ta thường nói “thành công hay không chính là từ suy nghĩ của bạn”, tôi không khẳng định là mình thành công nhưng tôi có niềm tin và luôn lắng nghe học hỏi mọi thứ hằng ngày từ bất kì ai.

Jetking bây giờ và 2 năm sau

Trong cuộc sống nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó thì bạn cần đặt ra cho mình một kế hoạch dài hạn thậm chí là lập kế hoạch cho cả cuộc đời. Tôi cũng thế, cũng đặt cho mình một kế hoạch trong cuộc sống này nhưng đến với Jetking tôi muốn đặt ra cho mình một kế hoạch ngắn hạn từng giai đoạn một, cụ thể là 2 năm một lần. Trong 3 năm đầu tôi hy vọng sẽ chung tay cùng với các đồng nghiệp xây dựng một Jetking thật lớn mạnh có một nền tảng vững chắc để có thể tồn tại và phát triển. Là một đơn vị mới nên lúc nào cũng gặp phải những khó khăn nhất định nhưng cuộc sống là thế, phải có chông gai khó khăn thì bạn mới biết mình là ai, mình đang ở vị trí nào, đúng không các bạn?

Tôi có một thuận lợi rất lớn khi làm việc ở đây, đó chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tôi được làm trong một môi trường chuyên nghiệp với cơ sở vật chất rất hiện đại, cảnh quan nơi làm việc rất thoáng mát hữu tình nằm kế bờ kênh thoáng mát lộng gió. Nhà tôi cũng nằm rất gần trường với chỉ 5 phút đi xe nên không bao giờ gặp phải tình cảnh kẹt xe hay đi trễ giờ. Các bạn đồng nghiệp thì luôn nhiệt tình giúp đỡ và vui vẻ hòa đồng thương yêu lẫn nhau như những người anh em trong gia đình. Tất cả mọi thứ đều quá tuyệt phải không các bạn, nếu ở vị trí các bạn mà có được tất cả những thuận lợi như vậy thì các bạn sẽ suy nghĩ như thế nào, chắc hẳn mọi người sẽ viết bài sử ký này dài hơn tôi đến mấy trang phải không?

Hy vọng tất cả sẽ tốt đẹp, Jetking 2015 sẽ là một đơn vị đào tạo có chất lượng với hàng trăm sinh viên theo học. Tôi đang mơ đấy các bạn vì tôi mới vừa thức dậy mà, ừ thì tôi cứ mơ đi, ngày nào cũng mơ được như vậy cũng tốt chứ có tổn hại đến sức khỏe đâu, có ai mà đi đánh thuế giấc mơ của bạn cơ chứ. Nhưng tôi thích được đánh thuế đấy các bạn à, được đánh thuế vào ngày này 2 năm nữa, ngày mà tôi sẽ…

 

Nghề Giáo viên quản nhiệm

Trần Vũ Quang

FU HL / Fshool

Năm 2013 Trường THPT FPT (FSchool) được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời một nghề hoàn toàn mới tại FPT: Nghề Giáo viên quản nhiệm. Xin được viết về họ, những người đang ngày ngày thầm lặng thực hiện công việc của mình.

Tầm quan trọng

Cuộc sống của học sinh (thuộc nhóm tam quỷ) tại ký túc xá là một mảng được xác định là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nơi đây là trường học lớn của học sinh để hình thành nhân cách và thái độ sống, thái độ học tập của bản thân các em với xã hội.

Trong 1 tuần học sinh ở trường 5/7 ngày, trong 5 ngày học đó thì thời gian của học sinh ở ký túc xá là 16/24 giờ. Mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình học tại Trường phần lớn sẽ hình thành từ cuộc sống ngoài giảng đường này. Đây là môi trường chẳng bao giờ có bằng tốt nghiệp nhưng lại góp phần quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người sau này.

Kỹ năng sống tập thể gồm khả năng thích nghi, cách giải quyết mâu thuẫn, tôn trọng cá nhân và tập thể, hy sinh, giúp đỡ, chân thành, đồng đội,… là điều tạo nên sự khác biệt của FSchool với các môi trường học tập khác. Học sinh ở nội trú sẽ trưởng thành sớm hơn, tự lập sớm hơn với chúng bạn cùng trang lứa.

Do vậy, Nhà trường xác định Giáo viên quản nhiệm cũng là các thầy cô giáo. Các thầy cô sẽ dạy cho các em kỹ năng sống một cách trực quan và cụ thể nhất. Sẽ không có các giờ lý thuyết mà chủ yếu là những hành vi, những lời nói và quan điểm của các thầy cô hàng ngày với các em, thông qua đó sẽ là những tấm gương cho các em học tập.

Giáo dục bằng “Nhân tâm” chính là sự kỳ vọng của gia đình học sinh và Nhà trường vào các thầy cô.

Những phẩm chất cần có của giáo viên quản nhiệm “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của một người hay một vật”.

Vậy để trở thành một người làm giáo dục, một người thầy, người cô thì cần những phẩm chất gì?

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Giáo viên quản nhiệm chẳng dạy chữ (kiến thức) cũng chẳng dạy nghề mà dạy cái đầu tiên của sự học đó là “Lễ”. Trường học của học sinh là khu ở (ký túc xá), bài học của các em là những tình huống thực tế diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Học sinh được “làm bài tập” trước khi học “lời giải” cho những tình huống đó. Chính vì thế, Giáo viên quản nhiệm không bao giờ là “cái máy dạy”, sẽ không có chuyện lên lớp cho hết giờ là được, sẽ chẳng bao giờ nói “mặc kệ học sinh muốn học thế nào thì học”. Hơn ai hết, Giáo viên quản nhiệm phải thấm nhuần và luôn thể hiện những phẩm chất vốn quý của nghề giáo:

  • Lòng thương yêu học sinh: đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên. Không thương yêu các em, thương yêu thế hệ trẻ làm sao có thể tận tâm tận lức uốn nắn các em từng chút một hết ngày này qua tháng khác?
  • Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên vừa là người thầy/cô vừa là người bạn thân thiết của học sinh. Giáo viên phải là tấm gương sáng soi chiếu vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của các em, giáo dục và rèn luyện thói quen tốt cho các em.
  • Lòng yêu nghề: luôn tìm cách tiếp cận, phương pháp, kỹ năng để đảm bảo hiểu và chia sẻ được với học sinh, đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý, giáo dục lối sống. Biết lo lắng, thông cảm, chủ động tìm ra cách giải quyết nhứng vấn đề. Chỉ có lòng yêu nghề và tình yêu thế hệ trẻ mới tạo được động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua những khó khăn trong công việc. Thực hiện tốt chức năng “kỹ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao và niềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Ngoài ra, Giáo viên quản nhiệm phải là người khiêm tốn, giản dị, chan hòa gần gũi – đoàn kết với mọi người (đồng nghiệp, cộng sự), sẵn sàng giúp đỡ mọi người, “rèn chí – luyện thân – chuyên cần – kỷ luật”, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Trong thực tế hiện nay đang dần mất đi những nhà giáo “hai trong một” dạy cả “Lễ” lẫn “Văn”. Nhiều thầy cô chỉ thích dạy những học sinh đã có “Lễ” hoặc có những thầy cô lại lờ đi chữ “Lễ” mà chỉ tập trung vào dạy “Văn”. Từ chối hoặc tỏ ra ngao ngán những lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm; than phiền và tỏ ra bất lực trước những trò nghịch ngợm quậy phá của lũ học trò mà không nghĩ rằng “đức dục” cũng là một phần của sự nghiệp “trồng người”.

Vậy ai sẽ là người dạy “Lễ” cho các em học sinh? Chính là các thầy/ cô giáo quản nhiệm, những người sẵn sàng làm những việc vất vả và khó khăn, những người đủ tâm huyết và kiên trì để uốn nắn, rèn rũa các em. Giáo viên quản nhiệm cũng là những người thầy đủ lạnh lùng để dạy cho các em những bài học về sự “trả giá” rồi sau đó lại vỗ về động viên các em với sự bao dung chia sẻ. Những điều này chính là sứ mệnh của các thầy/cô Giáo viên quản nhiệm tại Trường Phổ thông FPT.

 

FPT CON ĐƯỜNG TÔI ĐÃ CHỌN

Nguyễn Xuân Biên

FU ĐN

Có bao giờ bạn nghĩ về con đường mà mình đã chọn chưa? Còn tôi 2010 bước vào FPT, chỉ mới có 3 năm gắn bó với nó thôi nhưng dường như đã làm cho tôi có một tình cảm với nó. FPT là ngôi nhà thứ hai cho tôi cống hiến và đó là nơi ươm mầm cho sự nghiệp của tôi.

Tốt nghiệp Đại Học Thể Dục Thể Thao Đà Nẵng, tôi có cơ hội được tham gia vào tập đoàn FPT ngày 1 tháng 10 năm 2010 do võ sư Trần Quốc Dũng ở Hội Vovinam Đà Nẵng giới thiệu, tham gia giảng dạy bộ môn Vovinam của trường Đại học PFT Đà Nẵng. Là một giảng viên , cuộc sống hàng ngày vất vả như bao nhiêu người làm công ăn lương khác nhưng tôi vẫn phấn đấu và cố gắng để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà mình được giao. Cùng với sự lớn mạnh với tập đoàn FPT, tôi không ngừng phấn đấu, giảng dạy đem những kiến thức của mình có truyền lại cho các em sinh viên, góp phần làm phát triển mạnh mẽ bộ mô Vovinam Việt Võ Đạo trong FPT. Theo tinh thần của con nhà võ đó là quy luật vay trả ngày xưa mình được các thầy tận tình chỉ dạy, truyền đạt lại tất cả các thế võ quý báu, những gì mà các thầy tâm huyết nhất. Nay với cương vị là một giảng viên, là một người thầy tôi đã cố gắng truyền đạt những gì mà mình có để giúp các em sinh viên vừa có một thể lực khỏe mạnh, đồng thời có những kiến thức chuyên sâu về võ thuật, giúp các em khi ra trường xứng đáng là một môn sinh của Vovinam – Việt Võ Đạo.

FPT là mảnh đất màu mỡ giúp tôi phát triển được mơ ước của tôi là thực hiên được nhiệm vụ xây dựng thế hệ thanh niên việt võ đạo, phát triển môn phái Vovinam- Việt Võ Đạo ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc và bạn bè quốc tế. Đặc biệt là đưa Vovinam đến tầng lớp học sinh sinh viên, đây là tầng lớp trí thức trong xã hội. Với mong muốn cải thiện sức khỏe để con người có khả năng tự vệ hữu hiệu và thể lực sung mãn và chiến đấu tốt khi Tổ Quốc cần. Tôi, bản thân là một thầy giáo dạy võ nên khi bước chân vào FPT vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Từ cách sử dụng máy tính đến văn hóa giao tiếp của người FPT. Trải qua gần một năm là viêc tại FPT với sự nỗ lực cứu lấy bản thân cùng với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà trường đã

tổ chức các lớp học tân binh. Để cho những tân binh mới như tôi có cơ hội được hỏi, những kinh nghiệm của những đàn anh đã đi trước và hiểu hơn về văn hóa FPT, FPT đã tổ chức những ngày hội làng hằng năm vào những ngày đầu xuân. Qua đó đã tái hiện lại được các phong tục truyền thống tốt mà ông cha ta đã để lại, bên cạnh đó còn có các trò chơi dân gian mua vui như trèo cột mỡ, đi cầu khỉ. Để cầu cho một năm làm viêc thật thành công và nhiêu may mắn, bình an. Khi bước chân vào đại gia đình FPT tôi không thật sự rành khi sử dụng máy tính và các công nghệ hiện đại của tập đoàn FPT. Được đứng trong hàng ngũ của FPT như là một cơ hội tốt để tôi có thêm điều kiện học thêm rất nhiều từ các đồng nghiệp. Sếp của tôi là người rất chu đáo, thầy đã tổ chức các lớp về tiếng Anh, Tin học để cho những người thầy giáo bấc đắc dĩ như chị Xuân và Chị Thu. Qua những lớp học như vậy thì tôi và các đồng có cơ hội tiếp xúc trao đổi với nhau có cơ hội hiểu nhau nhiều hơn làm việc phối hợp với nhau ăn ý hơn trong công việc, hiểu sau thêm các công nghệ hiện đại để phục vụ tốt cho công việc cũng như cuộc sống của chúng tôi. Bên cạnh đó đây cũng là nơi thể hiện tình cảm, thể hiện lòng nhân ái bằng việc lấy ngày 13 hằng tháng giáo viên trong FPT, dùng tiền ăn sáng bỏ vào Quỹ Tiết thực, để ủng hộ những vùng sâu vùng xa, giúp các em học sinh nghèo vượt khó. Ngày đó là Ngày FPT sống vì cộng đồng.

Đại gia đình FPT cho tôi cơ hội được thể hiện những gì mình có, phát huy những sở trường của bản thân, đồng thời cải thiện những thiếu sót mà mình đang mắc phải. Bên cạnh đó, đây là nơi tôi học hỏi những kinh nghiệm của các thầy cô, các đàn anh đàn chị đi trước. Tôi hạnh phúc và vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ cán bộ giáo viên của trường. Tôi hứa sẽ cống hiến hết mình những gì mình có, nhằm đưa FPT ngày một đi lên và thêm vững mạnh theo thời gian. Cảm ơn các vị lãnh đạo của FPT đã cho tôi cơ hội để được góp sức mình xây dựng tập đoàn FPT trở thành một trong những tập đứng hàng đầu, sánh vai với bạn bè quốc tế.

22. VỀ FPT-APTECH (Xem chi tiết)

Người can đảm

20. NGƯỜI CAN ĐẢM

Đặng Thị Minh Thuyết

FUHCM

Nỗi sợ sinh ra cùng với con người. Nỗi sợ hình thành, lớn lên bên trong họ và cuối cùng là chết đi khi họ từ giã cuộc đời. Không có ai là không có nỗi sợ. Những người trèo quá cao sẽ sợ một ngày phải rơi xuống, những người ở quá thấp sẽ sợ không có ngày ở trên cao; những người đi qua xá sẽ sợ không thấy được bến bờ và những người mãi ở bến bờ sẽ sợ chẳng có ngày ra được đại dương. Tôi đã sống hơn nửa cuộc đời, đã chứng kiến không biết bao nhiêu nỗi sợ: nỗi sợ của mình và của những người xung quanh. Nhưng mãi đến khi làm giáo viên ở FPT tôi mới hiểu ra rằng, cái nỗi sợ lớn nhất của các em sinh viên chính là nỗi sợ phải phí hoài tuổi thanh xuân, là sợ một hôm nào đó nghĩ lại thì thấy mình đã tuột lại phía sau bè bạn. Tuổi thanh xuân là quãng đường đẹp nhất của cuộc đua mang tên “thời gian”. Nó giống như một bầu trời xanh ươm đầy những kí ức, những khát khao và ước mơ của thời thanh niên nhưng có đẹp hơn đi chăng nữa, có xanh hơn đi chăng nữa, tuổi thanh xuân rồi cũng sẽ trôi đi và mãi mãi không quay trở lại. Có phải ai đang thanh xuân cũng sợ điều này hay không? Sợ thời gian như một nắm cát trôi qua kẽ tay, không thể níu giữ được?

Một ngày đi dạy về, tôi nhận được email lạ. Tên em nghe rất quen, và em cũng đã giới thiệu mình là một học sinh cũ mà tôi đã từng dạy trong trường. Điều này cũng chỉ là một điều rất đỗi bình thường nếu tôi không bất giác gợi nhớ trong mình hình ảnh của em hai năm về trước: một chàng trai sinh viên ngỗ ngược, lại không chịu hợp tác cùng giáo viên và các bạn, lại không chịu học tiếng Anh vì căn bản em không thể nói, nghe và thậm chí là không một chút hiểu biết gì về tiếng Anh. Nhưng đọc xong email, một email bằng tiếng Anh (dù em biết em đang viết sai ngữ pháp, cấu trúc) tôi lại cảm thấy rất bất ngờ, hay phải nói là bất ngờ đến nỗi mắt tôi rơm rơm nước. Em kể cho tôi rằng sau một thời gian tạm ngưng học tập, em đã quay trở lại, tuy phải học 4 lần Summit 1, phải là một cậu sinh viên khóa 6 học cùng với đàn em khóa 8 nhưng em đã vượt qua kì thi này bằng chính quyết tâm và nỗ lực của bản thân. Tôi ngẫm lại, bốn lần học ấy đối với người khác có lẽ cũng chỉ là một chuyện buồn đáng để bỏ qua, nhưng đối với với một chàng thanh niên đang

khao khát được học lên chuyên ngành, đó mới thực sự là một rào chắn, là một thử thách quá khó khăn. Cuối thư, em còn nhấn mạnh với tôi rằng em chỉ muốn học Summit 2 một lần thôi. Một lần thôi. Không có lần thứ hai. Vì thế em nhờ tôi hướng dẫn em cách học để em có thể theo kịp chương trình cũng như nâng cao trình độ bản thân.

Tôi và em hẹn gặp nhau ở thư viện. Lúc đó tôi chỉ cho em các phương pháp học, tận dụng triệt để kiến thức trong coursebook, workbook, super-CD… để làm nguồn tư liệu mà tự luyện và ôn tập cho các kì thi. Nhìn thấy em hứng khởi, còn nhiệt tình hỏi tôi hết câu này đến câu khác, trong lòng tôi cảm thấy vui lắm. Vui vì nhìn thấy cậu học trò lười biếng năm nào giờ đã thể hiện sự quyết tâm, nghiêm túc trong việc học. Em thậm chí còn tự lên một thời khóa biểu riêng, rồi còn xin tôi một số đề writing để luyện viết ở nhà. Em nói sẽ cố gắng hết sức để viết hết tất cả, rồi gửi cho tôi và chú ý đến lỗi tôi sửa cho em. Mà không phải là em nói suông đâu, em nói sẽ làm được và cái “làm được” của em nhiều lúc khiến tôi khâm phục lắm. Tuy việc học ở trường khá nặng nhưng em vẫn kiên trì gửi cho tôi hết bài này đến bài khác. Tôi sửa bài chỉ tốn một chút ít thời gian mà cũng không tài nào sửa cho hết, chỉ có thể thu xếp công việc để giúp em vì đối với tôi, nhìn thấy qua từng bài, từ bài ngắn đến bài dài, từ đề dễ đến đề khó mà chất lượng bài viết của em ngày một hoàn thiện, câu cú, ngữ pháp đều chính xác rõ ràng thì đối với tôi, đó là một niềm vui khó mà cầu được trong cuộc sống. Em còn hay hỏi tôi những điểm ngữ pháp trong sách mà ít sinh viên nào chịu mày mò nghiên cứu. Có những hôm em bỏ ăn cơm trưa chỉ để chờ tôi dạy xong và hỏi một vài điều em vẫn còn đang thắc mắc.

Vài tuần sau, do trình độ của em đã khá lên rất nhiều nên các email trao đổi cũng thưa dần. Nhưng lâu lâu tôi lại nhận được một vài thư của em, trong đó em hay kể em đã làm thuyết trình tốt như thế nào, rồi em đã cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước lớp nói tiếng Anh. Em nói rằng bây giờ em rất yêu thích bộ môn này, cảm thấy nó như là một người bạn rất cần thiết trong cuộc sống, nhờ có nó mà em có thể dễ dàng hòa nhập hơn, dễ dàng hợp tác hơn và không còn cảm thấy tự ti so với các bạn bè cùng lớp khác.

Với một tinh thần học tập như thế, tôi tin rằng em sẽ thành công, tôi tin chắc là như vậy. Cuối cùng khi nhận được kết quả Summit 2 thì em đã gửi mail liền cho tôi và thông báo “Em qua được Summit 2 rồi cô. Em cám ơn cô”. Chỉ có mấy chữ vỏn vẹn thôi mà đã khiến tôi xúc động đến bật khóc.

Tôi là một người sống có một chút khô khan, có một chút khó lay động nhưng chính ý chí, quyết tâm vượt qua thử thách của em, chính “trái ngọt” mà em đã gặt hái sau mấy tháng gieo trồng vừa qua đã khiến tôi hạnh phúc lắm. Tôi hạnh phúc cho em, vì ước mơ của em đã đến, con đường mới đã mở ra cho em, một con đường thật thú vị và thật nhiều cơ hội. Tôi cũng hạnh phúc cho chính mình. Tôi hạnh phúc vì mười mấy năm trước đã chọn trở thành một người giáo viên, đã chọn để trở thành một người đưa đò thầm lặng, để có thể góp một chút ít nào đó vào thành công của học trò mình. Đối với người khác, thành công của em cũng chỉ qua là một giọt nước giữa biết bao thành công khác, nhưng đối với em và cả tôi, chỉ cần một giọt nước thôi cũng đủ xây thành biển cả: biển cả của tri thức, và cũng là biển cả của một tinh thần cầu tiến rất đáng trân trọng.

Tôi còn nhớ mãi bài viết đầu tiên em gửi cho tôi, với đề bài: “Nỗi sợ chính là nguyên nhân giết chết niềm khát khao của con người”. Em trả lời rằng nỗi sợ không thể giết chết ước mơ của em bởi lẽ ước mơ cũng chính là được ươm mầm từ những nỗi sợ. Người can đảm nhất không phải là người không có nỗi sợ, mà là người biết vượt qua nỗi sợ của chính mình. Em có nỗi sợ, nỗi sợ đi chậm lại, nỗi sợ phí hoài tuổi trẻ nhưng em đã biết cách vượt qua nó, biết cách biến nỗi sợ thành nguồn động lực lớn lao để phấn đấu trong cuộc sống và cuối cùng em đã chiến thắng được nỗi sợ của chính mình. Ở tương lai nào đó, em sẽ lại có những nỗi sợ khác, những nỗi sợ của công việc, của nhu cầu cơm áo gạo tiền nhưng tôi tin rằng, mỗi lần nhìn lại thành công nho nhỏ ngày hôm nay, em sẽ biết phải làm thế nào để tiếp tục chinh phục nỗi sợ và vươn cao, vươn xa trong cuộc sống. Đối với tôi, một cậu học sinh như thế này, chính là một cậu học sinh vô cùng can đảm

Duyên nợ với Nigeria

Vũ Thị Thúy Linh

Nguyên cán bộ khối Phát triển sinh viên quốc tế

Một ngày cuối tháng 8, 2012,

Quyết định gặp anh Nam, mình biết mình sẽ không thể nào cưỡng lại được câu trả lời: “Em sẽ về!” trước những trăn trở của anh dành cho miền đất hứa. Nigeria, mình cũng phải thừa nhận mình có nhiều duyên nợ với đất nước này kể từ 3 năm trước ngày đầu tiên mình chân ướt chân ráo về FU. Quyết định rời xa cũng vì Nigeria, và quyết định trở về cũng vì Nigeria, và thêm vào đấy là cả “nỗi niềm” của anh.

Tháng 10, 2012

Một tháng sau khi trở lại FU, mình và em LinhP khăn gói quả mướp lên đường. Biết là khó, nhưng đúng là điếc thì chẳng bao giờ sợ súng mặc dù thành thật mà nói đã có lúc mình thật sự hoang mang, liệu mình có làm được không khi các anh đều nhất định bảo rằng: để chị em nó đi một mình, lớn rồi, phải biết chiến!

Buổi tối ra sân bay, Vinh bỏ dở bữa tiệc sinh nhật của bà để đưa hai chị em đi. Lo lắng chồng chéo, nhưng vẫn ra dáng chị cả để mọi người yên lòng. Hai chị em cảm thấy được động viên vô cùng khi cả anh Nam và chị Lu cũng ra tận sân bay dặn dò. Anh bảo “Hai chị em đi đi, cố gắng!”

Và mọi chuyện bắt đầu,

Hai chị em quyết chí

Sẽ phải đi Châu Phi

Thiên hạ cứ xầm xì

“Hai đứa này bị hấp!”

 

Chị ống cao ống thấp

Dẫn lối em xông pha

Nào đâu dám la cà

Nigeria thẳng bước

 

Linh Vũ đi phía trước

Dắt Linh Phạm theo sau

Chị em làm mặt ngầu

Khi đến sân bay bạn

Chưa gì đã gặp nạn

Hải quan bạn gọi vào

Bắt phải móc hầu bao

Nộp tiền cho tài liệu

Chị bình tĩnh ra hiệu (1)

Bọn hải quan ăn dày

“Đừng sợ, có chị đây

Sẽ dẹp ngay bọn nó!”

Bạn hải quan xin xỏ

“Có gì cho tao không?”

“Tao chỉ có tấm lòng

Yêu nước mày tha thiết!”

Bạn tò mò muốn biết

“Sao sang đây một mình?”

“Tao sang để tuyển sinh

mang về Việt Nam dạy!”

“Em tao kìa, có thấy,

Hai chị em đi cùng,

Thôi, đừng hỏi lung tung

Và mong mày phạt nhẹ”

Bạn bảo: “Thế này nhé,

Mày ra kia nộp tiền

Thế là tao rất hiền

Với chị em phụ nữ”

Hai chị em ừ hử

Đổi tiền sang Naira

Ôi các bạn thật là

“Cướp” của mình nhiều quá!

Phen này quyết phải hạ

Vài chục cháu Nige

Vét đầy túi mang về

Để hoàn thành target.

(1). Chị cũng sợ cuống quýt, nhưng phải ra vẻ hiên ngang, hic, làm chị khổ thế.

Target chưa thấy đâu, chỉ thấy hai mươi ngày ở Châu Phi hai chị em mình như sống qua hàng thế kỷ với bao nhiêu “biến cố” mà đời mình (làm như đã sống lâu lắm rồi ấy) chưa bao giờ gặp phải.

Tháng 6, 2013

Giờ đây, khi ngồi viết lại những dòng này, mình biết mình đã gần như thất bại khi trông đợi vào những kỳ vọng từ chuyến đi trước, target cả năm đã phải điều chỉnh vào giữa năm. Cảm ơn anh Nam, anh Minh “pếu”, và các em đã luôn động viên và chia lửa cùng em và phòng TSQT. Em Linh đã viết sử ký ngược cho tương lai, tiên liệu vài nghìn năm nữa FU sẽ có thêm nhiều màu da, nhiều tiếng nói mới. Em kiểm tra lại sử ký ngược, chính xác là bao nhiêu ngày nữa mình có đủ thứ tiếng líu lo ở trường vậy em?

8 tháng sau khi trở lại FU, mọi thứ đã thay đổi với mức độ chóng mặt đúng kiểu của toàn cầu hoá. Từ một phòng bé tí với chức năng là “một bình bông đẹp” trang trí cho FU, ICD giờ đây đã biến thành FIA với cả tá viện sĩ. Anh Nam từ việc nhận bàn giao từ anh Minh pếu “một bà đẻ và hai đứa trẻ con”, giờ đây đã thu nạp thêm một đám lâu la vô cùng hiếu chiến. Từ một đơn vị chỉ biết tiêu tiền, giờ đây đã phải ra riêng, phải biết kiếm tiền, phải biết hoàn thành doanh số.

Nhiều trăn trở sẽ còn ở phía trước, nhiều thành công và cả những thất bại sẽ nhận về, nhưng mình biết mình đã đúng khi chọn trở về. Những chuyến đi vẫn đang đợi mình phía trước, sẽ phải đi và sẽ phải học cách để làm việc, để lớn và… để hoàn thành doanh số.

 

Hồi ức một chuyến đi

Vũ Ngọc Trang

Khối Phát triển sinh viên quốc tế

Nó khẽ he hé mắt sau một giấc ngủ mệt nhọc. Xung quanh im lặng như tờ, chỉ nghe thấy gió rì rào từ cửa sổ đằng xa. Trí óc nó nhắc nhở thôi thúc nó phải ngồi dậy nhưng tay chân vẫn nằm im không chịu nhúc nhích, như đang muốn đình công sau một bữa trưa vĩ đại cho gần 100 con người.

Các mảnh trí nhớ bắt đầu rủ nhau quay về trong bộ não mơ màng của nó. Trường đại học, 61 du học sinh Thái Lan, chuyến đi dã ngoại 2 ngày, xe ô tô, nắng và gió ở khu du lịch sinh thái, bữa trưa ồn ào… Giờ thì nó tỉnh hẳn, ngồi dậy, hai tay day day trán cho cơn đau bên trong dịu bớt. Một vài sinh viên Thái Lan cũng đang ngủ trưa, số khác ngồi tán gẫu, thậm chí các cô sinh viên còn tranh thủ trang điểm lại. Nó bật cười thầm, các cô có vẻ quá bận tâm đến nhan sắc ngay cả khi đang ở trong một căn nhà giữa rừng, xung quanh người không nhiều bằng khỉ. Ngay từ những ngày đầu đến đây họ đã luôn như vậy, nhìn nhận và suy nghĩ mọi thứ một cách khác biệt. Nó nhớ lại ngày đầu đón đoàn ở sảnh giảng đường, những sinh viên nước ngoài đầu tiên đặt chân đến trường Đại học FPT với những cái nhìn lạ lẫm, tò mò nhưng không mất đi đặc trưng riêng của xứ xở, một niềm kiêu hãnh khó hiểu. Họ bắt vào cuộc sống mới rất nhanh, bắt đầu học hỏi và khám phá nhưng sự thích nghi không hề dễ dàng, nhất là với các cô gái da trắng. Nó biết được người Thái Lan có 2 màu da, những người có làn da trắng thường là con lai và có cuộc sống khá giả, làn da tối màu nghĩa là bạn thuộc tầng lớp thấp hơn trong xã hội hay còn gọi là tầng lớp bình dân.

Tuy nhiên nó không hề thấy sự liên hệ rõ ràng giữa màu da và cách ứng xử của những con người này. Nó đã từng bắt gặp một cô gái Thái Lan da trắng đang vui vẻ nói chuyện, giúp đỡ một sinh viên Việt Nam, trong khi nhiều cô gái da đen khác lại đứng nhìn với ánh mắt dửng dưng khó hiểu, thậm chí ánh lên vẻ giễu cợt. Nghĩ đến đây nó lại thấy rõ một chân lý: nhìn vào cách 1 con người hành xử ta có thể hiểu được một phần văn hóa, lối sống và đất nước được phản ánh trong đó, cho dù ta chưa hề đặt chân đến mảnh đất đó đi chăng nữa.

Đang mải ngồi suy nghĩ vẩn vơ thì 1 cô gái Thái Lan tiến đến gần chỗ nó. Nó nhận ra cô nàng hay mít ướt của nhóm, với đôi mắt lúc nào cũng long lanh ướt và luôn như đang kiếm tìm một cái gì. Cô nói tiếng Anh khá tốt, luôn hỏi nhưng đôi khi cô thể hiện sự thất vọng, buồn bực trên khuôn mặt. Nó nhẹ nhàng hỏi thăm. Bất ngờ lời cô tuôn một trào như thác lũ, và khuôn mặt cô bắt đầu ửng lên vì khóc. Cô nói cô nhớ nhà, nhớ gia đình, muốn quay về Thái Lan ngay lập tức. Lông mày nó nhíu lại, thấy trong đầu hơi nóng lên một chút. Hình như cô sinh viên không hề để tâm, vẫn đang tiếp tục kể ra mọi nỗi khổ mà cô phải trải qua khi ở Việt Nam, cô bắt đầu so sánh nơi đây với đất nước Thái Lan xinh đẹp tiện nghi và phát triển, với một niềm tha thiết trở lại và kiêu hãnh dân tộc trong từng câu nói. Lúc niềm tự hào của cô dâng cao cũng là lúc niềm tự tôn, hay đúng hơn là tự ái của nó bùng nổ, không kịp suy nghĩ nó cắt ngang lời cô:

  • Sao cô không quay về Thái Lan đi, nếu như cô đã mong muốn đến vậy.
  • Tôi không thể quay về, nếu bỏ về giữa chừng tôi sẽ bị phạt một số tiền rất lớn.
  • Vậy thì hãy tận dụng chuyến đi này, nó sẽ là một trải nghiệm có ích cho cô trong tương lai. Việt Nam có rất nhiều điều thú vị để khám phá, đừng lãng phí cơ hội của mình. Nếu đã không thể quay về thì hãy trở nên mạnh mẽ, chúng tôi có thể sống được trên mảnh đất này không lý nào cô lại không thể.
  • Tôi biết… tôi sẽ cố gắng,… tôi xin lỗi (im lặng 1 lát)
  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy nói với tôi, hoặc các bạn tutors Việt Nam. Nếu có thể giúp được, tôi sẵn sàng giúp cô.

Gương mặt cô giãn ra một chút, cô cám ơn rồi quay đi. Nó thở dài trong lòng, tự nhủ sinh viên bây giờ được bao bọc kỹ càng quá, đầy đủ quá và không biết quý trọng giá trị của cơ hội mà mình có. Nhớ lại lời anh Nguyễn Thành Nam nói về cơ hội và công cuộc toàn cầu hóa mà cả trường đang hướng tới, nó chợt thấy những khóa học và chuyến đi như thế này cần thiết hơn bao giờ hết. Một con chim không thể biết nó có thể bay cao đến nhường nào nếu không sải cánh trên bầu trời xanh. “Nếu mình có cơ hội, mình sẽ cố làm một điều gì đó xứng đáng, và sẽ không bao giờ hối tiếc”, nó nghĩ thầm trong lòng, cảm thấy khoan khoái hơn và bước ra khỏi phòng.

Bên ngoài các hoạt động nhộn nhịp hơn, bầu trời đã bắt đầu dịu mát với

những làn gió trong lành. Đâu đó lác đác vài sinh viên bắt đầu tụ tập lại. Cả đội thống nhất buổi chiều sẽ tổ chức chơi bóng sọt. Nó gọi các em tutors lại và dắt cả bọn ra một bãi đất trống, dàn quân chia đội. Đồng nghiệp đang giúp nó chia quân để thi đấu. Mọi thứ bắt đầu vào guồng hơn khi tất cả cùng hò reo cổ vũ đội bóng sọt. Các sinh viên Thái Lan dường như rất nhiều năng lượng và luôn vui hết mình, nó thích điều đó ở họ. Tuy đôi lúc những tính cách đó gây một áp lực và sự mệt mỏi vô hình. Nó tự nhủ mình cần phải mạnh mẽ nhiều hơn nữa.

Buổi tối, sau một trận đấu bóng vui vẻ mệt nhoài, ai cũng đói ngấu ng-hiến. Nhân viên khu nghỉ dưỡng bắt đầu dọn món và xếp bàn. Một tutor chợt chạy lại lay làm nó giật mình:

  • Chị ơi các bạn Thái Lan không ăn được thịt bò, một vài bạn đứng dậy rồi ạ.
  • Sao cơ?

Nó bắt đầu nhận ra một vấn đề khác, nghiêm trọng hơn. Món thịt bò trở thành kẻ thù của các bạn Thái Lan. Lần đầu tiên trong đời nó thấy tín ngưỡng và đức tin với món ăn có sức mạnh đến thế. Vội vã chạy ra quầy tiếp tân, nó như thấy sét đánh ngang tai khi nhân viên thông báo thực đơn sáng mai là món phở bò. Anh nhân viên với bộ mặt hết sức thông cảm, nhẹ nhàng nói nhà hàng không thể thay đổi thực đơn vì thời gian quá gấp. Không thể bỏ cuộc giữa chừng, nó quyết tâm đeo bám anh chàng tội nghiệp, nì nèo thay phở bò bằng món phở gà. Sau 30 phút dai dẳng, vận dụng độ lỳ và sự cân não, nó thắng. Vậy là phở gà đã ngự trị trong thực đơn ngày mai. Còn buổi tối đành gọi cho các bạn một số món thay thế. Tuy nhiên một điều lạ lùng rằng 1 vài bạn vẫn ăn thịt bò, và thậm chí khen ngon. Lần này nó thật sự không hiểu. Ôi đức tin của người Thái!

Lại nhớ đến lời anh Nam, nó cảm thấy cuộc chiến quốc tế hóa vẫn còn dài lắm. Và niềm tin của nó sẽ còn gặp nhiều thử thách.

Một sự phấn chấn kỳ lạ. Nó mỉm cười, chuẩn bị bước vào một cuộc chiến khác.

Mọi thứ vẫn đang chờ đợi.

Tôi “đi toàn cầu”

Mai Thị Nhung

Khối Phát triển sinh viên quốc tế

Tôi, một cô nàng thủ thư lúc nào cũng xúng xính quần áo, lúc nào cũng phải thật đẹp và luôn rạng ngời trước mặt những cô cậu sinh viên đáng yêu chăm chỉ, đã “bị câu” về làm việc cho đội “đi toàn cầu” trong FIA như thế nào?

Kể cũng lạ, chưa bao giờ một đứa như tôi lại có ý định để thử sức mình ra bên ngoài kia, một nơi có vẻ như còn rất mới mẻ, còn rất nhiều điều mà chẳng bao giờ tôi có thể xác định được, có thể là khó khăn mà cũng có thể là những thành công chẳng ai ngờ tới.

Người câu tôi về là chị HươngHTT, một vị lãnh đạo các thủ thư khôn khéo và luôn tận tâm nhất với công việc của mình. Chị bảo “em về đội đi toàn cầu này, em sẽ học hỏi được nhiều lắm, ngoài việc có thể cải thiện được tiếng Anh của mình, em còn có thể học hỏi được rất nhiều thứ mà ở Thư viện không có…”

Tôi sợ, tất nhiên là phải sợ rồi. Cái lo thứ nhất là không hiểu mình có đủ năng lực không mà chị lại tin tưởng mình như vậy, cái lo thứ hai là không hiểu mình sẽ làm việc như thế nào vì bao nhiêu năm quen cách làm việc ở Thư viện rồi. Run. Sợ. Lo Lắng. Bao trùm quanh tôi là một cảm giác mơ hồ, không hiểu mình sẽ “đi toàn cầu” ra sao.

Ngày đầu tiên đi làm, gần như tôi thấy sốc, đội “đi toàn cầu” giỏi thật, người nào cũng trẻ trung năng động, tiếng Anh thành thạo. Giật mình, tôi thấy không hiểu mình có phải đi học lại tiếng Anh không vì bao nhiêu năm học chẳng đụng đến, quên hết rồi. Vào họp trong đội, anh Nam Viện trưởng nói tiếng Anh ầm ầm, đập bàn đập ghế “các em cố lên, phải nỗ lực vào, không sợ gì cả”. Chị Viện phó HươngHTT thì lúc nào cũng động viên “không sao cả, khó khăn thì mới nhờ vào em chứ”. Tôi do dự, hỏi tứ tung lên xem mình sẽ mượn sách nào để học, sẽ phải làm gì để theo kịp được đội

trẻ này, sẽ phải học lại như thế nào để ít ra mình lớn tuổi hơn nhưng vẫn tạo được niềm tin với mọi người trong đội. Đêm đầu tiên băn khoăn trằn trọc.

FIA, FPT International Academy, Viện Đào tạo Quốc tế được thành lập dựa trên những người năng động, nhiệt huyết và đặc biệt là thân thiện – luôn tạo động lực cho nhau. Thời điểm đặt chân vào FIA, tôi lo lắng lắm, tôi ngỡ mình sẽ không hiểu được mọi người làm việc thế nào, hỗ trợ họ ra sao. Nhiều năm không sử dụng tiếng Anh nên càng lo lắng. Đến hát sờ ti cô cũng tiếng Anh mà. Nhưng đội lại không để tôi một mình, không bỏ tôi như tôi đã lo lắng. Ngày qua ngày, đội trao đổi và thảo luận tạo niềm tin cho tôi vững vàng hơn trong công việc

Nếu nói về những kỷ niệm vất vả thì đúng là đi toàn cầu vất vả thật. Mọi thứ không đơn giản như làm việc trong nước. Đi toàn cầu – có nghĩa là mọi thứ đều vươn ra khỏi Việt Nam, từ địa lý hành chính và đến cả các thủ tục pháp lý khi làm việc. Vất vả nhất với tôi là hỗ trợ cho dự án Lào – một dự án mà các sếp thấy rất khó khăn khi tiếp cận. Dự án Lào khác với các dự án khác ở chỗ hồ sơ thủ tục hành chính lại chuyển qua đường ô tô chứ không phải máy bay, nên mỗi lần chuyển qua đường ô tô, tôi lại ra bến xe để lấy tài liệu.

Cảm giác đứng chờ ở bến xe thực sự rất khó chịu và mệt. Những ngày mưa gió, một mình tôi cứ đứng trông ngóng, đợi xe về bến, rồi lại gọi điện cho lái xe, và thậm chí có những hôm còn bị quát “em từ từ xem nào”. Nhưng không lo không được, hồ sơ, chứng từ quan trọng và liên quan đến tài chính mà. Có hôm trời mưa bão, con trai ở nhà một mình, nhưng vẫn tranh thủ ra bến xe lấy tài liệu – lại lo là ngày mai không có chứng từ thì bên Lào lại bị chậm việc – rồi lại lo mai sếp Nam đi công tác rồi, nếu không có chứng từ ký ngay thì bên Lào có khi 1 – 2 tháng sau mới giải quyết được việc. Cứ việc nọ nhằng việc kia – đau đầu. Đợi 30 phút, không thấy xe về, đợi 1 tiếng không thấy xe đâu. Giữa trời mưa tầm tã cứ trông ngóng từ chiếc xe vào bến mà không thấy xe Huyền Châu đâu cả. Mưa buốt, lạnh, táp vào mặt và tay, những giọt nước mưa cứ cố gắng thấm vào trong cơ thể và cào buốt tôi, đã có lúc muốn bỏ về – thôi về cũng được, mai lấy – nhưng rồi lại tự nhủ: mình không làm thế được, đã đến đây rồi mà… May quá, xe đã về bến. Chạy

nhanh hơn tới chỗ xe đậu, cảm ơn rối rít anh phụ xe (mà sau này mới biết là anh phụ xe), trả tiền cước, nhìn nhìn hàng chữ “Mai Thị Nhung – Đại học FPT Việt Nam” thì còn yên tâm hơn, đôi mắt sáng rực. Nhanh nhanh, về tới nhà – vì biết con trai đang chờ ở nhà.

Về tới nhà thì nóc nhà bị lật – đứng khóc…

Đó là một trong những khó khăn tôi thấy sợ nhất. Nhưng tôi vẫn quyết tâm, quyết tâm và biết rằng “toàn cầu hóa” sẽ rất khác với làm việc trong nước. Đi toàn cầu hóa, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức hơn, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn sẽ trưởng thành và vững vàng hơn.

 

 

Bếp ăn Hòa Lạc

ra đời như thế nào?

Nguyễn Thị Thanh Hương

FUHN

Hòa Lạc, có lẽ hai chữ này còn khiến con tim của nhiều cán bộ, nhân viên và sinh viên Trường Đại học FPT của nó rung rinh hơn cả việc khám phá ra hình ảnh của ba anh chàng bị trục xuất khỏi lễ hội ở Trung Đông. Các em gái chưa lập gia đình riêng thì lo không biết có thể dậy sớm để kịp chuyến xe ôtô của Trường hay phải lóc cóc đi xe máy; các bà mẹ thì căng thẳng vì việc đi sớm về muộn thì sẽ đưa đón, quản lý con thế nào, chăm sóc gia đình ra sao; các bà bầu thì lạch bạch, phì phò thở vì vác cái bụng leo lên, leo xuống để đi một quãng được 30km đấy liệu có ổn với em bé trong bụng không… Có lẽ, một trong những đối tượng cảm thấy hạnh phúc và ít lo lắng hơn cả là những nam thanh niên chăng?

Nó nghe về Hòa Lạc từ ngày bước những bước chân đầu tiên vào giảng đường Đại học. Khi ấy nó đã nghe các thầy cô của nó nói về việc Khoa của nó (nay đã lên trường) vào một ngày đẹp trời nào đó của năm 2005 sẽ lên Hòa Lạc học tập, sinh hoạt và nó sẽ có một năm cuối đại học tại nơi đó. Nhưng mãi đến khi nó ra trường, 5 năm kể từ ngày nghe tuyên bố đó và rồi nó đi làm. Đến gần cả chục năm kể từ ngày nghe tuyên bố ấy, nó vẫn chưa thấy Hòa Lạc có liên quan gì tới nó cả. Thế mà giờ đây, nó và Hòa Lạc lại có chung một trời kỷ niệm mới chết chứ!

Nó chân ướt chân ráo vào Đại học FPT sau khi nghỉ sinh. Tại thời điểm nó bước chân vào Trường, đối với nó và những kỳ vọng của nó về một môi trường làm việc thì hai chữ Hòa Lạc vẫn còn ở phương trời xa xôi nào đó và của một ai đó chẳng phải là nó.

Thế mà, đùng một cái.

Những cán bộ gạo cội của phòng Hành chính nơi nó làm việc bỗng một ngày chợt xôn xao, ồn ào về Hòa Lạc, về các dự án mà phòng được giao nhiệm vụ làm chủ nhiệm. Rồi từ chỗ, phòng của nó – nơi mà những chị em quanh năm chỉ quen với các công việc hỗ trợ như văn thư, công đoàn, quản lý tài sản, vé máy bay hay visa hộ chiếu cho cán bộ đi công tác, hoặc những

công việc mua sắm công cụ dụng cụ, tài sản loanh quanh vài chục triệu – nay được giao những dự án lên tới tiền tỉ. Từ chỗ amateur, các chị của nó bắt đầu lao vào nghiên cứu, xử lý, nắm bắt và thông thuộc quy trình thực hiện đấu thầu dự án, nào là đấu thầu một túi hồ sơ khác gì với hai túi hồ sơ như những cán bộ xây dựng kỳ cựu, đã có thâm niên dăm năm trong nghề vậy. Mà khi ấy, chỉ còn rơi rớt đâu đó chút amateur thôi nhé, các chị của nó đã hiểu về xây dựng, về đấu thầu và cũng làm thành thạo như ai. Chỉ riêng điều đó thôi, cũng đã để cho nó lao theo học hỏi và bày tỏ sự ngưỡng mộ. Đâu đó nó cũng đoán chắc rằng đã có nhiều cán bộ thuộc các phòng ban khác, thậm chí có khi cả thành viên Ban Giám hiệu cũng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ tương tự ấy chứ, mà có thể vì lý do nào đó mà chưa thể hiện ra thôi.

Ngẫm cũng thật buồn cười.

Tại cái thời điểm, khi chị gái chúng nó hay chị SơnPTH lao lên ô tô phi ầm ầm lên Hòa Lạc thì đối với nó, người ngồi tại vị trí Văn thư thay em NgaDTT ở văn phòng tại Detech này thì cái xứ sở Hòa Lạc đó thật xa xôi, mờ mịt như ở Mù Căng Chải vậy. Nhớ ngày nó còn học đại học, thỉnh thoảng lên Sơn Tây, vào doanh trại nơi các bạn đóng quân để chơi, lúc đấy, nó thấy cái nắng Sơn Tây cũng không tới nỗi nào. Nhưng phải đến khi thấy các chị nó lên đấy và trở về chỉ sau nửa ngày thôi, nó mới thấy cái sự tàn khốc của tự nhiên. Mỗi lần chị gái chúng nó đi Hòa Lạc về là y như rằng, đôi giày bóng đẹp vừa thấy ban sáng đã được nhuốm màu của nước, xi măng và cái màu vàng vọt đặc trưng của chất đất có quá nhiều sắt. Đâu chỉ có màu giày thôi đâu, làn da quanh năm được bảo vệ, chăm chút bấy lâu của các chị cũng đã dần dần được phủ một lớp màu của cái xứ sở “Nắng Sơn Tây – Mây Ba Vì” ấy.

Nó làm việc trong môi trường FPT cũng đã được 7 năm, cũng trải qua nhiều vị trí, nhiều công việc, nhiều phòng ban nhưng nó chưa thấy ở một phòng Hành chính nào có nhiều người đa di năng như phòng nó hiện nay – Phòng Hành chính FU. Nó rất tự hào về những đồng nghiệp như thế.

Ai? Vì đâu mà tạo nên tinh thần như thế?

Phải chăng là chị cả của chúng nó?

  • cái tuổi đời và tuổi nghề cùng với những kinh nghiệm của chị thì các Trưởng phòng khác đã ngồi điều hòa mát lạnh lo công việc văn phòng, lo chăm chút cho làn da, cho dáng vóc và cử hội nhân viên như chúng nó đi

thực địa, đi khảo sát chứ chẳng phải như chị lúc này. Chị chẳng để ý gì tới việc làn da có còn chút vương vấn nào gọi là trắng hay không và cũng chẳng để ý tới việc mình đang đi những đôi giày gót nhọn chỉ phù hợp trong văn phòng mà lao vào công trường xây dựng Hòa Lạc để xem xét, để ngó ng-hiêng, để khảo sát, để sờ vào cái này xem chất lượng, để bê cái kia lên giá cho gọn gàng…, lúc nào cũng hùng hục, lúc nào cũng tất tả. Chị rất giống với hình ảnh của người phụ nữ “xắn váy quai cồng” mà nó hay thấy trong các tác phẩm văn học. Cũng chính vì thế mà dần dần nó đã học được phần nào, dù rất nhỏ ở cái tinh thần ấy – tinh thần lúc nào cũng hết mình trong công việc, coi Trường như ngôi nhà của mình mà chị đang được giao nhiệm vụ cai quản, chăm sóc và vun vén.

Thế rồi, sau hơn một năm, trải qua vài ba công việc backup cho các bà bầu nghỉ sinh trong phòng, nó cũng được bắt tay cùng các chị thực hiện một vài dự án cho Hòa Lạc. Nó được khởi đầu bằng dự án setup bếp với 2 giai đoạn để cung cấp cho khoảng gần 2000 cán bộ và sinh viên lên Hòa Lạc.

Hồi hộp lắm vì nó cũng đã được như các chị.

Khi cái bếp được hoàn thành, trông nho nhỏ như thế mà cũng có thật nhiều hạng mục: Nào là thiết bị bếp, nào là nồi niêu xoong chảo, nào là gas, nào là thực phẩm, nào là an toàn vệ sinh thực phẩm, nào là trang trí… Ấy đấy là còn chưa kể tới việc chọn lựa người điều hành và sử dụng cái bếp ấy nữa chứ, bao nhiêu là thứ cần chuẩn bị.

Core team của nó để setup cho cái bếp đó gồm có anh CầuTN, chị Loan-LT, anh SơnCD và nó. Lần đầu tiên làm việc trong 1 team với rất nhiều điều mới lạ đối với nó, chả là từ trước, nó vẫn một mình một ngựa mà chiến đấu. Và như nó cảm nhận cho tới tận ngày hôm nay, ngày mà nó ngồi viết lại những kỷ niệm này thì dự án cái bếp ấy đã mang lại rất nhiều thứ mà nó vẫn thầm cảm ơn chị đã “lôi” nó vào.

Thật không giống như nó tưởng tượng và hình dung khi đọc trong các quy trình xây dựng, việc đấu thầu cái bếp ấy không hề đơn giản. Đầu tiên là việc đi tìm được nhà thầu có thể đáp ứng được những tiêu chí mà Trường mong muốn, cũng là một thách thức không nhỏ. Mà tại thời điểm nó đi tìm nhà thầu, nó cũng chưa hình dung một cách chi tiết những tiêu chí mà Trường nó mong muốn là cái gì nữa. Nó chỉ biết một điều: Phải mang lại cái tốt nhất, cái lợi cho Trường của nó và cho sinh viên trường nó.

Là điều phối viên của dự án, nó đã học được cách phối hợp nhuần nhuyễn và đưa thông tin chính xác tới các thành viên trong nhóm cũng như các cách khi làm việc với nhà thầu. Nhà thầu cung cấp các thiết bị về bếp công nghiệp thì rất nhiều. Nói chung, trong Nam ngoài Bắc, lớn nhỏ trong ngành cung cấp thiết bị bếp này đều có cả. Thế là sau khoảng gần chục nhà cung cấp, Team chọn được 4 nhà cung cấp core để vào vòng phỏng vấn.

Nói là phỏng vấn cho oai thế thôi chứ nói thẳng ra thì là để team của nó có thể “ăn cắp” ý tưởng và sự hiểu biết.

Nó lúc đó, ngoài cái bếp của gia đình mình, nào đã biết một cái bếp công nghiệp nào đâu. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: thế nào là một cái bếp công nghiệp, thế nào là bếp ăn 1 chiều, được bài trí ra sao, trong cái bếp đó cần những dụng cụ gì, nó cũng chẳng biết, mỗi một thiết bị có chức năng ra sao, hoạt động thế nào, cái nào cần, cái nào không cần nó cũng chẳng hay và cũng không thể lấy kinh nghiệm cái bếp nhà nó ra để so sánh được. Bếp nhà nó có phải là bếp công nghiệp đâu. Mà có khi cả team của nó cũng giống nó cũng nên. Nó thấy người nào người nấy ngồi há miệng để nghe tư vấn của các nhà thầu, xem chừng hay ho lắm. Rồi thì họp với nhà thầu để lấy kiến thức rồi thì ngồi họp với nhau để rút kinh nghiệm và ai có thắc mắc, băn khoăn hay ý tưởng gì để có thể giúp nhau hiểu rõ hơn hoặc nếu không giải đáp được thì đem hỏi nhà thầu. Hỏi nhà thầu này mà chưa rõ thì hỏi nhà thầu khác, cho tới khi tất cả thông suốt mới thôi.

Thôi thì, đằng nào cũng cần kiến thức, nhờ các chuyên gia tư vấn miễn phí một phen kể cũng chẳng hại gì. Kiểu giống như khi ra trận, tướng chỉ nhận mỗi chỉ thị của vua: Phải chiến thắng! Còn chiến thắng như thế nào, bằng phương tiện gì, nguồn lực ra sao thì tướng ngoài mặt trận tự xoay xở. Và Team của nó chắc cũng hoạt động tương tự thế, chỉ cần biết đến dead-line mùng 2 tháng 5 là cái bếp phải hoạt động nhịp nhàng để cung cấp cho khoảng 700 suất ăn đầu tiên là team của nó gồng mình lên mà chiến đấu. Chiến đấu với cái mình chưa biết, kể cũng lắm công phu. Thế nên, team của nó vừa làm vừa mò, vừa lò dò đi. Thế mà cũng đến đích an toàn được mới sợ chứ.

Rồi thì nghe tư vấn nhiều quá, ù hết cả tai, bùng hết cả óc mà không biết cái nào ra cái nào, thấy ông nào nói cũng hay, thấy cái gì cũng cần thật. Cũng bởi chẳng có tí kiến thức gì, chẳng có ông bếp trưởng để làm chuyên gia, nên quá trình nghe tư vấn tùm lum nêu trên cũng là quá trình team của

nó đi thâu tóm kiến thức, chứ đã ai biết cái gì để phán đâu. Muốn phán thì phải có tiêu chí để mà căn cứ vào mà phán chứ. À, thế thì ắt phải có tiêu chí để mà đánh giá. Nào thì đi tìm, đi xây.

Có những ngày, team của nó ngồi làm việc từ 8h sáng tới 9h tối để tìm ra được 1 đề bài chung cho dự án setup thiết bị bếp này. Lúc ấy ai cũng chỉ muốn nhanh chóng có 1 đề bài chuẩn để có thể lấy được 1 đáp án chung, có nhiều điểm tương đồng nhất từ các nhà thầu. Trên cơ sở đó mà so sánh, mà chọn lựa ra được một giải pháp là tối ưu. Team của nó lúc ấy: Người thì bụng réo òng ọc; Người thì môi khô nứt nẻ vì nói cả ngày, nghe cả ngày chả để ý gì tới cái cốc nước đã được chuẩn bị sẵn; Người thì sữa chảy ướt áo vì đã đến giờ cho con ăn. Thế nhưng quên hết, những đôi mắt ấy vẫn đau đáu nhìn vào màn hình chiếc máy tính xách tay, đầu thì nghĩ, mồm thì thay nhau nói để làm ra “Bản tiên lượng mời thầu” để gửi ngay các đơn vị tham gia thầu cho kịp deadline. Mà cái deadline ấy như một con ngựa chiến đang phi nước đại vậy, không nhanh chân thì không kịp mất.

Nhớ nhất là khi phỏng vấn các nhà cung cấp thiết bị bếp, sau khi loại bớt thêm hai nhà cung cấp nữa thì chỉ còn lại Thăng Long và Hà Yến là hai đối thủ nặng ký. Lúc ấy, trong team của nó có 2 phe, 1 phe vote cho Thăng Long và một phe vote cho Hà Yến. Vẫn có một chút gì đó lăn tăn mà team của nó vẫn không quyết định được đơn vị nào sẽ là thầu chính cho dự án thiết bị bếp của Trường – Hà Yến hay Thăng Long – “Kẻ tám lạng, người nửa cân”!

Băn khoăn, cân nhắc và lo lắng, bồn chồn là cảm giác chung của toàn bộ anh chị em trong team. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để chọn được nhà cung ứng mang lại giải pháp tối ưu hóa diện tích sử dụng; Thiết kế hợp lý; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thiết bị đảm bảo bền, đẹp, sang trọng như bếp ăn của một trường đại học mang tầm cỡ quốc tế; Số tiền đầu tư phải phù hợp với chất lượng sản phẩm; Đơn vị nào có thể đủ điều kiện cung cấp thiết bị trong thời gian chưa đầy 20 ngày như thế;

Ôi deadline… Deadline mùng 2/5 đang lao đi như một con chiến mã đang hăng sức vậy.

Chả là, team của nó bắt đầu được giao nhiệm vụ và ngồi họp với nhau lần đầu tiên vào trung tuần tháng 3 năm 2012 gồm những thành viên chẳng có nhiều kiến thức về bếp công nghiệp và cách vận hành nó ngoài cái bếp của nhà mình, thậm chí có 50% thành viên trong team hiếm khi phải vào

bếp. Ngồi họp với nhau, họp với các nhà thầu cho tới thời điểm ra được 1 đề bài chung đã là tuần thứ 3 của tháng 4 rồi mà ngày 02/5 là sinh viên đã cần tới những suất ăn đầu tiên, chỉ còn hơn 2 tuần để nhà thầu vừa sản xuất, vừa giao hàng, kiểm đếm, lắp đặt, nghiệm thu, chạy thử nghiệm – Không còn đường lui nữa. Chị gái nó căng thẳng tới mức, một vài lần nó thấy chị bốc điện thoại gọi cho Manager cấp cao để báo cáo, chị nói gần như khóc “Em chết mất, không còn thời gian nữa anh ạ”. Thời gian chẳng còn là bao nữa mà vẫn chưa Quyết định được là nên chọn nhà thầu nào giữa Thăng Long và Hà Yến.

Làm thế nào đây?

Một quyết định mà theo nó là sáng suốt nhất trong suốt quá trình làm việc của team và sau này, rất nhiều công trình mà các team khác vận dụng để có thể chọn được nhà thầu xuất sắc nhất: Đi thăm xưởng sản xuất và các đơn vị có tên tuổi đã dùng sản phẩm trên 2 năm!

Đối với các thiết bị bếp mà team của nó đang hướng tới thì một nhà cung cấp có xưởng sản xuất với các thiết bị được làm theo dây chuyền, nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, có khâu kiểm tra thiết bị đầu ra, được làm theo ISO, có đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp với mặt bằng nhà xưởng hơn 5000m2, được nhìn tận mắt, sờ tận tay những thiết bị sẽ nằm trong bếp của Trường mình thì đơn vị đó sẽ là đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm để cung cấp hàng hóa trong thời gian ngắn như vậy. Sau 6 tiếng làm việc xuyên trưa, đi khảo sát loanh quanh Hà Nội dăm bảy chục cây số với cái nóng rát mặt, cả team đã thở hắt ra như trút bớt được phần nào gánh nặng. Và Hà Yến đã được chọn.

Thế là, cái khâu quan trọng, khó khăn và tốn nhiều mồ hôi và calories nhất – chọn được nhà cung cấp – đã được hoàn thành. Gấp rút ngay trong chiều muộn hôm đó, nhà cung cấp và thêm Kế toán trưởng của Trường được team triệu tập để đàm phán giá đối với Hợp đồng này, kẻo không còn kịp nữa.

Những cuộc điện thoại trao đổi về giá, về % discount giữa sale man và manager cấp cao của Hà Yến liên tục, liên tục diễn ra. Trao đổi với team – trao đổi điện thoại với sếp rồi trao đổi lại với team của nó về giá… Từng đồng từng hào được mặc cả, được bớt đi. Lúc ấy nó thấy ngay cả khi nó đi chợ mua đồ cho gia đình cũng không căng thẳng, bớt một thêm hai như thế. Nhưng đối với team của nó, luôn quán triệt tinh thần “từng đồng từng hào

này là mồ hôi, nước mắt của gia đình sinh viên và của chính sinh viên nên không bao giờ đánh rơi”. Chốt hạ hợp đồng lúc 6h tối một ngày thượng tuần tháng 4.

Sáng sớm hôm sau, những email tới tấp qua lại giữa nó và nhà cung cấp để trao đổi, hoàn thiện về các điều khoản thanh toán, bảo hành trong hợp đồng, bản vẽ và phần mặt bằng của bếp mà Trường nó phải hoàn thiện.

Ôi, mặt bằng của cái bếp hoàn thiện mới nhanh đến không ngờ ấy chứ.

Sau đàm phán hợp đồng, nhà thầu khi lên Hòa Lạc khảo sát thì vẫn còn đang thấy cái gọi là khu bếp vẫn đang lanh tanh bành, vẫn còn hai bức tường to đùng đang nằm chềnh ềnh ra đấy, ngăn đôi ngăn ba cái khu vực được gọi là bếp, chẳng còn gì khác ngoài một mái lợp bên trên. Thế là nhà thầu họ nghĩ rằng Trường nó phải tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện mặt bằng theo đúng thiết kế của họ nên họ đã lấy việc hoàn thiện mặt bằng đúng hạn để làm căn cứ viết công văn ép Trường nó. Họ phỏng đoán rằng việc chậm tiến độ có thể không từ phía họ, họ ép Trường để có chút thời gian để thở.

Sau khảo sát, yêu cầu bằng bản vẽ về việc đi đường điện, đường nước vào, đường nước thải, đường gas, thông gió… của nhà thầu, chỉ còn chục ngày nữa là đến hạn giao hàng!

Cam kết qua lại, email tới tấp, máy fax chạy ầm ầm, …tút…te… liên tục,. Nó hối thúc sale man, nó hối thúc giám đốc kỹ thuật của nhà thầu – nhà thầu loanh quanh, có thể vì họ không thích bị thúc ép như thế, cũng có thể họ có những đơn hàng gấp hơn, nhưng túm lại là họ không muốn phải nhanh như thế. Nó add luôn cả sếp Tổng của họ vào để ép tiến độ, buộc phải giao hàng và lắp đặt hoàn thiện trước ngày 02/5. Nó không cho nhà thầu được thực hiện bất cứ một đơn hàng nào khác ngoài đơn hàng của Trường nó. Nhà thầu kêu ời ời, nhưng nó chả cần biết, nó chỉ cần cái bếp của nó được hoàn thiện và chạy thử ngon lành vào mươi ngày nữa. Bao công sức mà team của nó bỏ ra từ cả tháng nay, đêm nằm ngủ còn mơ đến bếp, không thể vì điều này mà không thực hiện được. Việc cái bếp không sẵn sàng vào ngày 2/5 như team của nó được giao, đối với nó là đại họa. Nó chỉ cần biết thế.

Xì… Thánh Gióng mà đã ra tay thì ….

Đúng ngày giao thiết bị, tất cả các hạng mục trong mặt bằng đã xong, gọn gàng, sạch đẹp và chuẩn với bản vẽ tới mức nhà thầu thật sự rất bất ngờ tới mức thán phục. Hối hả, khẩn trương là không khí chung bao trùm trong

team của nó khi đó. Người thì hối thúc nhà thầu mang đủ hàng để kiểm, người thì lo tìm và phỏng vấn Bếp trưởng rồi cùng Bếp trưởng tìm các thành viên còn lại của bếp, người thì lo tìm nhà cung cấp gas, người thì lo về kỹ thuật của các thiết bị, kỹ thuật vận hành, kẻ thì lo bàn, ghế và rất nhiều thứ hầm bà lằng khác mà không thể dùng một hai câu nói có thể kể hết được.

Cái bếp của nó và đồng đội nó đã được chào đón nhiệt tình bằng rất nhiều cách khoe khác nhau, rất nhiều tình cảm khác nhau: Lãnh đạo khi đi thị sát thì tự hào rằng đã lo cho cuộc sống của cán bộ nhân viên, sinh viên – những khách hàng VIP của mình đủ đầy, trọn vẹn; Tuyển sinh thì dẫn phụ huynh học sinh đi chỉ chỉ trỏ trỏ để khoe rằng đấy chúng tôi chăm lo, chúng tôi phục vụ con em các vị đến tận răng đấy, các vị gửi con vào đây cho chúng tôi, các vị không cần lo gì nữa; Cán bộ nhân viên thì thích thú chụp những bức hình post lên facebook rồi tag rất nhiều bạn bè vào đó để khoe rằng trường tớ có bếp ăn tập thể đẹp, hiện đại, sang trọng; Sinh viên thì khoe ầm với bạn bè rằng, đấy, học là phải học một nơi như thế!

Nhìn cái “cơ ngơi” mà team của nó và không ít con người đã dồn công sức tâm huyết và tình cảm vào đó, được các khách hàng đón nhận nhiệt thành như vậy thì có lẽ cái tình cảm lúc đó mà team của nó cảm nhận được chắc cũng chẳng khác mấy cái cảm giác của một người mẹ được thơm vào má đứa con mình vừa sinh ra hay cảm giác của một ông bố lần đầu tiên được bế con mình ấy nhỉ.

Mong rằng, Đại học FPT cơ sở Hòa Lạc, với tiến trình phát triển của mình, với những con người tâm huyết, nhiệt thành ấy sẽ có được tình cảm của các khách hàng của mình để luôn trở thành “Nơi ước đến, chốn mong về”.

 

 

Hòa Lạc

“bỏ phố lên rừng”

Lê Quang Hải

FUHL

Vậy là đã hơn 1 năm mình và các anh chị em phòng đào tạo “bỏ phố lên rừng”. Ngẫm thấy thời gian trôi cũng nhanh thật, mới hôm nào còn đang hồi hộp không biết mình lên rừng núi xa xôi sẽ thế nào. Ngày đầu anh em đi lên thăm quan nơi làm việc mới, ngồi ô tô thấy mình như đi về quê với khung cảnh đồng lúa 2 bên, núi đồi trùng điệp… thấy sao mà nó xa xôi quá, mấy chị em trong phòng có mấy người không đi được ô tô lại càng thấy lâu. Lúc đó nghĩ cũng hoảng, ngày ngày tháng tháng phải đi “hành xác” bằng ô tô hơn nửa tiếng đồng hồ thì làm sao còn sức đâu mà làm việc. Lên đến nơi thì lại càng ngán ngẩm khi thấy nó trống trải quá, vì lúc đó còn chưa hoàn thiện xong, nhưng được cái là khung cảnh thì như vào Resort vậy, hoa cỏ ao hồ trông mát cả mắt, không khí thì trong lành, anh em an ủi nhau là thôi thì cứ coi như đi nghỉ dưỡng vậy, đỡ bị ồn ào ngột ngạt khói xe của phố phường xô bồ.

Rồi thì ngày đầu đi làm cũng tới, anh em lên bắt đầu công việc của mình để chuẩn bị cho học kỳ mới bắt đầu. Cảm giác làm việc ở một không gian thoáng đãng cũng giúp cho đầu óc thoải mái hẳn, sau vài ngày thì mọi người bắt đầu thấy thích Hòa Lạc hơn, không gian thoáng đãng, thấy đỡ tù túng hơn nhiều dưới Hà Nội khi mà phòng ốc thì bé, không khí thì vừa bí vừa ngột ngạt. Chỉ có cái là đi ô tô thì anh em có vài người là không quen nên lúc mới xuống xe là ngất ngây mãi mới tỉnh, rồi lại ngất ngây nghĩ chiều lên xe về. Thế là phương án 2 được đưa ra – Đi xe máy.

Phòng có 8 người thì có một nửa quyết định chuyển sang phương án mới này, thế là hẹn nhau địa điểm giờ giấc rồi bắt đầu vi vu lên Hòa Lạc. Cảm giác không giống đi làm mấy mà như đi về quê vậy, đồng lúa 2 bên, không khí mát mẻ, đến nơi rồi thấy thật thoải mái để làm việc. Rồi thì kể nhau nghe chuyện bò đi đầy đường, rồi lại ra đề toán cho “chưởng môn nhân” tổ toán là GS.TrungDT tính xem xác suất của việc mấy anh chị em phòng đào tạo sẽ bị bò đâm phải là bao nhiêu, làm GS.TrungDT mất ngủ mấy ngày mà không

tính ra. Mọi người còn trêu nhau bảo rằng, Trường mà tổ chức giải xem ai đi xe máy nhiều nhất thì chắc đội đào tạo Hòa Lạc chiếm hết giải mất.

Mùa hè nóng nực mới thấy “bỏ phố lên rừng” thật thoải mái, đỡ ngột ngạt nóng bức khói xe như dưới nội thành. Trên rừng cây cối xanh tươi, ao hồ nhiều nên dù nắng gắt cũng không oi bức lắm. Giờ đã quen và thích không khí làm việc ở đây nên mọi người không còn cảm giác “đi đày nơi rừng núi” nữa, mà giống như đi lên một khu resort để làm việc vậy.

21. HSB/FSB TRONG TÔI (Xem chi tiết)

Những ấn tượng đầu tiên

19. NHỮNG ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN (Xem chi tiết)

Mai Thị Diễm Hương

Giám đốc Nhân sự FU HO

Những điều tôi sắp kể ra đây là những ấn tượng đầu tiên của tôi về FU. Chúng làm cho tôi nhớ như in vì tôi chưa gặp bao giờ kể từ ngày tôi đi xin việc làm. Không biết bạn có ấn tượng nào giống như tôi khi bạn gia nhập gia đình FU?

Khi quyết định thay đổi việc làm tôi đã nộp hồ sơ vào FU hồi 7/2007. Tôi không chọn cách nộp hồ sơ qua mạng mà đến nộp trực tiếp tại FU. Tôi chỉ có thể xin nghỉ 1 tiếng đầu giờ sáng ở công ty với lý do có việc riêng. Đúng 8h tôi có mặt tại FU để nộp hồ sơ sớm với hy vọng quay lại làm việc vào 9h. Nhưng chờ đến 8h30 tôi vẫn chẳng thấy có ai. Tôi nghe “thiên hạ đồn thổi” rằng FPT có phong cách làm việc chuyên nghiệp lắm, tôi nghĩ chuyên nghiệp kiểu gì mà giờ vẫn chưa thấy “ma” nào xuất hiện. Nhìn mãi tôi cũng thấy một người ngồi theo kiểu “guichet” (cửa giao dịch), thôi thì cứ qua đó hỏi xem nộp hồ sơ cho ai, hỏi thì em đó nói không biết, mắt còn có vẻ “nai ngơ ngác” rồi chỉ cho tôi sang phòng đối diện (Phòng Tuyển sinh). Khi tôi sang đó thì gặp một anh (sau này tôi biết là anh NamNT2), hỏi thì anh bảo có em Ly nhận hồ sơ nhưng hiện chưa đến, để anh nhận cho. Tôi đưa hồ sơ cho anh nhưng vẫn sợ nhỡ đâu lại bị thất lạc, tôi còn dặn lại anh nhớ chuyển cho “chị” Ly giúp. Về đến công ty tôi gọi điện đến FU để xác nhận xem Ly đã nhận hồ sơ của tôi chưa, gặp đúng “chị” Ly báo đã nhận được rồi.

Ngày 21/7/07 tôi được gọi đến thi đầu vào.

Ngày 23/7/07 tôi được gọi đến để phỏng vấn.

Ngày 24/7/07 tôi được gọi đến để thỏa thuận đi làm.

Ngày 01/8/07 là ngày đầu tiên tôi đi làm tại FU.

Đến mấy steps này tôi cảm thấy nhanh và chuyên nghiệp thật. FPT có khác, “chóng vánh” quá cơ.

Ngày đầu tiên đi làm tôi được đích thân anh Hiệu phó dẫn đi các Phòng, Ban để làm quen, giới thiệu, vì hồi đó FU còn ít người và vì anh ấy cũng là “cán bộ nhân sự” của FU nữa. Những cảm giác lo lắng ban đầu của tôi thật nhanh tan biến bởi nụ cười thân thiện của những đồng nghiệp mới – những

người mà sau này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ trong công việc. Tính đến giờ cũng gần 6 năm rồi, những điều đọng lại trong tôi về những đồng nghiệp là tinh thần đồng đội, sự hợp tác trong công việc, mọi người sẵn sàng chia sẻ với nhau để hoàn thành công việc một cách nhanh và tốt nhất. Cá nhân tôi đánh giá cao những giá trị này khi so sánh với những nơi mà tôi đã làm trước đây. Tôi hiểu không phải doanh nghiệp nào cũng có được những nhân tố này (văn hóa doanh nghiệp). Đây cũng là một trong những bản sắc của người FPT.

Những ngày đầu tiên đi làm, hôm nào 8h tôi cũng có mặt hoặc sớm hơn. Chị tạp vụ gặp tôi lại nói: “Em đi làm sớm thế?”. Tôi hơi ngạc nhiên 8h là giờ làm việc, mình đến đúng giờ lại khen mình đến sớm thế. Điều mà sau này chỉ ai làm ở FU mới biết và sẽ hiểu tại sao 8h30 mà vẫn chưa gặp được ai để nộp hồ sơ!!! Mà ở cơ quan cũ nếu 8h kém 5 mà tôi chưa đến được nơi làm việc thì phải gọi điện cho CBQL TT xin phép đến muộn. Và sau này tôi cũng hiểu đây là nét làm nên “cái tôi riêng biệt” của người FU nói riêng và người FPT nói chung: Làm việc đâu phải luôn luôn lệ thuộc vào giờ giấc, cái người ta quan tâm là hiệu quả công việc”.

Một tuần đầu tôi chưa được giao công việc gì nhiều, anh Thành dẫn tôi đến gặp chị Châm nói sẽ làm việc cùng chị trong những ngày này. Tuần sau đó anh “gửi gắm” tôi lên FHR (Ban Nhân sự – Công ty FPT) để training công việc nhân sự trong 1 tháng. Vì hồi đó FU chưa có CB phụ trách nhân sự nên anh cho tôi lên đó để làm quen và nhận bàn giao công việc NS của FU về. Ở FHR, tôi lần lượt làm quen với các đầu mục công việc như: Quản lý CB, bảo hiểm, lương thưởng, tuyển dụng, đào tạo. Ở đó, tôi được các anh, chị hướng dẫn công việc tận tình. Tuy nhiên tôi thấy ở đó không khí “HO” thật! Ai cũng nhẹ nhàng theo đúng phong cách ở “Trụ sở Công ty”. Và tôi, vốn “nông dân”, mong sớm kết thúc thời gian ở FHR để được về FU. Vì ở FU tôi như được “về nhà”, về với không khí “dân dã, thân thiện” hơn so với FHR. Hồi đó tôi ở lại FHR hơn một tháng, anh Thành bảo tôi về không cần ngồi trên đó nữa; chị Hồng thì bảo chưa về được do còn “non tay” lắm. Giá như mà anh biết được là tôi thích về FU bằng chín anh ấy chứ. (Kiểu như Xuân Hinh bảo với học trò khi đóng vai thầy đồ dạy chữ: “Tao còn nhớ dì (mẹ) mày bằng chín mày ấy chứ!”)

Về nhà thích thật! Không biết bạn như thế nào nhưng tôi luôn có cảm giác thích được “về nhà”. Đi đâu xa tôi lại mong về HN, ở HN tôi lại mong

về căn phòng trọ của mình, ở căn phòng trọ tôi lại muốn được về ngôi nhà mà bố mẹ tôi đang sống – Nơi mà tôi luôn có cảm giác được yên ổn, được bao bọc, chở che bằng tình yêu thương của bố mẹ. Tôi luôn hiểu rằng “Về nhà thích thật!”. Tôi nói vậy chắc bạn cũng biết tôi muốn về “Nhà FU” như thế nào khi lên FHR để được training!

Chuyện cũng đã lâu rồi nhưng với tôi nó như vừa mới diễn ra ngày hôm qua, những gì ấn tượng thì người ta không dễ gì quên đi. Và chính những điều này đã làm tôi thêm gắn bó hơn với FU.

Tôi viết hơi lan man (cảm nhận thì thường lan man!). Nói ngắn lại, những cảm nhận của tôi về “HOME FU” là: “Chuyên nghiệp, thân thiện, tinh thần đồng đội”. Tôi viết ra không để “nịnh” ai cả, vì tôi không muốn nghĩ là viết sử ký thì cứ phải là những lời khen, ý hay, tôi muốn được nói ra những cảm xúc thực của mình. Nó sẽ đúng khi bạn có một phép so sánh với nơi mà bạn đã từng làm việc trước khi đến với FU (Mọi sự so sánh đều là “khập khiễng”, chỉ mang tính tương đối).

Còn bạn, hãy kể cho tôi và người khác nghe về những điều hay và chưa hay mà “Nhà FU” đã đọng lại trong bạn. Tôi tin những điều bạn nói ra sẽ làm cho “Nhà FU” được “xây” ngày một đẹp hơn và được hoàn thiện hơn. FU luôn tự hào vì có bạn.

Chuyện bắt đầu từ…

Nguyễn Hồng Phương

FUHCM

Ngày ấy, tôi đã biết đến cái tên FPT do Mẹ tôi nguyên là Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM (HCA) nhiệm kỳ I (1988-1993), II (1993 – 1997) và ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ III (1997 – 2002), anh Lê Trường Tùng cũng trong Ban Chấp hành Hội từ nhiệm kỳ II và anh Hoàng Minh Châu tham gia từ nhiệm kỳ III.

Tôi du học ở Pháp và trở về năm 1999. Trong một buổi cơm tối sau cuộc họp Ban Chấp hành HCA, lần đầu tiên, tôi nghe Mẹ nói đến Công nghệ đào tạo, Quy trình, Master Franchise (MF). Thật ra, vào thời điểm ấy, Trường Tin học và Quản lý Hoa Sen đã gây dựng được tên tuổi của mình: mô hình đào tạo số lượng nhỏ kỹ thuật viên cao cấp, có giai đoạn thực tập và ra trường làm việc được ngay. FPT-Aptech thì còn quá mới mẻ nhưng qua những trao đổi với các anh, Mẹ cho biết sẽ rất tiềm năng vì FPT-Aptech cũng đào tạo kỹ thuật viên hai năm, có thêm chữ quốc tế, theo qui trình chất lượng được kiểm soát bởi đối tác, do có MF nên mở được nhiều trung tâm đào tạo bởi những đơn vị khác nhau nên số lượng sẽ phát triển rất nhanh, sớm giải quyết được sự thiếu hụt nguồn nhân lực của xã hội trong thị trường gia công phần mềm.

Ngay tư nhưng năm thang đi du hoc, tôi đa nuôi trong minh hoai bão đươc lam viêc trong nganh giao duc. Do mối lương duyên trước đây mà tôi đã dự kiến bắt đầu tại một môi trường công lập. Rồi tôi được Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen mời về làm Trưởng Dự án Tin học hoá công tác quản lý của Trường – nhằm giúp thông tin giữa các phòng ban thông suốt, gia tăng hiệu quả quản lý. Vì vậy, tôi đã bắt đầu sự nghiệp của mình ở đây. Tôi co dip làm việc trưc tiêp với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin (CNTT) từ nhiều nguồn đào tạo. Qua đó, tôi đa nhân ra măt manh cũng như lỗ hổng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Sau bước khởi đầu này, năm 2001, tôi co nguyên vong vê công tac tai Khoa CNTT cua Trương đê trưc tiêp phụ trách chương trình đào tạo, đông thơi tham gia giang day.

Cũng vì yêu thích ngành giáo dục, mong muốn được làm việc trong một môi trường có tính thách thức và quan trọng là bị chinh phục bởi cái slogan Khát vọng đổi thay mà tôi đã tìm gặp anh TùngLT vào một ngày tháng 7 năm 2007 khi mà Trường Đại học FPT mới chỉ có cơ sở tại Hà Nội.

Tháng 2 năm 2008, sau cuộc họp Ban Chấp hành Hội Tin học TPH-CM, anh gọi tôi ở lại và bảo: “FU sẽ triển khai đào tạo tại TP. HCM, Hồng Phương thu xếp về nhé!”. Thế là quyết định!

Thang 3 năm 2008, trong môt cuôc hop Ban Châp hanh Hôi Tin hoc TPHCM, sau khi cung chú Nguyên Trong hoan tât đê cương cho đê tai Hiên trang nguôn nhân lưc CNTT, tôi đươc Thương vu Ban Châp hanh giao nhiêm vu triên khai đê tai nay. Viêc nay đoi hoi rât nhiêu thơi gian, công sưc, thu thât tôi không muôn nhân vi biêt răng minh kho co thê hoan thanh tôt. Tôi thông bao trong cuôc hop la săp tơi, tôi se vê công tac tai đơn vi mơi, nên chăc chăn tôi cân phai tâp trung rât nhiêu. Không ai ep tôi nưa! Ba mươi giây yên lăng rôi chu Trong hoi: “Phương se vê công tac ơ đâu?”, tôi đap: “Da, chau se vê Trương Đai hoc FPT”. Sau nay, găp nhiêu ngươi, tôi mơi biêt la “Co ai dam ngo lơi goi tôi vi Trương Hoa Sen do me tôi lâp ma, thi cơ gi ma không tiêp tuc?”.

Thê la tư ngay 24 tháng 4 năm 2008, tôi gia nhâp FE.

Anh TùngLT viết cho tôi vài cái gạch đầu dòng:

  • Chương trình theo chuẩn quốc tế
  • Trường hoạt động tại nhiều cơ sở
  • Tuân thủ cùng quy trình quản lý
  • Đảm bảo cùng chất lượng

Đã từng là trưởng khoa CNTT một trường Đại học trong nhiều năm, những tưởng phụ trách mảng Đào tạo tại FUHCM là công việc cũ – vì vẫn là giáo dục – nhưng tại đây, tôi đã khám phá một cách làm hoàn toàn mới.

Những ngày đầu còn ngồi làm việc tại 590 Cách mạng tháng Tám, vừa chuẩn bị cho công tác triển khai năm học mới tại Công viên Phần mềm Quang Trung, vừa giúp Ban Tuyển sinh tham gia tiếp phụ huynh vì trường mới quá, nhiều phụ huynh còn lăn tăn vì thật sự, tính cả ngoài Hà Nội thì

trường chưa có khóa sinh viên nào tốt nghiệp, làm sao kiểm chứng được chất lượng đào tạo đây. Có phụ huynh còn đòi xem danh sách giảng viên và lý lịch khoa học của từng người. Nhiều phụ huynh xin tham khảo bộ giáo trình đã được trường quảng bá là theo chuẩn quốc tế ACM… Vậy mà đến tháng 9 năm 2008, hơn 300 bậc phụ huynh đã tin tưởng Trường và gởi gắm con em mình. Trong buổi Open day dành cho thí sinh đậu kỳ thi sơ tuyển của Trường, sau chương trình tham quan công ty FPT Software tại E-town, các chuyến xe di chuyển hơn 400 thí sinh và phụ huynh đến Hội trường 3, Công viên Phần mềm Quang Trung. Sau các tiết mục giới thiệu về Trường là phần phát biểu của anh TùngLT. Một phụ huynh thắc mắc về chỉ tiêu tại FUHCM. Anh TùngLT thông tin luôn: “Dự kiến 200 sinh viên đăng ký đầu tiên sẽ được học tại TP.HCM, số còn lại sẽ chuyển học tại Hà Nội. Tuy nhiên, có thể xem xét thêm vài phần trăm”. Câu phát biểu của anh TùngLT đã khiến việc tiếp nhận hồ sơ năm đầu tiên tại FUHCM diễn ra rất nhanh, với con số hơn 300 sinh viên, vượt 150% so với kế hoạch.

Khi công việc đào tạo bước vào giai đoạn trọng điểm, làm việc nhiều hơn với các anh chị, tôi thấy mình học hỏi được rất nhiều. Tôi hoc đươc tư anh Tung kha năng nhin nhân vân đê rât bao quat va co tinh hê thông. Anh sông rât ly tương va đăc biêt kiên nhân. Ngoai kha năng lam viêc cua chi AnhNK, đôi vơi tôi, chi con la thiên thân sông trong cach giao tiêp vơi đông nghiêp. Gân gui nhât la anh TuânTN, anh gioi vê chuyên môn va rât yêu thich chinh phuc công nghê mơi. Anh còn am hiểu nhiều lãnh vực nên ngoài việc của Trường, tôi còn có thể trao đổi với anh nhiều vấn đề khác liên quan đến cuộc sống. Anh không chỉ là sếp trực tiếp mà còn là người anh đi trước. Thơi gian đâu, xe cua Đai hoc la phong hop cua chung tôi. Ngay nao, tôi cung yên tâm la co hai tiêng đê trao đôi công viêc vơi sêp. Tôi quan niêm, vân đê gi gut măc đêu phai đươc giai quyêt sơm, vi tich tiêu thanh đai, nhiêu vân đê nho se thanh vân đê lơn, hơn nưa đa goi la vân đê thi cân co sư nhât quan trong cach giai quyêt. Co le nhơ nhưng cuôc hop nay va sư đinh hương kip thơi ma công viêc đao tao tai FUHCM bươc đâu kha suôn sẻ.

Chung tôi quyêt tâm triên khai môt cach trung thanh nhât vơi tinh thân cua cac giao trinh ma Nha trương đa chon tư nhưng viêc tương chưng rât đơn gian như triên khai cac bô giao cu day hoc Copy & Go cua chương trinh tiêng Anh dư bi. Nhưng ngay đâu, do thơi gian gâp rut, sinh viên tăng 150% so vơi dư kiên, ca trương tư Ban đao tao, Đam bao đêu tham gia căt, ep cac

game nay đê kip tiên đô. Rôi đên viêc xây dưng kê hoach triên khai môn hoc va co cach kiêm soat viêc thưc hiên đung cac kê hoach nay cua giang viên.

Chung tôi con tô chưc huân luyên tât ca cac giang viên theo quan điêm đao tao cua Trương trươc khi tham gia giang day. Môt chương trinh đao tao giang viên năm buôi, vơi cac nôi dung sau: Giơi thiêu vê tâp đoan FPT va Trương Đai hoc FPT; Chuân quôc tê vê đao tao IBSTPI; Giơi thiêu va hương dân sư dung hê thông học tập, thi cử trực tuyến của trường (cms – course management system); Giới thiệu quy trình, tai liêu liên quan đên công tac giang day tai FU – Kỹ năng học tập đại học dành cho sinh viên. Cuôi chương trinh tâp huân, tât ca cac giang viên đêu thực hiện môt bai kiêm tra đê đươc câp chưng nhân đu điêu kiên tham gia giang day tai Trương Đai hoc FPT.

Vê công tac thi cư, sư phôi hơp giưa Phong Công nghê va Ban Đao tao ngay tư ky thi đâu tiên đa giup cho 100% ky thi tai FUHCM đêu thưc hiên online. Ngay 22 tháng 11 năm 2008, cuôc thi online đâu tiên co sô bai la 891 va ty lê sư cô hệ thống la 1.68%. Nay con sô nay đa đi đên giá trị tuyêt đôi la 0%.

Đôi vơi sinh viên, ngoai chương trinh sinh hoat đinh hương khi nhâp hoc, chương trinh đinh hương sinh viên trươc giai đoan chuyên nganh cung đa đươc xây dưng. Sinh viên đa sơm hoa nhâp theo tinh thân hoc tâp tai Trương va nhân thưc: Muôn co môt công viêc tôt, thu nhâp cao sau nay thi bây giơ phai cay!

Tháng 12 năm 2008, FUHCM chấm dứt hợp đồng thuê xe, chúng tôi tiếp tục đi xe bus. Nhiều hôm tranh luận say sưa, anh TuấnTN còn bị bác tài xế nhắc nhở là nói to quá! Bất kỳ nơi đâu, chúng tôi cũng có thể họp và trao đổi về công việc. Tôi còn nhớ anh Dũng lái xe đã từng nói: “Chỉ mong lãnh đạo nước mình làm việc bằng phân nửa chúng tôi thì chắc Việt Nam sẽ đi lên!”. Do đặc thù công việc, phải quản lý nhiều trung tâm, sau này anh TuấnTN đã chọn xe ôm là phương tiện của mình. Còn tôi, vẫn trung thành với những chuyến xe bus, đơn giản vì không chỉ tiết kiệm chi phí, tôi còn gặp được rất nhiều giảng viên, sinh viên để nắm được tâm tư, nguyện vọng của họ.

Năm năm – khoảng thời gian mà tôi về với FU và quyết định ở lại. FU là môi trường làm việc mà chính tôi cũng không cho phép mình đứng tại chỗ. Tôi luôn học hỏi được những điều mới mẻ trong công việc hàng ngày từ đồng nghiệp và chính các em sinh viên. Tôi mãn nguyện khi thấy các em giỏi hơn bất kỳ thầy cô nào trong trường vì ngoài chuyên môn, các em còn

có thêm ngoại ngữ thứ hai. Chúng tôi hãnh diện vì tập thể sư phạm của Nhà trường đã trở thành những người khổng lồ, kê vai cho các em bước tới thế giới của nền kinh tế tri thức, nơi mà các em sẽ là những người làm thay đổi diện mạo của Đất nước!

Đê co cơ hôi kham pha môt cach lam khac va cung “Khat vong đôi thay” thê hê tre Viêt Nam, ngươi cuôi cung ma tôi muôn nhăc đên va cam ơn trong bai viêt nay la Me tôi. Chính Me đa đưa tôi đên vơi Hôi Tin hoc TPHCM tư nhiêm ky IV va tai đây, tôi đa co dip lam viêc cung anh TungLT va co duyên cung FE.

Thang 6 năm 2013

FPT – Quốc gia Khởi nghiệp

Lê Đức Duyên

FUHCM

Tôi viết bài này sau khi đã viết, đã suy nghĩ, nhiều chủ đề khác nhau, có chủ đề đã viết được vài trang, hay có chủ để chỉ là chọn được vài tấm hình ưng ý để viết về khoảng khắc được ghi nhận ấy, hay chỉ có chủ đề chỉ dừng lại là câu tiêu đề. Câu chuyện có những đoạn muốn có hình minh họa nhưng không tài nào tìm được, vậy nên tôi sẽ viết nhiều, kể hơi chi tiết để thay cho tấm hình ấy…

Những ngày tháng từ tháng 2/2008 cứ như được vỡ òa

Tôi còn ấn tượng với tiêu đề “Tuyển Công Phát Giáo Truyền ngồi hát ca bềnh bồng”, là Tuyển sinh, là Công tác Sinh viên, là Phát triển cá nhân, là Giáo dục thể chất, là Truyền thông, hay nói cho gọn là Ban Tuyển sinh & Công tác Sinh viên, là phòng 206, là những người đồng đội của tôi đã, đang và tiếp tục chiến đấu, vỡ òa theo từng con chữ chạy tuôn trào với ký ức thăng trầm được kết nối với nhau bởi vị thuyền trưởng Tê Nờ.

Tôi tốt nghiệp từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, chính xác là xuất thân của tôi là dân Vật Lý, mà cái Vật Lý này tôi đã chọn vào tháng 3/2003 cũng chỉ bởi vì dù là dân chuyên Lý nhưng trong ba môn Toán Lý Hóa thì tôi ngu nhất Lý, ngu nhất thì đi học cho khỏi ngu. Nhưng thật ra, một lý do khác là nghe đồn học Lý sẽ biết cách lý giải cho mọi sự vật trên đời, rồi học Lý làm quản Lý làm hợp Lý, nghe vui vui nhưng có nhiều ý nghĩa, vậy là tôi đã chọn Lý. Mà cũng đúng, học Lý xong tôi có dịp công tác tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên của trường với vai trò Phó Giám đốc luôn, quá hợp Lý, tôi cười miên man. Nhớ lại lúc đó, chắc cũng tại cái ương bướng của bản thân muốn tất cả sinh viên xung quanh mình không phải chịu cảnh thất học vì học phí nên tôi bám trụ ở đấy và nhận luôn vai trò đó.

Rồi một ngày đầu tháng 2/2008, tôi được cơ hội về cộng tác tại trường Đại học FPT, lúc ấy chẳng biết ất giáp gì về Đại học FPT, lúc ấy chỉ biết đến tập đoàn FPT. Hay gần hơn là biết đến Trung tâm đào tạo lập trình viên

quốc tế, lúc ấy tôi có dịp làm việc với anh Nguyễn Nhựt Tân, người cũng đã đồng hành với sinh viên trường Tự nhiên với những hoạt động tài trợ cho học thuật. Nhắc đến đây, tôi vẫn còn ấm ức vì không nhận được 10 triệu từ trung tâm, chỉ vì lúc ấy nhận được học bổng của thầy Trần Ngọc Tuấn, nhưng không đủ tiền đóng bổ sung để học hoàn tất tại trung tâm. Ấy vậy mà, giờ mới ngẫm lại cũng là duyên nợ khơi nguồn cho duyên nợ tính đến nay của tôi

Giai đoạn ấy, tôi được anh Nam Dũng gọi về chỉ với một câu đơn giản, tôi vẫn ghi đến bây giờ, “Chú có thích môi trường đổi mới không, dám thử thách nhận nhiệm vụ khó không?”, ấy thế mà, tôi đã quyết định chọn “Khát vọng đổi thay” để đầu quân về trường Đại học FPT. Nhưng thật ra lúc ấy chính là lúc tôi với khát vọng Khởi nghiệp cho bản thân mình, từ hai bàn tay trắng, từ kiến thức chuyên môn dành cho Marketing, cho quảng bá tuyển sinh, cho công tác tư vấn cũng chỉ bập bẹ, muốn xây dựng một sự nghiệp cho mình đấy chứ.

Máu, mồ hôi, nước mắt

Tôi rất băn khoăn, và lo lắng, lo cho vị thuyền trưởng của cả nhóm chúng tôi khi vị thuyền trưởng đứng trước nguy cơ không thể nào cầm được máu chảy ra rất nhiều, đúng là rất nhiều từ mũi của anh, anh Nam Dũng. Bạn có tin là bác sỹ cũng không thể nào cầm được không, tiến hành cho bịt mũi để hy vọng rồi máu sẽ không chảy nữa, hay sẽ đông lại thế là sẽ hết chảy, nhưng mũi không chảy được, nó lại chui xuống mà chảy theo đường họng, miệng ra máu liên tục.

Chuyến tư vấn tuyển sinh về với học sinh tại Bình Phước ngày ấy đã làm cả nhóm tư vấn đi cùng chỉ biết ngồi thần người ra, rồi một thành viên trong nhóm khóc thế là những thành viên khác khóc theo…

Uhm, thì lúc đó có ai có thể hình dung được hết công việc mình sẽ làm, sẽ chuẩn bị, sẽ đương đầu, chỉ có biết là hô chiến thì ra trận chiến ngay lập tức. Lúc thì đi tỉnh, lúc thì tư vấn tại các trường Trung học Phổ thông, anh em trong phòng lúc đó cũng có mấy ai. Ngoài tôi ra, có thêm chị Nguyệt chuyên tư vấn tại nhà, tôi thì chiến khu vực trường tại TP. Hồ Chí Minh, anh Dũng thì chiến các trường ở ngoài TP. Hồ Chí Minh.

Thế này để dễ hình dung, khi thì vừa long tong chạy lên bục tư vấn xong,

lại chạy xuống long tong chạy đi phát tài liệu tuyển sinh, phiếu thu thập thông tin học sinh để về tư vấn chuyên sâu hơn vì chỉ có 15 phút phát biểu dười cờ. Có những hôm anh Dũng đi tỉnh thì tôi lên phát biểu, lắm lúc chém mà giờ nghĩ lại lúc đó cũng gan dạ thật, nhưng biết sao được, thế và lực lúc đó không chiến thì không thể nào đáp ứng được mục tiêu triển khai cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh.

Còn hôm nào tôi và anh Dũng đi tư vấn, thì tôi ở dưới long tong cầm mi-cro chạy đầu này, đầu kia để học trò đặt câu hỏi cho anh Dũng. Mà có được học sinh quan tâm thì vui, có mấy trường mới nghe FPT lần đầu, không ai đặt câu hỏi, thế là tôi nghĩ ra trò ngồi ở dưới tám chuyện với một học sinh theo hướng tạo tính tò mò cho học trò, vậy là anh Dũng có ngay một câu hỏi từ phía học sinh.

Còn chị Nguyệt thì ở nhà toát cả mồ hôi, vì cũng là lần đầu làm hồ sơ tuyển sinh đại học, lần đầu tư vấn cho học sinh, mà có phải là tư vấn cho học sinh chuyên ngành của chị đâu, chị xuất thân từ dân kế toán. Ấy vậy mà chị với tôi ngồi diễn cảnh với nhau, thay phiên nhau, lúc tôi làm học sinh, lúc chị Nguyệt làm học sinh, rồi còn giả bộ làm phụ huynh nữa chứ, những câu hỏi hóc búa được cố tình đưa ra để tranh luận.

Những giọt mồ hôi cứ rơi theo mỗi nỗ lực của nhóm chúng tôi. Bây giờ tôi còn nhớ lúc ấy có một anh IT hỗ trợ chúng tôi rất nhiệt tình, anh Phong, nhưng giờ anh không còn làm ở FPT nữa rồi. Nhắc về anh tôi nhớ như in lúc mới vào không biết gì về IT là được anh hỗ trợ, dây cáp mạng anh cắt cho tôi để vào mạng trực tiếp mà không thông qua wifi tôi vẫn còn đang giữ ở nhà.

Câu chuyện có vẻ nhiều nước mắt rồi, quãng đường vừa qua đúng là quãng đường nhiều nước mắt nhưng mỗi lần hồi tưởng lại tôi lại vui, lại cười vì quãng đường nhiều ý nghĩa của mình trong hơn 5 năm qua.

Tôi tiếp tục nhớ đến lúc đội chúng tôi có thêm hai chị, lực lượng được tăng cường, thêm cho nhân lực tư vấn tỉnh chị Tâm, lực lượng tư vấn tại nhà chị Kha. Tiếp tục sau đấy là Vân, rồi Trinh, rồi Việt. Cuộc chiến vẫn tiếp tục…

Giai đoạn tuyển sinh cho tháng 4/2008 cũng sắp kết thúc, rồi thì cũng tổ chức thi tuyển, rồi sau đó tiếp tục đến giai đoạn tuyển sinh tháng 8/2008, rồi thì cũng tổ chức thi tuyển xong, rồi đến lúc chúng tôi lo nhất là không biết được bao nhiêu bạn sẽ quyết định chọn chúng tôi, chọn những “Khát vọng

đổi thay” mà chúng tôi truyền đi khắp nơi, chúng tôi nóng ruột từng ngày, từng khoảnh khắc trôi qua…

Nước mắt của tôi đã rơi khi trong quá trình làm công tác nhập học cho một bạn học sinh. Nhà bạn không khá giả gì mấy, nói chính xác là khó khăn về tài chính. Nhà thuộc diện nông dân, nhưng muốn con theo học FPT cũng chỉ vì mẹ muốn con “Đổi thay” hay chính xác hơn là thực hiện “Khát vọng Đổi thay” mà trước đây bà mẹ của cậu học sinh này không làm được. Nghe câu chuyện lúc ấy tôi chỉ muốn nói ngay với bác ấy, bác cứ cho nó học, con sẽ để lại hết phần lương của bản thân, sau này ra trường nó có tiền thì gửi lại cho con, xem như một phần tiết kiệm. Hồi còn ở Trung tâm hỗ trợ sinh viên, tôi đã kiên quyết không để cho sinh viên nào nghỉ học vì không có tiền đóng học phí, ấy vậy mà giờ tôi đã bó tay trước người mẹ có khao khát cho con “Đổi thay” như vậy…

Tôi càng nghẹn nước mắt hơn, khi trong câu chuyện bác ấy kể, bác ấy cũng đã quyết định bán đất, bán nhà cho con theo học tại FPT. Với người nông thôn, miếng đất ấy đâu chỉ là miếng đất, là tài sản, là ông bà, là vật mà bao thế hệ đã bám đất mà sống, tôi càng cảm thấy mình cần có hành động gì đấy. Nhưng quá trễ, chưa kịp nói, chạy ra, tôi đã không kịp có thông tin liên hệ, bác ấy đã đi về, tôi lại buồn…

2008, cũng trôi qua, khép lại với nhiều nước mắt hơn, khi chúng tôi không những không tuyển đủ chỉ tiêu, mà còn tuyển vượt chỉ tiêu. Vì lúc đó nếu như không đủ chỉ tiêu 250, sẽ không tổ chức tiến hành đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh. Nước mắt như vỡ oà vào ngày khai giảng.

Khai giảng đầu tiên khóa 4, và các đợt khai giảng 5, 6, 7, 8 tại TP. Hồ Chí Minh là mỗi khoảnh khắc tôi và nhóm chúng tôi nhìn lại thành quả lao động một năm.

FPT – Quốc gia khởi nghiệp

Tất cả, tôi nhận ra rằng mỗi người trong chúng tôi và các bạn sinh viên mà chúng tôi thuyết phục theo học tại Đại học FPT đều là những con người với khát khao khởi nghiệp, xây dựng tương lai, sự nghiệp từ mảnh đất FPT này…

20. NGƯỜI CAN ĐẢM (Xem chi tiết)

Cơm bác Thành

18. CƠM BÁC THÀNH (Xem chi tiết)

Nguyễn Thị Thanh Hảo

Khối Liên kết quốc tế

  • “Sao lại thế?
  • “Thế không biết à?”
  • “Không. Chẳng biết. Có ai nói đâu mà biết! ”
  • “Ừ, FPT là thế đấy.”

Bức xúc của nó được con bạn trả lời tỉnh bơ cứ như đó là việc hiển nhiên

  • Nhân viên thử việc thì trong hai tháng đó phải tự túc cơm trưa. Nó là nhân viên thử việc. Nó cũng không là trường hợp ngoại lệ nên nó phải TỰ TÚC CƠM TRƯA.

Nó vẫn còn ấm ức nhớ lại, ngày đầu tiên về FU làm, nó phải ngồi ké một chỗ với một em. Lúc nó đến, FPT mới lắp máy tính, nhưng dây mạng cứ lằng nhằng mãi không vào được. Ấn tượng xấu rồi đấy nhé! Nghe tiếng FPT đã lâu. Phỏng vấn ở FPT cũng mấy lần rồi đấy mà chưa có duyên thôi. Ước muốn làm cho FPT cũng nhiều rồi đấy nên bây giờ có duyên rồi thì ngày đầu tiên nó háo hức đi làm lắm lắm. Ấy vậy mà…nôi ôi, ngày đầu tiên tại FPT là như thế này đây. Không có sự chuẩn bị trước cho nhân viên mới gì cả, haizzzz…

Rồi bây giờ, nó cũng không có phiếu ăn trưa nữa… Vác cái bụng đói, cầm cái ví tiền ra quán cơm Thúy Hoa. Lần đầu tiên đi làm ở một công ty mà phải tự trả cơm trưa cho mình thế này. Í, cả anh Hiệu phó cũng ăn ở đây này. Mà sao đĩa cơm của anh ta được nhiều hơn của mình thế nhỉ. Chắc là nhìn còi quá nên chủ quán cho thêm tí, cho thêm tí nữa ấy mà. Ròng rã hai tháng trời, nó phải mua cơm của Thúy Hoa. Gọi là thử việc, nhưng mà trong hai tháng đó, nó làm việc cứ như nhân viên chính thức vậy. Nhiều việc phải làm chứ, vì đúng vào mùa tuyển sinh mà. Áp lực thử việc, áp lực công việc, cộng với bữa ăn trưa phải trả tiền mà chẳng ăn được nhiều vì mệt và vì cơm mãi mãi cũng chỉ những món đó – khó ăn lắm! Nó sụt mất hai cân (2 kg)…

Hình ảnh FU (bấy giờ nó đã phân biệt được nơi nó làm gọi là FU – nằm trong tập đoàn FPT) nhạt nhòa dần trong mắt nó. Mọi cái khác với sự tưởng tượng của nó quá. Nó đã quen làm kiểu từ sáng đến chiều tối, được ăn cơm trưa (kể cả có thưởng trong khi thử việc), mọi sự sắp xếp đều là chuyên ng-hiệp và chu đáo; đêm về ngủ ngon mà không phải lo công việc ngổn ngang. Còn ở đây, nó tự túc cơm trưa, đêm về vẫn phải nghĩ ngày mai phải đến sớm để lo công việc…

Thế rồi cuộc sống xô bồ cũng khiến nó bỏ qua tất cả để có thể làm việc và nuôi thân. Tuy nhiên, câu chuyện bữa cơm trưa thì nó không thể nào quên. Nó vẫn bức xúc lắm, dù rằng nó đã là nhân viên chính thức, đã được cấp phiếu ăn. Mọi người nói với nhau “cơm bác Thành chỉ có thế thôi!”. Nó tò mò muốn biết tại sao một ông còm nhom, miệng nói liến thoáng, có phần đanh đá kia lại có thể “thâu tóm” rất nhiều nhân tài về FU với cái bữa cơm trưa như vậy? Nó quyết định search Google “Nguyễn Khắc Thành FPT”. Nó đọc ngấu nghiến vị “viện sĩ” này. Ồ, hóa ra “cái ông còm nhom” này không đơn giản như nó tưởng. Hình như nó đang hiểu lầm “chiến lược” của ông ta…

Có lẽ miếng ăn không phải là tất cả để đánh giá sự việc một cách đúng đắn và hợp lý nhất. Không thể lấy cái bề ngoài để đánh giá mà phải nhìn vào đúng bản chất sự việc. Với bác Thành, việc bị gọi là “triệu phú đô la kì dị” cũng chẳng sao. Việc đi làm bằng xe gắn máy, xe taxi thì bác cũng chẳng làm ảnh hưởng đến ai, chẳng phải sợ điều tiếng gì. Việc sống trên tầng 16 của một khu chung cư cũ cũng bình thường thôi. Việc đi làm từ thiện cũng không cần ai phải ghi danh, điểm tên. Giản dị có khi là những chiếc quần đùi đã qua nhiều năm tháng mà vẫn mặc ngon lành. Có lẽ chính cái quan điểm “lá lành đùm lá rách”, “tiết kiệm là thượng sách” khiến bác không quan trọng cái miếng ăn. Bởi dù sao, đâu cần ăn gì xa hoa, đâu cần ăn sơn hào hải vị, các cụ ngày xưa hay toàn dân tộc Việt Nam vẫn chiến đấu anh dũng, sáng suốt trong đường lối lãnh đạo để chiến thắng giặc ngoại xâm. Ăn đủ chất là được. Thúy Hoa là quán đã có thịt, tôm, cá, rau, củ, quả. Cần gì nữa? Không những thế, toàn bộ nhân viên của bác cũng sẽ có ý thức về việc tiết kiệm “cái mồm” để làm những việc có ích hơn. Ai không ăn được cơm của bác thì mang cơm đến phòng ăn. Bác vẫn trang bị đầy đủ điện, nước, điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng… cho nhân viên có thể ngồi ăn cơm trưa ngay trong trường. Bác không cấm. Và bác cũng không thay đổi khẩu phần ăn. Sự cương quyết đó cũng là hợp lý thôi. Làm dâu trăm họ không thể đáp ứng và làm hài lòng hết tất cả. Quan trọng là biết cái gì đáng làm hay không đáng làm.

Thấm thoát đã 2 năm nó làm cho FU. Nó không còn cảm thấy bức xúc cho cái bữa trưa nữa vì đã có sửa đổi: “nhân viên thử việc được phát phiếu ăn trưa” và vì nó nghĩ về cái quan điểm của bác. Nó dần hiểu ra FU chính là đại gia đình mang đậm bản chất của người Việt : cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, tình cảm.

Sự khác nhau giữa công ty của Nhật và công ty của Việt Nam là vậy.

Chẳng biết nó có hiểu đúng quan điểm của bác hay không. Nhưng nó tin, “cơm bác Thành” sẽ không là đề tài bàn tán trong sự bức xúc nữa. Mong rằng, bác sẽ có câu trả lời hợp lý. Mong rằng bác luôn khỏe mạnh dù có còi cọc, tí hon. Mong rằng, dù bác có đanh đá mấy chăng nữa thì bác vẫn là “viện sĩ” có tâm, có đức, có tài như mọi người vẫn nói về bác.

19. NHỮNG ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN (Xem chi tiết)

VĂN

17. VĂN

Người FE từ nói, nghĩ, làm, tới ăn, chơi đều máu, chỉ có khâu thể hiện tình cảm đôi khi có phần e lệ. Mọi cảm xúc giấu kín, những câu chuyện có phần bí mật lẫn những sáng tác đầu gối tay ấp đã từng đình đám một thời tại từng đơn vị được cho lên đây hòng khai quật thêm tài năng lẫn xúc cảm chưa từng được đào xới của người FE.

FAT2 TRUYỀN KỲ

ĐINH HOÀNG GIANG

Nguyên cán bộ FAT HN

Chặng đường phiêu bạt giang hồ chất chứa những kỷ niệm buồn vui, những đại cao thủ hành tung kỳ quái, những mỹ nhân nhan sắc diễm lệ…

tất cả đều được tái hiện lại trong tác phẩm “FAT2 Truyền kỳ”. Tác phẩm có một chút hư cấu từ các bài viết trong Võ lâm, viết kỷ niệm 10 năm FPT Education.

Hồi 1: Tụ binh khởi nghĩa

Năm ấy là vào khoảng năm 2007 sau công nguyên, dưới vương triều FU, thôn FAT2 ngày ấy có 3 anh em: anh cả LongVH, anh thứ VinhND và em út là HongDV. Ba anh em chăm chỉ làm ăn, mỗi người gây dựng cơ nghiệp, thao lược mưu đồ riêng cho thôn ngày một to đẹp. Anh cả LongVH lo hoạch định chiến lược, anh thứ VinhND suốt ngày tất bật với công việc tu sửa lại sơn trang còn em út HongDV có được ít nhan sắc nên anh cả phân công cho việc phát triển quan hệ với đám quan lại ở xung quanh làng Hacinco .

Năm đó triều đình niêm yết “chỉ tiêu tuyển sinh”, ba anh em nhận được tin liền họp nhau lại. Anh cả LongVH nói:

  • Lần này anh em chúng ta tham gia thi đấu, Collection với Billing đã được triều đình công bố rõ ràng rồi. Anh sẽ chịu trách nhiệm tuyển thêm binh sĩ để thôn ta góp sức cho triều đình lần này.

Anh thứ VinhND lên tiếng :

  • Hiện giờ, sơn trang đệ đã tu sửa xong, huynh tuyển thợ về lắp… mấy cái máy tính nữa là binh sĩ của ta có thể rèn luyện ngay đuợc.

Anh cả trả lời:

  • Chú nói chí lý.

Em út HongDV nhỏ nhẹ:

  • Thưa 2 sư huynh, theo muội chúng ta cần có thêm 1 cô nương để thỉnh thoảng lo việc trà thuốc, tiếp đón, thuyết phục nghĩa quân đến tham gia tuyển sinh. Muội đã tuyển chọn kỹ lưỡng được 1 người có khả năng làm được việc này rồi ạ.

Nghe thấy thế 2 anh em vui lắm liền hỏi. Đó là ai vậy?

HongDV liền cho gọi người đó vào.

Đứng trước mặt 3 anh em là 1 cô nương rất đạo mạo, xinh xắn với thân hình dong dỏng cao nhưng không được… người mẫu cho lắm.

Anh thứ VinhND thất kinh hỏi :

– Chị tên gì?

Cô nương vẫn giữ nguyên nét mặt, nghiêm nghị trả lời :

– Chị tên là ThuyNTT em ạ.

Lúc này anh cả LongVH mới lên tiếng:

  • Ồ, hoá ra đây là Thuỷ Nờ TT ở chân núi Yết Kiêu, vang danh thiên hạ. Vậy là thôn ta đã có 4 võ lâm cao thủ rồi, đệ viết cáo thị post lên website của triều đình, kiếm cho anh 1 người sửa máy tính nữa để chúng ta sớm đưa sơn trang vào hoạt động cho kịp. Mọi người ai cũng đã biết công việc của mình rồi, cứ thế mà làm đi nhé.

Chưa kịp dứt câu, anh cả Long đã… bay vút một cái, lăng ba vi bộ… ra chỗ gửi xe, Trong chốc lát, chị ThuyNTT chỉ còn thấy một vệt bụi mờ phía chân trời, bóng anh cả đã biến mất sau lùm cây…

Hồi 2: Thánh chỉ, tạ ân

Thấm thoát cũng đã gần 1 tháng trôi qua, website của triều đình chẳng có ai vào nên việc tìm người của anh cả LongVH có vẻ như không thuận lợi. Anh thứ hiểu được nỗi lo của anh mình bèn viết sớ tâu lên triều đình nhờ phái bồ câu đưa thư đi khắp nơi nhằm tìm cho được cao thủ trong lĩnh vực quản trị máy tính.

Rồi đến một hôm, 2 anh em đang ngồi đánh cờ phía sau sơn trang thì nhận được tin báo từ triều đình:

“Thuận thiên thừa mệnh, hoàng đế chiếu viết: Để phục vụ cho công tác tuyển sinh, nay triều đình tuyển cho thôn 1 chú thợ sửa máy tính, ban thêm cho 1 mỹ nhân để lo việc hậu sự lặt vặt của sơn trang. Các công việc của thôn phải sớm tiến hành… Tuân chỉ…”

Hai anh em mừng rỡ cúi mọp xuống tạ chỉ long ân và từ biệt viên thái giám, không quên hối lộ cho hắn 1 suất KFC để hắn về bẩm tốt cho thôn với triều đình…

Hồi 3: Hữu duyên kỳ ngộ

Lúc này, chỉ còn lại 2 anh em và 1 nam, 1 nữ, dáng hình nhỏ thó nhưng vẻ rất tự tin, thanh tú.

Anh cả Long trợn mắt hỏi người con trai:

– Nhà ngươi tên gì?

Người con trai sắc mặt nghiêm nghị, khí khái bất phàm… điềm tĩnh đáp:

  • Tại hạ nhận được email quảng cáo bang chủ đang chiêu mộ hiền tài nên về đây một lòng muốn giúp bang chủ oai trấn võ lâm, hùng bá thiên hạ. Mong bang chủ tiếp nhận.
  • Vậy ngươi có tài cán gì?
  • Dạ, bang chủ… Tại hạ có thể hô phong, hoán vũ… lập trình ổ cứng, viết code sửa main… việc gì liên quan đến máy tính tại hạ đều có thể làm được ạ.

Bấy giờ, anh thứ mới ghé tai nói nhỏ với bang chủ:

  • Đại ca… em nghi thằng này nghiện Game lắm đại ca ạ. Nghe biệt danh của nó trên mạng là em biết… Nó nổi tiếng lắm đấy ạ.

Anh cả trầm ngâm một lúc rồi quay sang nói với chàng trai:

  • Không sao… Anh quyết nhận chú vào sửa máy tính. Sắp tới chú thiết lập hệ thống rồi cắm chuột, cày mấy cái web cho anh.

Chàng trai nhận lời xong, liền tung mình, nhảy vút lên không trung… cả anh cả lẫn anh hai đều giật mình thất kinh, chỉ kịp thoáng nhìn ngón chân chàng trai lướt nhẹ trên cành trúc rồi biến mất…

Thấy bang chủ vẫn còn ngơ ngác trước uy lực thâm sâu của chàng trai, anh thứ VinhND khẽ nhắc bang chủ về cô gái dáng người cổ quái, mắt sâu, môi thâm, với 2 chiếc răng khểnh nhọn hoắt, đang đứng khép nép ở góc sân.

Anh cả Long thở dài:

  • Thế này mà tên thái giám bảo là… mỹ nhân, xinh lắm Anh thứ biết ý:
  • Loại này chỉ nên cho đi dọn dẹp sơn trang thôi anh ạ.

Cô gái nghe thấy vậy chợt bật khóc, hai hàng nước mắt từ từ lăn dài trên má rồi sụt sùi kể:

– Tiểu nữ họ Tạ đệm là TT, nhà ở trên đỉnh Phú Thọ, vừa rồi tự nhiên xảy

ra động đất, núi lửa phun tràn, nhà cửa cây cối bị tàn phá hết vì vậy tiểu nữ quyết định di cư lên triều đình để tránh thảm hoạ. Không ngờ khi lên triều đình chưa kịp gặp hoàng thượng thì đã bị tên thái giám cho đi đầy về đây ạ.

Anh thứ Vinh nghe vậy mủi lòng:

Thôi được, nếu bây giờ ta sai cô nương làm kế toán, hành chính cả trông coi bí kíp cho các binh sĩ, cô nương có làm được không?

HangTT lí nhí khẽ dạ một tiếng nhận lời rồi cảm tạ 2 anh ra về, trong lòng không thôi nghĩ về chàng thanh niên chưa kịp biết tên khi trước…

Hồi 4: Mỹ nhân xuất hiện

Chưa hết hỉ đã gặp hung

Trùng trùng kiếp nạn anh hùng gian nan

Cũng may số kiếp chưa tàn

Mỹ nhân xuất hiện đánh tan cường quyền

Bình minh vừa ló dạng, mặt trời hôm nay lên có vẻ sớm hơn mọi ngày. Có vẻ như vậy bởi đó là cảm nhận của anh cả LongVH sau một đêm dài coding và xem phim trên Cinemax. Anh mở toang cửa sơn trang đứng vươn vai thư giãn, rồi… phi thân ra bờ suối gần đó rửa mặt. Anh vừa rửa mặt vừa thở hắt ra khoan khoái vô cùng. Bỗng nhãn quang của anh như bị điện giật. Bên kia bờ suối có 1 nữ nhân mặc y phục màu hồng thêu hoa đang đung đưa trên làn nước. Anh cả Long ngơ ngẩn nhìn, khẽ kêu lên:

– Thế gian có người con gái đẹp đến vậy ư ?

Quả đúng như vậy, Nàng có làn da trắng tuyệt mỹ thướt tha trong bộ áo hồng nhạt cộng với ánh nắng sớm của buổi bình minh làm cho thần tiên cũng phải ngẩn ngơ, đắm đuối. Khuôn mặt thiếu nữ trông hiền dịu, đôi mắt thơ ngây không đượm một chút phong trần. Anh cả ngồi yên một chỗ ngơ ngẩn nhìn như quên hết mọi thứ xung quanh. Chỉ đến khi phía bên kia cô gái phát hiện ra người lạ mới kêu toáng lên:

– Lão kia, nhìn gì vậy ?

Anh cả lúc này mới tỉnh lại, vội lên tiếng thanh minh:

  • Cô nương thứ lỗi, tại hạ bang chủ FAT2. Sáng ra bờ suối rửa mặt. Chẳng hay mạo phạm. Xin hỏi cô nương đến thôn ta có việc gì vậy?

Thiếu nữ e ấp trả lời:

  • Em đến thôn xin làm giáo vụ ạ. Anh cả nghe thế mừng quýnh :
    • Hí hí… có được giáo vụ xinh xắn như em thì còn gì bằng. Thất lễ, thất lễ quá… xin được biết quý danh.
  • Em là AnhPTH, đi cùng em còn có sư huynh tên Hà họ là đờ mờ, giang hồ biết đến với chiêu Ma két thần chưởng. Sư huynh hâm mộ tài năng của anh đã lâu và rất muốn được tiếp kiến. Chẳng hay, anh có cần người giúp không…
  • Cần mà, em gọi ngay hắn đến gặp ta.

AnhPTH lúc này mới vận công, tay nàng khẽ lướt trên làn nước tạo thành những vòng xoáy mỗi lúc một lớn. Hào quang ở giữa sáng chói phát lên sáng rực cả rừng cây. Chỉ trong tích tắc, HaDM đã xuất hiện.

  • Có kẻ nào ức hiếp muội vậy? AnhPTH nhỏ nhẹ:
  • Muội dùng vô ảnh quang tâm gọi huynh đến là để tiếp kiến bang chủ, sao huynh còn chưa bái tạ ngay.

HaDM nghe vậy hồn bay phách lạc, biết mình đã mạo phạm cao nhân nên vội cúi mình quay sang phía Anh cả:

– Tại hạ, HaDM xin ra mắt bang chủ ạ.

Anh cả thấy người này công lực cao siêu, ăn nói nhỏ nhẹ lại có khí chất, trong lòng mừng rỡ vô cùng:

  • Hôm nay chiêu nạp được 2 vị, ta mừng lắm. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ta sẽ quyết góp sức cho triều đình, cuối năm kiếm chút bổng lộc. Nào, mời 2 vị cùng về sơn trang để gặp: HongDV, VinhND, GiangDH, HangTT, ThuyNTT… bàn thêm kế sách.

Hồi kết

Xuân qua đông tới, thấm thoát cũng đã được 2 năm, dưới sự lãnh đạo của bang chủ LongVH, thôn FAT2 ngày một lớn mạnh, quân số đông hẳn lên. Mỗi thành viên đều cảm thấy tự hào vì những gì mình đã đóng góp. Có người ra đi, có cao thủ mới vào, cứ thế quyết tâm vượt chỉ tiêu, hoàn thành nhiệm vụ.

Chị HongDV: Đã chuyển sang TienPhongBank.

Anh VinhND: Đã nghỉ làm ở FPT để ra ngoài tự doanh.

Em HangTT: Sang FAT1.

Theo thời gian thôn có thêm những member mới như: chị HoaKTM (đã chuyển sang FAT3, em HuongNQD và chị VânTN (sang Omega).

Hiện có em PhuongNTM tác ta phụ trách hành chính – kế toán.

A TungPH thay anh XuanQN làm trưởng môn nhân.

Em LoanPT trông coi bí kíp võ công.

Em Hà phụ trách Giáng long thập bát… chổi.

Chuyện kể đến đây là hết, người kể rất muốn đặc tả hết được chân dung của tất cả mọi người ở thôn FAT2 nhưng thời gian có hạn, chúc tất cả mọi người và gia đình mạnh khỏe, thành đạt.

APTECH góp nhặt

Dương Trọng Tấn

Giám đốc Dự án Công nghệ giáo dục ĐH FPT

Nguyên phụ trách Đào tạo FAT HN

  1. Được gọi đặc cách vào làm giảng viên, mình bảo “em không thích dạy học lắm”. Chuẩn bị đâm đơn sang FSOFT rồi nên không nghĩ tới việc dạy.

Một tháng sau đổi ý, đi thi đấu như bình thường, thi ba lấy hai. Sếp nhận mình nói nhỏ “chú hơi đuối”.

  1. Gọi lên giao việc, sếp bảo “có hai lớp, chú dạy một lớp được không?”. “Được ạ”.

Lúc ra về, hỏi lại sếp “lớp kia nhận nốt được không ạ?”. “Chú có xua (sure) không?”. “Sure”. “Thế thì để cho chú làm nốt”. Ấn tượng về tinh thần FPT nó là đơn giản thế thôi. Cũng chẳng có gì là sâu sắc.

Ngày ấy nhằm tháng 8 năm 2004.

  1. Cái sướng nhất khi làm ở Yết Kiêu là sáng nào cũng được ngồi như ông cụ, uống trà, đọc báo mới trước khi vào lớp dạy. Cả trung tâm mình thường là người hưởng đầu tiên vì đến sớm nhất. Hôm nào tới phòng chờ cũng thấy trà đã được hãm, báo mới đã đục lỗ sẵn sàng trên giá. Sau này mới ngấm chuyện “tạp vụ” này thực sự quan trọng trong việc nuôi dưỡng hưng phấn làm việc của cả nhà. Chính chị Tạp vụ đã dạy cho mình bài học về tính chuyên nghiệp và lòng yêu công việc; không phải Sếp.
  2. Ai dạy học ở đây cũng phải kinh qua một thời gian dài “ăn cơm như nhai rạ”. Dạy học giờ M đến chín rưỡi tối, về nhà đã hơn mười giờ, cơm nguội ngắt, ngồi một mình. Rạ cũng phải nhai, không thì sáng hôm sau lấy hơi đâu mà nói. Dạy học giờ M là nỗi kinh hoàng của các bà vợ chờ chồng, nỗi kinh hoàng của các cô giáo có con nhỏ. Nhưng nay không ai phải dạy giờ M nữa thì lại lo chết đói. Cuộc sống nó thế mà.

Thế mà có người như GS Trí, mười năm liên tục chưa bao giờ không dạy giờ M.

  1. Làm giáo viên ở đây sợ nhất là bị phụ huynh đòi gặp để tặng quà. Chuyện này cực kì hiếm khi xảy ra nên hầu như ai cũng không có kinh ng-

hiệm từ chối. Có bà mẹ học viên hành nghề buôn vải tích cực quá đòi tặng tất cả các cô giáo mỗi người một miếng may áo. Cả nhà ngồi nhìn nhau ngơ ngác không biết làm gì, đành đá bóng nhờ các cô giáo vụ trả giúp.

Có lần một ông bố kéo mình ra góc tối dúi cho cái phong bì. Đẩy qua đẩy lại vài lần mình dứt khoát từ chối rồi bỏ chạy như ma đuổi. Ông bác này lại là nhân viên FPT, làm bảo vệ cho cửa hàng điện thoại Motorolla độc quyền trên phố Trần Hưng Đạo. Đấy là lần đầu tiên và duy nhất. Sau này rút kinh nghiệm, mình không cho phụ huynh nào số điện thoại riêng. Mọi việc xin mời qua trung tâm. Thế là yên từ đấy.

9/2013

Ngọn lửa trong tôi có tên

“FPT-APTECH”

Khổng Thị Minh Hoà

FPoly HO

Nguyên cán bộ FAT HN

Quá gắn bó, quá thân thương và ngọn lửa trong tôi có tên “FPT-APTECH”.

Tôi là một người rất bình thường với tuổi thơ bình yên, sức học không nổi bật, điểm thi các trường cấp III, Đại học chỉ ở mức độ khá. Tính cách sớm nắng chiều mưa, có phần lập dị, cô đơn và là con một.

Tôi giản dị đến mức những đứa bạn mới gặp lần đầu thường hỏi tôi là:

“Bạn quê ở đâu?”. Có lẽ vì khuôn mặt hiền hiền, ngây ngô của tôi thì phải.

Sau khi rời giảng đường Đại học, tôi cũng như các bạn khác lao đi tìm việc làm. Và may mắn đã mỉm cười với tôi khi tôi được anh Thành cho tôi cơ hội vào làm tại FPT-APTECH. Điều đó cũng hoàn toàn bất ngờ vì tôi nộp hồ sơ và thi vào FOX. Lần đầu tiên leo lên 4 tầng ở Yết Kiêu, tôi ấn tượng với không gian màu trắng, cửa sơn xanh với hai dãy hành lang dài. Đó là nơi đẹp nhất vào thời điểm đó mà tôi đã từng tới.

Phòng Reception sau này là nơi tôi làm việc trong 6 năm, từ vị trí công việc đầu tiên là làm Lễ tân và sau này là Tư vấn. Trong phòng thời gian đầu có 5 người: Anh LongMT – Trưởng phòng Mar., chị NgaNV, chị ThuỷNTT – Tư vấn và tôi là Lễ tân. Sau này anh Long đi học rồi chuyển về làm Giám đốc Arena, chị Nga thì đi Mỹ rồi về làm cho Ngân hàng. Phòng chúng tôi có thêm cậu em ThànhVC, rất ngoan và giỏi – Thành hiện đang học và làm việc tại Mỹ.

Anh TríTĐ, anh LâmPT, Chị Thúy Anh, chị HươngNT12 có thể gọi là thế hệ thứ 3 của FPT-APTECH. Thế hệ đầu bao gồm những người có công sáng lập nên trung tâm như anh Thành, chị Loan, anh LongMT, chị Nga, chị Nguyên và đội ngũ giáo sư nổi tiếng như anh Khánh Văn, anh Thắng, anh PhươngTM, anh TrungTM. Thế hệ thứ hai là chị HươngLD, chị Thủy, anh Trúc, giáo sư Chương, Anh HùngLT, Chi…

Anh Thành là người nổi tiếng ở FPT. Khi tôi vào, sự kiện nào ở FPT cũng không thể thiếu anh. Anh là người giản dị và rất tình cảm. Cho đến tận bây giờ chúng tôi vẫn nói về anh như một “Thần tượng” của mình.

Tôi gặp anh TríTĐ lần đầu tiên trong phòng Faculty, câu chào của tôi là “Cháu chào chú” và đã bị comment “Sao em gọi anh bằng Chú. Không được!”. Sau này tôi chuyển cách gọi xưng hô với các Giáo sư là Anh. Tính đến thời điểm đó tôi là nhân viên trẻ nhất của trung tâm, mới 23 tuổi. Mỗi lần có vụ liên hoan nào tôi luôn ngồi cạnh anh Trí và dù anh đã không còn dạy ở FPT-APTECH, nhưng anh vẫn nói “Anh luôn có cảm giác rất gắn gắn bó với Yết Kiêu, với con người ở đó.”

Anh LâmPT cũng là người anh thân thiết của tôi. Tôi thân với anh từ những ngày đầu tiên đi làm. Vì hai anh em đều vào làm cùng đợt với nhau. Hồi đầu anh Lâm trông trẻ lắm, vì cũng mới 25 tuổi. Sau đó một thời gian, thấy anh phải để râu, trông già hơn. Sau khi lấy vợ thì không cần để râu nữa anh nhỉ?

Chị Thúy Anh là người tôi vẫn gọi là Thùy Anh hay Tùy Anh. Hai chị em cũng same same tuổi nhau. Câu nói tôi thường nói với chị “Em bực, chị phải nghe!”, và cứ thế chị kiên nhẫn ngồi nghe tôi kể lể. Và chúng tôi trở nên gắn bó lúc nào không biết.

Một người tuy không cùng thế hệ thứ ba với chúng tôi, vì anh vào làm trước tôi. Tôi rất quí mến anh. Đó là Anh TrúcLT. Hồi đầu anh khó gần lắm. Có lẽ phải mất đến 1-2 năm, hai anh em mới thật sự hiểu và nói chuyện được với nhau. Tôi và Thúy Anh thường sợ anh không có người yêu vì phải ai thật sự hiểu mới có thể làm “Trái tim anh không ngủ yên được”. Và cuối cùng anh đã gặp được bến đỗ hạnh phúc của mình.

Tôi may mắn có cùng mệnh, cùng sao với chị trong lá số Tử vi, Người chị cả của FPT-APTECH – Chị LoanLT. Chị là người quá xuất sắc trong mọi công việc. Từng công việc, từng đồ vật ở trung tâm, từng chậu cây ở trung tâm đều mang dấu ấn của chị. Tự chị đi mua, đi chọn, đẹp, rẻ. Chị tranh thủ buổi trưa đi chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi để đi mua đồ cho trung tâm hoặc làm việc. Tranh thủ đầu giờ sáng đi nộp tiền trên HO rồi lại về làm việc. Chị như con thoi di chuyển sáng ở FU chiều ở FPT-APTECH trong giai đoạn setup Đại học. Vất vả, mệt mỏi nhưng không thấy chị phàn nàn bao giờ. Chị là niềm tự hào của FPT-APTECH và của chị em Yết Kiêu chúng tôi.

Chị HươngNT12 cũng là người chị của chúng tôi. Chị luôn luôn quan tâm, chăm sóc chúng tôi. Tôi có Bob được 1 tuần chị cũng là người đầu tiên đến thăm, quần áo của Bob, chị cũng là người thêu tên cho khỏi nhầm với của bé khác…

Tám năm thì sáu năm tôi làm tư vấn. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại phù hợp làm Tư vấn với cái kiểu “Nghĩ gì nói đấy” và cái tài “Không biết ăn nói” của mình.

Tôi nhớ Anh Thành dặn: “Các em phải tự tin về sản phẩm của mình, thì mới tư vấn cho khách hàng được.” Mỗi lần tư vấn khách hàng của tôi, thực tế như là một cuộc trò chuyện tâm sự về cuộc sống, công việc đan xen với việc chính là tư vấn để học lập trình. Tôi luôn chỉ ra những cơ hội và cả những khó khăn cho các bạn muốn theo đuổi nghề Lập trình.

Bản thân tôi luôn tâm niệm mình phải làm thế nào để học viên đã, đang và thậm chí không thể học được nghề Lập trình cũng không thể trách mình được điều gì. “Luôn luôn nice với khách hàng và học viên là “status” của dân tư vấn.” Và tôi luôn có những người bạn thân thiết là học viên.

XuânQN cũng là một trường hợp đặc biệt. Đang là sinh viên ĐHBK, Xuân đã thi vượt giai đoạn kỳ I để vào học thẳng kỳ II. Và tôi cũng là người FPT-APTECH đầu tiên mà Xuân gặp. Anh Sinh Thành, Quang Anh, TuânN, TấnDT, Dũng cũng là những học viên mà sau này trở thành Giảng viên mà tôi rất quí mến.

Sau này tôi có cơ hội làm việc tại FAT2, FAT3 với những đồng nghiệp mới, những thế hệ trẻ của FPT-APTECH. Mỗi người, mỗi tài năng và mỗi tính cách. Tôi cảm thấy FAT đang trở thành một đại gia đình, đông vui, phát triển và từ em út trong gia đình giờ tôi đã được làm chị và đang cố gắng xứng đáng với chữ “Chị” trong gia đình lớn của mình.

FPT-APTECH sẽ mãi là nơi tôi gắn bó và hy vọng mọi người cũng sẽ tìm thấy cuộc sống, niềm vui như tôi khi sống và làm việc tại FPT-APTECH.

Duyên phận với “FAT”

Vũ Trần Lâm

Khối Liên kết quốc tế

Nguyên giảng viên FAT HN

Hồi 1: Lên đời với “FAT”

Một ngày đẹp trời cuối tháng 8/2002, mình lọ mọ mò lên phòng tư vấn của FAT để hỏi thông tin về khoá học lập trình viên Quốc tế. Các chị tư vấn cực pro, ăn nói nhẹ nhàng và thế là mình quyết định học ở đây ngay. Mà cũng lạ không biết tại sao mình lại quyết định học nhanh thế, mà lại đóng tiền luôn một cục những “1.600 USD” cơ chứ. Có lẽ đó là cái duyên của mình với FAT và sau này là FPT.

Nhớ lại hồi đó, học tại FAT sao mà “sành điệu”thế. Mình đeo cái thẻ sinh viên FAT đến trường đại học mà cảm thấy “oai như cóc”. Bạn bè thán phục và nhìn mình bằng ánh mắt khác hẳn ngày thường. Thực sự là rất hãnh diện vì mình học “trường Tây” mà.

Tóm lại là cũng chưa hình dung mình sẽ học gì và sau này làm ở đâu những cũng lờ mờ cảm thấy tương lai cũng có chút “đảm bảo”.

Hồi 2: Luyện võ tại “FPT Aptech”

Học rồi mới biết. Quả thật khác xa ở đại học. Khó khăn và vất vả. Từng môn học lập trình đều phải lao vào đọc sách và tìm tài liệu bởi vì hồi đó ở các trường đại học đâu có dạy kiến thức mới về CNTT. Lớp của mình là C0209G là lớp đầu tiên về .Net, toàn công nghệ mới nên phải lao vào đọc sách và search google.

Rồi dần dần qua các kỳ học vất vả, lượng kiến thức tích luỹ càng nhiều và càng thấy tự tin hơn. Mặc dù thực sự vất vả nhưng các thành viên của lớp không ai bỏ cuộc cả. Cả lớp như bị bỏ “bùa mê thuốc lú”, quyết tâm học hết 2 năm và mong muốn làm cho FPT. Cái này ngẫm nghĩ lại đúng là mình đã bị bác Thành “còi” bỏ bùa mê rồi. Hôm khai giảng nghe bác nói đã thấy thích, rồi sau đó trong quá trình học được nghe bác kể chuyện và hát STCo lại càng thích hơn.

Cái hay của FAT có lẽ là học tại FAT bạn sẽ cảm thấy mình không chỉ là một sinh viên FPT mà bạn còn cảm nhận được văn hoá của FPT. Mình nhớ rõ, Olympic FPT 2012 sao mà vui thế. Lần đầu tiên đi dự một lễ hội mà lãnh đạo và nhân viên chan hoà thân thiện đến cực kỳ. Mình kết nhất là tiết mục “chửi như hát hay” của anh Ngọc và Hưng Đỉnh. Cũng lúc đó trong mình đã có cảm nhận quyết định sẽ gắn bó với FPT.

Hồi 3: Vinh quang với “FAT”

Đúng là học tại FAT có khác, học được 2 kỳ, có đợt tuyển tại FSS (FIS bây giờ) mình đăng ký và trúng tuyển luôn. Tuy nhiên làm một thời gian thấy chán và nhàn quá nên quyết định quay về học tiếp. Sang kỳ 3, lại đến FSOFT tuyển và thế là mình lại ứng tuyển. May quá lại trúng tuyển và rồi đi làm cho FSOFT. Cứ như vậy, sáng đi học, chiều tối làm cho FSOFT, dự án cứ tiến triển đều đều.

Nhưng quả thật nếu mà cứ làm ở FSOFT thì sẽ không có câu chuyện “Duyên phận với FAT” này. Sự thay đổi đã đến, cuối tháng 7 năm 2004, đang làm tại FSOFT, anh Thành “còi” gọi điện thoại và hỏi rất ngắn gọn “Chú có muốn đi dạy không?”. Lúc đó mình có biết đi dạy là gì đâu, mà cũng không biết mình có dạy học được không, nhưng do nhiễm tinh thần “FPT” nên cứ ừ đại. Thế là về đi dạy. Thời gian đầu run thật nhưng càng dạy thì càng thấy thích và biết mình đã chọn đúng. Cái này phải cám ơn bác Thành.

Hồi 4: Tạm xa “FAT”

Thấm thoát mình đã dạy tại FAT được 7 năm. Thời gian cũng lâu và dạy mãi đâm ra mình lại thích thay đổi. Lúc đó có xin anh Thành sang làm dự án mới và phải xa rời FAT. Công việc mới, lĩnh vực mới và con người mới. Lúc đầu cũng lo lắng nhưng với “độ máu và liều” nên dần dần cảm giác đó cũng qua đi. Quan trọng là dù dự án mới những vẫn thuộc FE và liên quan đến FAT, vẫn có cảm giác là thành viên của FAT. Nhất là thỉnh thoảng anh em bên FAT vẫn alo thế là lại “lượn” và “say”. Công nhận là mình vẫn thấy ở FAT sướng.

Hồi 4++: Trọng trách mới ở “FAT”

Đúng là cái duyên phận. Đã muốn thay đổi nhưng sự thay đổi không được lâu. Làm dự án gần 1 năm thì mình lại “được” quay về FAT, về lại mái nhà xưa. Về với công việc quen thuộc được một thời gian thì FAT lại thay đổi và lại nhận thêm “trọng trách” mới. Đó là “làm con buôn” thực sự, và mục tiêu mới là làm thế nào để FAT tiếp tục phát triển. Con đường phía trước sẽ rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên cho đến lúc này khi đang viết sử ký mình vẫn tin một điều: FPT ¼ thế kỷ thì FAT cũng sẽ 14++ năm…

Nó đã “bơi” thế đó

Nguyễn Thị Mai Phương

FU HL

Nguyên cán bộ FAT HN

Nó vốn trầm tính, ít giao tiếp và sống khép kín với mọi người. Nó thích mơ mộng những điều viển vông chưa bao giờ có thực. Và nó ghét cái thế giới mà nó đang sống. Nó ghét khi phải nghe lời mẹ nó răm rắp từ việc phải học gì, phải làm gì cho đến cả việc chỉ được phép chơi với những ai. Rồi nó ghét ông sếp suốt ngày soi chữ nghĩa của nó: Sao lại viết là lễ meeting, người Việt Nam không có chữ meeting, phải viết là lễ mít tinh.

Nó ghét hết, nó nghĩ là nó đã sinh ra nhầm thời. Cái thời nó sinh ra lẽ phải là cái thời xa xưa giống như phim chưởng Hồng Kông vậy. Ở đấy có các cô gái ngang tàng, hiệp nghĩa, giỏi võ thuật và cũng rất đáng yêu – Đáng yêu như nó vậy. Vậy mà nó lại ở đây, ở cái xã hội mà nó phải nghe lời mẹ nó biết cúi đầu chào lão dê già hàng xóm hay khen một chị hát vọng cổ hay. Rồi đến ông sếp suốt ngày mắng nó khi vừa nghe ai đó nói mà không cho nó có 1 cơ hội để giải thích.

Chán nản, nó lượn lờ trên mạng, để tìm kiếm 1 điều gì đó có thể thay đổi được cuộc đời nó. Và kìa:

Bạn có sẵn sàng tiếp nhận những thách thức trong cuộc sống?

Bạn có sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình với mọi người xung quanh?

Bạn có phải là người cầu tiến, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những cái mới?

Bạn có muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và cởi mở, nơi bạn luôn được là chính mình?

Cái đầu nó cứ gật lia lịa theo từng câu hỏi. Trời, đây chẳng phải là điều mà nó hằng ao ước hay sao. Mừng rỡ, háo hức, nó chỉ muốn chạy ngay đến đó. Nhưng dễ gì vào được một môi trường như vậy chứ. Đầu tiên phải tìm hiểu xem CV là gì mà họ bảo viết vậy nhỉ???

Rồi sau gần 2 tháng đằng đẵng theo đuổi cái nghiệp được là chính mình trong một môi trường cởi mở chuyên nghiệp, nó đã thành công. Lần đầu tiên bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học nhưng không phải của một sinh viên mà là một nhân viên, nó muốn hét lên thật to để cả thế giới này biết

nó đã thành công khi được cống hiến cho một công ty danh tiếng – Trường Đại học FPT. Nó bị choáng ngợp bởi toàn kính là kính, bởi anh bảo vệ mỉm cười chào nó, bởi cái màn hình máy tính mỏng chưa đầy 5cm, bởi nó được sử dụng riêng một cái điện thoại, bởi các nhân viên nói chuyện với sếp như những người bạn. Tất cả khiến nó cảm tưởng như cuộc đời nó được sang trang vậy, một cô bé lọ lem hóa thành nàng công chúa.

Hồi mới vào, nó làm giáo vụ chăm lo việc học tập cho các em sinh viên. Ngày ngày được ở gần anh Phó đầu bạc nó thấy tự tin hơn trước nhiều. Ở đó, phong trào văn nghệ là nổi bật nhất, dịp gì cũng nghêu ngao hát, không dịp gì cũng hát. Nó thích lắm. Nó cũng đã hát theo mọi người nhưng chỉ dám hát nhỏ thôi vì sợ làm hỏng dàn đồng ca hoàn hảo. Chỉ đến khi ra về, 1 mình trên chiếc xe 2 bánh, nó mới dám cất cao giọng hát. FPT thật tuyệt vời và giọng ca của nó cũng thật tuyệt vời.

Làm việc ở đó được chừng 4 tháng thì anh Phó gọi nó vào, nói rằng có một cơ hội, một thách thức cho nó ở một nơi khác. Và nó lại ra đi. Ngày đó, có người nói nó sướng rồi, đến đó tha hồ làm theo ý mình. Nhưng cũng có người tiếc cho nó, đang từ trung ương phải về địa phương. Nhưng nó không bận tâm những điều đó, đơn giản anh Phó đã cho nó một thách thức thì nó sẵn sàng chấp nhận thách thức vì nó tin nó sẽ vượt qua.

Xuống đến địa phương – chính là ngôi nhà FAT2 bây giờ, nó gặp anh. Anh trẻ hơn anh Phó, ít tóc hơn anh Phó và gương mặt cũng đáng sợ hơn anh Phó. Anh tự giới thiệu anh là Trưởng. Ngày đầu tiên gặp anh nó sợ anh lắm, để trấn áp sự sợ hãi đó, nó phải nhìn thẳng vào anh để tìm kiếm một sự giao thoa nào đó. Và nó phát hiện ra anh có điểm giống nó: Anh có cái trán dô giống nó – ngang ngược và quyết liệt. Anh nói: Ở đây cô nào qua tay anh cũng vậy thôi. Anh sẽ thả cho tự bơi, không bơi được là tự chìm, còn nếu biết cách học bơi thì sẽ thành công.

Nói rồi anh thả nó thật, chẳng thèm hỏi xem nó có đồng ý hay không. Nó bị bất ngờ rồi chìm dần, ngoi lên rồi thụp xuống. Anh bơi bên cạnh nó, hướng dẫn tận tình cho nó những lý thuyết căn bản của việc bơi. Thỉnh thoảng thấy nó chìm sâu quá anh lại nói: Sắp xuống đáy rồi đấy nhé! Nó sợ lắm, sợ bị bỏ rơi, sợ bị chìm, nó lại nhấn chân đạp mạnh, hai tay vung đều, miệng ngậm chặt và nó thấy nó đang ngoi dần lên mặt nước. Kia rồi, nó đã nhìn thấy mặt trời ở trên cao và xung quanh nó, nhiều anh chị cũng đang bơi bên cạnh, vui vẻ nô đùa, thân thiện. Nó sướng lắm, la hét ầm ĩ, nó muốn bay

lên không trung. Ở đằng xa xa kia, các anh chị lão làng đang bơi rất thành thục, chuyên nghiệp và điệu nghệ, nó thèm được như họ lắm. Nghĩ vậy, nó đập tay thật mạnh, mắt nhắm nghiền đuổi nhanh theo họ. Nhưng chẳng may nó đập phải 1 tảng đá. Bất ngờ, chới với, nó chìm dần, chìm dần rồi gần như chìm hẳn dưới nước…

Mở mắt ra, nó thấy anh bên cạnh nó. Anh lắc đầu đầy thất vọng: Em không thể là người FPT, người FPT không bơi như em. Nó tức lắm, nó cãi lại anh. Chưa bao giờ nó cãi anh nhưng giấc mơ trở thành người FPT là giấc mơ nó đã ấp ủ bao lâu và luôn cố gắng vì hình ảnh đó. Vậy mà anh lại nói nó không thể trở thành người FPT. – Em xin anh cho em trở về với anh Phó ạ! – Im lặng, anh gật đầu. Cái gật đầu rất nhanh nhưng cũng không kịp che giấu đi nỗi buồn và sự thất vọng hiện ra trên đôi mắt anh. Ánh mắt đó khiến nó phải suy nghĩ. Nó thấy hối lỗi vì đã nói vậy, nó thấy hối lỗi vì đã khiến anh buồn. Nó hiểu, anh đã đặt rất nhiều niềm tin nơi nó. Nó rất muốn nói lời xin lỗi với anh. Nhưng đây là công ty, và lời xin lỗi có lẽ sẽ trở nên thừa thãi nếu nó không làm 1 điều gì đó. – Em bơi tiếp anh à.

Rồi nó lại bơi, nhẹ nhàng hơn, cẩn thận hơn và uyển chuyển hơn. Bên tai nó vẫn luôn vang vọng lên lời bài hát: Tìm đại dương bao la, vươn mình qua đại ngàn… biển rộng sông sâu, chan chứa nghĩa tình… cùng hòa men đam mê… lời nguyện thề âm vang dòng sông… hân hoan khúc ca khải hoàn… hòa ngọt ngào cay đắng buồn vui… nụ cười, ánh mắt tình muôn nơi… vẹn nguyên câu thề FPT – dòng sông ta về!

Nó cũng là một con sóng nhỏ, đang khao khát hướng về với đại dương, băng qua những thác ghềnh, hòa mình cùng với những con sóng nhỏ để trở thành một con sóng lớn, một con sóng lớn vượt mọi gian nguy để vươn mình về với đại dương, để thỏa sức bơi lội, để tự do vẫy vùng.

Cảm ơn FPT, cảm ơn anh đã cho nó 1 cơ hội để được bơi!

Chú thích:

Anh Phó: Anh là Phó Hiệu trưởng ThànhNK

Anh Trưởng: Anh là Trưởng phòng LongVH

“Fan Sì Rô” ký sự

Vương Thị Minh Huyền

Khối Liên kết quốc tế

Nguyên cán bộ FAN HN

Đã 6 cái mùa xuân đi qua mình ở với FAN, nghĩa là rất nhiều chuyến đi và “n” sự kiện với các học viên và các đồng nghiệp yêu mến của mình. Làm công tác sinh viên (SRO hay còn gọi là sì rô) tuy hay phải chạy sự kiện long tóc gáy nhưng sướng nhất là luôn thấy mình trẻ trung, sôi nổi, luôn được “update” những trào lưu “hot” nhất của giới trẻ, thích nhất là luôn được chúng lôi ra tâm sự, thủ thỉ mọi thứ, hay còn gọi là một bồ bí mật. FAN sắp 10 tuổi, mình lục lọi lại ký ức với những miền đất FAN đã đi qua, những lễ hội đình đám mà FAN tổ chức, thấy FAN đi được chặng đường khá xa. Ký ức thì nhiều lắm, và cái nào cũng đáng nhớ, đáng kể…

Mít & Chuối 2008

Có lẽ thủy tổ của chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” ở Việt Nam ta chính là chương trình Mít & Chuối của FPT Arena nhà tớ. Nói một cách sư phạm hơn thì đây là chương trình “Sinh viên thanh lịch” của các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung học. Nhưng bọn tớ thi theo cách rất riêng, các bạn học viên nam thanh nữ tú sẽ không thi “thanh tú” mà thi xem cặp đôi nào có tài năng củ chuối sáng tạo nhất. Lấy được nhiều tiếng cười hoặc sự ngạc nhiên từ BGK và khán giả nhất thì cặp đôi ấy thắng cuộc.

Và đôi thắng cuộc là đôi đã tự mang chảo – bếp lên sân khấu để rán trứng và xúc cho nhau ăn tại trận. BGK cứ tưởng nguy hiểm lắm nhưng hóa ra chuối vô cùng!

Chuyến nghỉ mát biển Hải Hòa hè năm 2009

Thật không không ngoa chút nào khi nói FANers nhà mình đi đâu thì như bão đổ bộ đến đó… Chuyến đi biển năm 2009, gần 400 con giời đã đến và quậy nát cái biển Hải Hòa (Thanh Hóa).

Hôm ấy, Ly Sei là nhân vật gây được ấn tượng nhất và khiến cả bàn dân thiên hạ choáng váng. Ly Sei bán… xúc xích! Ôi, ngoài cái lốt designer thì có lẽ cô ấy còn hợp với cái dáng bán xúc xích hơn. Tối ấy, chúng tớ còn có

bữa tiệc BBQ vui nổ trời giữa bãi biển với hơn 400 con tôm và 2 con bê (do đích thân chúng mình áp tải từ Hà Nội bằng hẳn một cái xe lạnh).

Đêm ấy, cái đêm hôm ấy, chúng tớ ngủ tập thể ở khách sạn ngàn sao… Thị trấn Bắc Hà đầu năm 2009

Thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) năm 2009 bỗng dưng xôn xao lạ kỳ. Không phải vì phiên chợ đặc biệt nào đó mà vì 200 con giời của FAN đã đến và đem tới một luồng gió mới cho miền đất hoang sơ đẹp đẽ này.

Hồi ấy Bắc Hà chưa phát triển du lịch (khách sạn còn ít ỏi), dân FAN thì cực kỳ máu lửa nên bọn tớ ở chung 8 người/phòng. Gọi là phòng cho oai chứ đúng là những tối ấy, chúng tớ ở trong mấy cái… khách sạn – xấu – hơn – cả

  • nhà – cấp 4. Đêm lạnh co ro, mặc 2 quần vẫn cóng nhưng quan tâm làm gì, trong khi chúng tớ có nhau (hơn 200 con người cơ mà), chúng tớ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho nhau.

Lễ hội Halloween 2012: “Bring me up to life”

Nhắc đến những lễ hội ở FAN, không ai không biết đến những lễ hội Halloween đình đám. Trong số đó mình không thể quên Halloween năm 2012, một mùa lễ hội đông chưa từng có trong lịch sử. Bởi danh tiếng lẫy lừng qua các mùa lễ hội trước mà TTTM Mipec đã mời FAN về biểu diễn ngay trong “sân to” của họ. Và, hơn 3.000 vé được phát đi chỉ trong 3 ngày, hơn 7.000 lượt khách tham dự, hơn 30 gian hàng “made in… FAN” bày bán: Đồ ăn kinh dị, đồ uống khiếp đảm, đồ hóa trang đẫm máu, dịch vụ dọa ma rùng rợn… cháy hàng đêm ấy, khiến tất cả các lớp Lãi to (còn BTC cay cú và thấy bị… hớ vì cho thuê gian hàng rẻ quá).

Ngay sau đêm lễ hội, gần 5.000 người gửi mail bày tỏ sự bực tức. Họ kêu than, những tiết mục Halloween khiếp đảm đến kinh hoàng, khiến họ sợ đến mức không nhắm được mắt, thậm chí có cơ số người gặp ác mộng, đi lang thang khỏi giường ngủ… Phần cuối email, họ không quên để lại một lời dọa dẫm “Năm sau mà không rùng rợn hơn năm nay thì họ Đ thèm xem”. (Ôi, khán giả bá đạo quá đi).

Còn mình, hơn 2h đêm hôm đó, mình mới lết được xác về nhà. Lý do quá là đau khổ: Do tính “đẫm máu” của lễ hội ma nên sân của Mipec loang lổ đầy vết màu, mình – thay mặt BTC được hân hạnh ở lại dọn dẹp cho kỳ sạch mới thôi, một kỷ niệm nhớ đời!

Home Coming 2012

Những người muôn năm cũ, cả xác và hồn đều về với Home Coming 2012…

Chả nhớ có bao nhiêu con giời về thăm trường, chỉ biết là đông như lợn con.

Bữa ấy, FAN như được khoác một tấm… khố mới!

Dọc hành lang FAN1, qua bàn tay của một bạn Mờ Lờ tên Thoong San Ji, tường nhà FAN được sơn xịt với nhiều đoạn gấp khúc, diễn tả quá trình phát triển từ 2004 – 2012 của trường (Vụ sơn xịt này khiến tất cả những ai đang ở trường lúc ấy đều phải bịt mũi và đeo khẩu trang, tránh ngộ độc), bọn quỷ sứ nhà mình còn vác báo nội bộ – Hifive dù cũ hay mới cũng bị mang ra cắt dán đầy tường (trong trạng thái đứt từng khúc lòng của em Việt Anh phòng PR – chủ xị báo Hifive), rồi áo phông Arena “vơ – dần” 2008, 2009 cũng được ML tận dụng tối đa để giả làm hình người.

Đặc biệt nhất là buổi tối hôm ấy, trong bữa tiệc ấm cúng, FANer – những người muôn năm cũ đã cùng nhau chuyện trò; cùng tìm lại những cảm xúc, những âm thanh quen thuộc của những ca khúc bất hủ một thời trên kênh phát thanh Aredio… Những giọt nước mắt ấm áp, những tình cảm chân thành, những niềm vui mà bao lâu mới tìm lại được (và cũng chỉ có ở FAN) như được tan vào nhau… Để rồi những giọt nước mắt cảm động lan tỏa đến xung quanh… Ôi, con người lạ thật, vui mà cũng khóc!

Dã ngoại Linh Trường 2013 – Chuyến đi… bão táp

Không biết với FANers dư nào, chứ với tớ chuyến dã ngoại hè 2013 tại Linh Trường đúng là một chuyến đi bão táp, không thể nào quên. Trước ngày khởi hành 2 hôm: Bão số 5 về! Cơn bão lần này nghe nói to khủng kh-iếp, đe dọa tính mạng người dân nếu lảng vảng gần bờ biển, chứ đừng nói là ra tắm biển như FAN. Thế là mình và ban tổ chức quyết định: Lùi chuyến đi. Tin này không kém gì việc bị sét đánh ngang tai, nhất là với những FANers đã trót xin sếp nghỉ. Chẳng làm thế nào được, bão to thế cơ mà. Đám đệ tử của mình buồn rầu. Thế mà, một ngày sau: Trời hửng nắng. Nói theo ngôn ngữ thanh niên gọi là: Đắng lòng!

Gần 100 cú điện thoại và gần 100 sms được gửi đi ở mức nhanh nhất:

Sáng sớm mai vẫn đi Linh Trường! Facebook của FAN, của FANers hoạt

động hết công suất, 24/24 và 2 sì rô là mình và em Hồ Huyền xinh đẹp trực chờ tới tận 23h đêm để giải đáp mọi thắc mắc về chuyến đi. Kết quả: Chuyến dã ngoại vui tung trời!

(P/S: Còn gì sung sướng, thăng hoa hơn khi biết, khi cảm nhận mình mạnh hơn bão, FANers nhở?)

Hết chuyện học viên rồi thì chuyện nhân viên. Chuyến Teambuilding 2008 tại khu du lịch sinh thái Cọ Xanh là chuyến đi “lần đầu tiên” của rất nhiều người tham gia hôm ấy.

Trước chuyến đi, anh/chị giáo viên nào cũng bận bịu hết việc này đến việc khác nên tình trạng nửa muốn đi nửa không khiến BTC không biết đằng nào mà lần. Thế nên, để chốt hạ, chỉ thị từ trên đưa xuống là: “Tất cả mọi người cần đi hết bởi hôm ấy sẽ có buổi training rất quan trọng!”. Thế là đông đủ! BTC thì quá dư sự hài hước và lắm trò nên đã để lại chuyến đi đầy ấn tượng và nụ cười cho anh/chị em nhân viên. Lần đầu tiên, quả là có chút bối rối, vụng về, nhưng mà ấn tượng quá thể!

Cuộc đời là những chuyến đi. Quả thật, những chuyến đi cùng FAN với mình, không chỉ là những câu chuyện, những kỷ niệm để đời, mà còn là hành trang sống, là trải nghiệm với những người trẻ đầy nhiệt huyết. Chúng tớ vẫn sẽ xách ba lô lên để đi, hẹn gặp nhé các miền đất mới!

 

Aredio

Thông tấn xã quạc quạc

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

Nguyên cán bộ FAN HN

“Xin chào tất cả các khán thính giả của Arena Radio. Qua hai số đầu tiên, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp và phản hồi hết sức thiết thực từ phía các bạn. Thay mặt ban biên tập chương trình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn, mong rằng chúng tôi sẽ nhận thêm được rất nhiều những ý kiến đóng góp để cho Arena Radio ngày càng hấp dẫn hơn và phong phú hơn. Mong rằng sẽ là người bạn thân thiết bên các bạn trong suốt quá trình học tập gian nan vất vả tại gia đình Arena.” Cái giọng trầm bổng trên trang mạng cộng đồng fak.vn vang lên véo von đầy ám ảnh. Chân ướt chân ráo bước vào FPT Arena vào những ngày đầu năm 2009, con bé tôi nhận chỉ thị đầu tiên: tiếp-tục-sản-xuất-chương-trình-Aredio. Thoáng lo lắng – “Mình đã làm radio kiểu này bao giờ đâu.”

Dựng phòng thu tại lò Newtons, ekip mới được thành lập với hai “em xi”, một kịch gia, một đạo diễn và một tay máy, trang thiết bị thô sơ là một micro tróc đầu và một con lap ghẻ với cạc âm thanh lởm. Mở đầu chương trình là bản tin la liếm ngồi lê đôi mách, ôi thôi tuốt tuồn tuột thông tin vỉa hè từ hành lang, cầu thang tới phòng lab: chuyện thầy HiệpHD lấy vợ, chuyện cậu chàng Trực Cody đoạt giải nhất sáng tác vỏ Lenovo, chuyện chuẩn bị cho triển lãm “Cứ làm đi tập 3”, chuyện sếp Phương Anh thay con xe mới…

Vở nhạc kịch bằng lời đầu tiên ra đời với diễn xuất điệu chảy nước của cặp đôi Thành kute và Dương Xinh kể về chuyện tình tay ba ngang trái và mùi mẫn của chàng Anna Nguyễn, nàng Thanh Milu và Dương Tuti. Ngay sau khi hoàn thành, tuyệt phẩm được mang ra “tra tấn” công chúng. Dàn loa khủng đặt giữa hành lang phát oang oang bản tin Aredio, cứ 10 phút lại replay một lần. Bà con rầm rập ùa ra coi “bố con thằng nào đang chởi nhau mà ỏm tỏi thế”. Bố Hải bảo vệ FAN 1 thở hổn hển: “Cả tuần cứ phát đi phát lại cái này à?”. Biên kịch, đạo diễn nửa cười nửa mếu: “Dạ vâng”.

Lần thứ hai, rút kinh nghiệm xương máu, Aredio loại ngay vụ nhạc kịch ra khỏi render chương trình, thay vào đó là chuyên mục ít gây tranh cãi hơn

  • quà tặng âm nhạc. Ngờ đâu, phòng public – căn cứ địa của Aredio không một ngày bình yên. Căn phòng 6m2 tưng bừng như mở hội, từng đoàn người kéo nhau vào rồi lại ra, ra rồi lại vào, từng mẩu giấy nhỏ với những lời nhắn gửi trên trời dưới đất lũ lượt trao tay:

“Thành à! Bạn là nguồn sáng duy nhất của cuộc đời tớ. Tớ mong gặp bạn từng ngày từng giờ. Hẹn gặp bạn ngày mai nhé, nhớ mang theo 5000đ trả tớ.”

“Hương thân mến. Đã lâu lắm rồi mình không gặp nhau. Tớ nhớ bạn nhiều nhắm. Tớ gửi tới bạn lời nhắn: Điên nó vừa vừa thôi nhé!”

“…Khủng long à, tớ biết tình yêu ấy dành cho tớ là vô bờ bến, mạnh mẽ như sóng thần, nhưng với thân hình vạm vỡ tựa như cá mắm của tớ thì khó mà đỡ được tình yêu ấy. Phũ phàng quay đi, phi công già không thể lái máy bay bà trẻ.”

Và rồi những ca khúc bất hảo vang lên, đủ các thể loại đông tây kim cổ, rock, rap, nhạc sến… từ “Em là bông hồng nhỏ”, “Công chúa bong bóng”, “I wanna fuck you”, “Hips don’t lie”, tới những siêu phẩm tự biên tự diễn “Trường ca thằng điên”, “Trường của chúng em là Arena”… Ca khúc “Nàng rất là điẹp” đứng đầu bảng xếp hạng tháng, gây chấn động dư luận, tạo ra những đợt khủng bố không biên giới từ phía người nhận quà. Hoang mang tột độ, ekip thực hiện chương trình đành chơi trò “ném đá giấu tay”, phân bua: “Ô, các bạn í nhắn nhủ thế nào thì bọn mình cứ đưa nguyên như thế, cho nó chân thật, có trách thì trách người tặng quà nhé!”

Cực chẳng đã, ekip quyết cải tiến chương trình, ngoài bản tin la liếm lượm lặt hàng tuần, Aredio có thêm những cuộc gặp gỡ, giao lưu với những nhân vật đoạt giải triển lãm Cứ làm đi, giao lưu với Máu lửa… mở thêm chuyên mục “Thông tắc tâm sự”, giải đáp tất tận tật các vấn đề liên quan tới tâm sinh lý tuổi mới lớn…

Ban biên tập chương trình liên tục được “thay máu”, đội ngũ “em xi” đông đảo có Thành kute, Dương Xinh, Eck nhỏ, Hiếu master, Thu Kit, Tú béo, Việt Anh, Hải ái…; kỹ thuật viên cũng có tới 3 chàng Khánh rap, Tiến Thành, Linh Lee; đội xây dựng ý tưởng lên tới 10 người. Mỗi buổi thu âm là một bữa tiệc cười bể bụng, có khi “em xi” đọc đi đọc lại trẹo cả quai hàm mới nhận ra là nãy giờ kỹ thuật viên mải buôn với đội ý tưởng, quên bật record.

Có thể đội ngũ của chúng tôi chưa chuyên nghiệp, có thể “em xi” đọc còn vấp, chương trình của chúng tôi thỉnh thoảng còn bị chê là “nhạt”, “nhí nhố quá”, nhưng quan trọng hơn tất cả, Aredio là nơi để chúng tôi tụ họp, chuyện trò, chia sẻ mỗi chiều thứ tư hàng tuần. Đối với riêng tôi, Aredio là nơi tôi tiếp xúc và gần gũi với những người bạn nhỏ bé đầu tiên của mình tại FPT ARENA – Eck nhỏ hồn nhiên nhí nhảnh, Linh Lee tình cảm chu đáo, Việt Anh nhiệt tình và luôn có những ý tưởng độc chiêu… Tôi yêu Aredio, yêu những người bạn nhỏ bé ấy, cũng như yêu chính mái nhà FPT ARENA này.

 

Tôi đến

“Sờ ti cô” như thế nào?

Vương Thị Minh Huyền

Khối Liên kết quốc tế

Nguyên cán bộ FAN HN

Năm 2 Đại học, tôi học về chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật, lại có cái tài lẻ kiếm được ít tiền tiêu vặt, đỡ phải xin bố mẹ, là cái công việc “bôi son trát phấn” lên mặt người ta, dân ta gọi mỹ miều là “make – up”. Nhờ một chị bạn mà tôi kiếm được một show kha khá, trang điểm cho đoàn diễn viên 11 người trong một chương trình Ca múa nhạc tạp kỹ gì đó của một công ty lớn, nghe tên thấy có vẻ nổi: FPT. Cát xê cũng cao, 250.000 đồng (thời ấy là oách xà lách, một bữa cơm sinh viên có 5k thôi).

Trước giờ diễn 2 tiếng, tôi lễ mễ vác đồ nghề đến nhà Văn hóa Trần Bình Trọng, cái thùng đồ to hơn cả người (trông cho nó pờ rồ), vì nghe đâu các anh chị diễn viên này là dân công sở lắm tiền, bỏ bao tiền ra làm cái chương trình chỉ để mua vui nội bộ, chắc công ty họ giàu lắm, thế là đánh liều PR “em là chuyên nghiệp, trang điểm có kinh nghiệm lâu năm” nên tôi phải cố đi sắm cái box trang điểm to tướng, cho nó thêm phần tự tin. Sự thực là trang điểm cá nhân cho khách nhiều, nhưng tôi chưa bao giờ trang điểm cho diễn viên cả, trong lòng cũng lo sốt vó, không biết sẽ có những nhân vật gì. Đến nơi, tôi thấy đông đông, toàn người là người, nghe láo xáo các anh chị khách của tôi nói họ là FIS (hay là FISH???) cái gì gì đó. Chị trưởng đoàn bảo: “Bọn chị sẽ diễn kịch, có những nhân vật thế này… Thế này…” Tôi nghe cũng hơi run run, nhưng vẫn tự tin bảo “Chị cứ yên tâm, em sẽ làm thật đẹp”. Có 11 người cả thảy, một mình tôi xử lý, hóa trang hăng say. Được cái, các anh chị trong đội này ai cũng hòa nhã vui vẻ, lại rất chủ động giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ, bảo quay trái, quay phải cứ làm răm rắp. Có vẻ chuyên nghiệp!

Đến mấy nhân vật người già, tôi hoang mang quá. Đang lóng ngóng không biết làm sao thì anh diễn viên đóng vai “Ông già” nhanh trí bảo: Anh nhăn cái trán lại này, em lấy bút vẽ mắt đen vẽ cho anh theo mấy cái nếp nhăn. Sau đó thoăn thoắt, thấy ông anh kiếm mấy cục phấn, cạo cạo ra bàn

cả đống rồi bảo tôi xịt tí gôm, anh ấy rắc cả đống phấn lên đầu (hi sinh vì nghệ thuật quá, thời ấy hiếm có keo xịt tóc màu như bây giờ) Hơ… tôi làm theo thì thấy anh ta già đi thật. Nghĩ bụng: Cái ông này có phải dân kịch nói không nhờ… sao mà lại biết siêu thế??? Sau đó nhờ cái mẹo ấy mà tôi cứ thế tiến hành cho mấy bác già tiếp theo. Cũng may có tay vẽ vời, trong hơn 2 tiếng miệt mài, tôi đã hóa trang và xong cho cả đội kịch ấy. Nhìn rất chi là ổn. Các anh chị hài lòng lắm, cứ cảm ơn tôi ríu rít. Nhận cát xê, dọn dẹp định ra về thì tôi thấy cả rạp cười nghiêng ngả, tò mò quá, tôi cũng ngó ra xem thử họ diễn cái gì. Trên sân khấu là vở kịch khai mạc đầu tiên của 1 đội, có vẻ như là thi thố thì phải… tôi ngó lên phông thấy có ghi dòng chữ “Hội diễn STCo 13/09”, sân khấu trang hoàng rất đẹp, diễn viên diễn rất hay, tôi quyết định ở lại xem vì vốn thích xem hài kịch. Lần đầu tiên tôi thấy có một công ty sở hữu nhiều tài năng đến thế, họ là dân công chức mà ai nấy diễn đều sống động, nhập tâm cứ như diễn viên chuyên nghiệp. Các anh chị diễn hài rất duyên, tôi ngồi xem cười chảy cả nước mắt. Xen kẽ là một số các ca khúc được các anh chị biểu diễn hay chẳng kém gì ca sỹ. Các vở kịch chủ yếu xoay quanh chuyện công ty, mặc dù xem không hiểu lắm, chẳng biết họ cứ “chửi xéo” cái ông sếp nào tên Bình, tên Ngọc… rồi chuyện lương thưởng, chuyện kinh doanh, chiến lược của công ty..v.v…tôi cứ há hốc miệng vì sự táo bạo của họ, trong tiềm thức, việc nhân viên dân chủ như thế này là việc chưa bao giờ tôi từng nghe hoặc biết tại Việt Nam. Trên hết, cái giỏi là họ khiến một kẻ ngoại đạo như tôi ngồi xem cười mỏi hết cả miệng ra!

Sau buổi đó, tôi về nhà và nghĩ mãi về cái Sờ ti cô ấy, và nuôi ước mơ sau này sẽ được làm việc trong công ty này vì bỗng thấy yêu cái văn hóa công ty ấy quá. Mấy cái Sờ ti cô sau đó nhờ có anh bạn làm trong FPT tôi xin vé đi xem, và mong muốn được làm việc trong bộ phận Tổng hội càng cháy bỏng hơn khi mỗi năm tôi lại thấy Stico hay hơn, chất lượng và giàu có cảm xúc hơn các năm trước.

Ra trường, nơi tôi nộp hồ sơ đầu tiên đi làm tất nhiên là FPT, và là bộ phận Tổng hội. Tôi còn nhớ ngày ấy đến văn phòng Vạn Bảo nộp hồ sơ. Chờ đợi ngày phỏng vấn, tôi đã hồi hộp đến nhường nào. Ngày được gọi báo qua vòng hồ sơ, tôi nhảy tưng tưng vì vui sướng. Nhưng bạn biết đấy, 1 sinh viên mới ra trường chẳng dễ gì xin việc. Tôi trượt sau vòng phỏng vấn vì lý do chưa có đủ kinh nghiệm. Sau đợt thi tuyển ấy, tôi còn nộp hồ sơ thêm lần nữa vào FIS 7, và cũng nộp thêm vài công ty khác. Lại qua tiếp hẳn 2 vòng

phỏng vấn, nhưng vẫn không được nhận đi làm. Tôi vẫn muốn thực hiện ước mơ của mình, nhưng lúc đó một công ty khác đã gọi nhận tôi, mức lương của họ còn cao hơn lương khởi điểm của FPT thời bấy giờ, và tất nhiên tôi chẳng thể bỏ qua cơ hội này.

Tạm gác giấc mơ Tổng hội lại đó, tôi miệt mài với công việc mới gần 2 năm. Bỗng một ngày, con bé bạn thân thời Đại học được nhận vào làm tại Đại học FPT. Cô bạn xinh đẹp múa hay hát giỏi của tôi chung ước mơ được làm công việc văn hóa đoàn thể nhưng ngậm ngùi làm công việc… văn thư đóng dấu tại Đại học FPT và kiêm nhiệm vô vàn công việc khác. Dù sao thế cũng tốt, vẫn đứng trong hàng ngũ của người FPT. Tôi cũng mừng cho nó. Một hôm, nó gọi điện bảo tôi: “Mày sao rồi, còn thích làm cho FPT không?”. Không lưỡng lự, tôi đáp: “Vẫn thích!”. Nó bảo tôi nộp hồ sơ, rồi đi thi tuyển. Sau 2 năm đi làm, giờ tôi vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn, và bản thân đã có kinh nghiệm làm việc thực tế nên tự tin hơn hẳn. Rồi thi Tiếng Anh, thi GMAT (thi gì mà lắm thế chứ lại!) Sau vòng phỏng vấn với anh Phong “LX” (anh Phong Panda) tôi được nhận vào làm tại Đại học FPT, nhưng “bị” chuyển giao cho một bộ phận lạ hoắc mang tên FPT Are-na, chứ không phải Đại học FPT như tôi mong muốn. Tôi và con bạn thân mỗi người mỗi ngả, cũng ngậm ngùi… Tôi về làm Tư vấn tuyển sinh cho FPT Arena 2, mãi tận Hà Đông. Thích thú nhất là tôi đã được đi làm với tinh thần dân chủ, nhân viên và sếp không có khoảng cách nào. Tết đến chẳng lo đến nhà sếp để biếu tiền, biếu quà, mà đến để ăn vạ đòi tiền mừng tuổi, thi thoảng hứng chí, đến ăn uống bày bừa thoải mái. Trong các cuộc họp có thể cãi sếp nhem nhẻm mà không lo bị trù dập, trừ lương.

Tưởng chừng giấc mơ Cán bộ văn hóa phong trào của tôi và bạn Ni lông (LyNH) đến đây là hết, tôi thì ngồi tuyển sinh cặm cụi còn nó thì… oánh dấu cho to tay. Thế mà sau mấy năm vật vã, Ly giờ đã được các sếp phân công làm đúng sở trường, và tôi cũng vậy, giờ đang phụ trách mảng Phong trào đoàn thể của FPT Arena. Cảm ơn Phanh tỉ tỉ (chị AnhNP) là người nối lại tơ duyên cho tôi với công việc này, được làm việc đúng sở trường và niềm yêu thích, có niềm vui nào bằng?

Những năm gần đây, STCo cũng khác, chất và lượng cũng khác nhiều so với năm xưa, nhưng năm nào tôi cũng vẫn theo dõi và nhớ lại cảm xúc của những ngày ấy, cảm xúc hân hoan ngưỡng mộ của một cô bé sinh viên đối với một Công ty có văn hóa thật đặc biệt, dân chủ, gần gũi và luôn vui tươi hóm hỉnh.

 

MƯỜI NĂM

SỰ NGHỆP TRỒNG NGƯỜI

Lê Trường Tùng

Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT

Mới đấy mà đã 10 năm. Mười năm một quãng đời người, từ U4 lên U5 – đời người qua dốc rồi đây. (1)

Mười năm với bao nhiêu là biến động.

***

Còn nhớ, đầu năm 1999, được phân làm Aptech tại HCMC.

Còn nhớ chuyến đi Ấn Độ tháng 6/1999.

Còn nhớ, ngày mở cửa đón sinh viên có 4 số 9: 9/9/99.

Còn nhớ, khai trương hoành tráng Aptech HCM vào ngày 16/9/1999, Aptech HN vào ngày 17/9/1999.

Còn nhớ, Aptech HCM thực hiện được $300,612 so với kế hoạch đặt ra là $300,000 cho năm 2000.

Còn nhớ, gộp 2 Aptech thành FAI (business line) vào 2002.

Còn nhớ, doanh thu lần đầu vượt $1M cho FAI vào năm 2003.

Còn nhớ, đề xuất ý tưởng thành lập Đại học FPT tại Hội nghị Chiến lược Hạ Long cuối năm 2003.

Còn nhớ, buộc phải đóng cửa FEB (FPT Elearning Business) vào 2004 sau hơn 1 năm hoạt động.

Còn nhớ, thành lập 2 trung tâm FPT Arena vào năm 2004.

Còn nhớ, thành lập thêm các trung tâm FPT Aptech từ 2005.

Còn nhớ, nhận quyết định thành lập FU 8/9/2006.

Còn nhớ, đóng cửa FPT Đông du vào năm 2007 sau gần 4 năm hoạt động.

Còn nhớ, triển khai FU tại HCM năm 2008.

Còn nhớ, triển khai FPT Greenwich, năm 2009.

Và kế hoạch vượt $10M cho năm 2009.

Mười năm…

 

***

Mười năm, những điều gì còn lại?

Đầu tiên là “công nghệ giáo dục” – hóa ra là giáo dục cũng có công nghệ, mà là công nghệ chuyển giao được. Đây là bài học đầu tiên học từ ngày 29/6/1999 khi đi Ấn Độ. Để rồi năm 2006, khi triển khai FU đã thấm nhuần quan điểm: chương trình và quy trình của FU sẽ phải ở dạng công nghệ, đóng gói và chuyển giao được.

Thứ hai là mô hình franchise (chuyển giao quy trình-thương hiệu). Mãi đến năm 2005, Luật Thương mại và Luật Chuyển giao công nghệ Việt nam mới quy định về hình thức kinh doanh này. Và cũng mới đây mới biết rằng để làm tốt, cần phải làm như thể có thể chuyển giao dưới dạng franchise, dù chưa có ý định làm franchise.

Tiếp theo là quan điểm đào tạo theo yêu cầu xã hội, điều được nhắc đến nhiều hiện nay – cũng từ Aptech mà ra: “Chúng tôi không dạy những gì trường tin học nào cũng dạy, chúng tôi dạy những gì mà ngành công nghiệp phần mềm cần”. Đây cũng là tư tưởng hoạt động của FU từ ngày thành lập 9/2006, cũng là điều nhà nước định hướng từ 2007.

Tiếp nữa là quan điểm chất lượng: ISO, với chất lượng là sự hài lòng của khách hàng. Và quan điểm sinh viên là khách hàng, đào tạo là dịch vụ. Cũng là từ Aptech cả. Lần đầu trình bày quan điểm này tại hội nghị, các học giả kêu lên: “Không được, thế thì chết, ai là nói chuyện khách hàng trong giáo dục bao giờ…”. Rồi đến nay FU nâng thành quan điểm: sinh viên hài lòng, tức là học được những gì mà trường dạy. Hài lòng, không phải bởi ai dạy, dạy gì, dạy thế nào, mà bởi học được gì (student’s outcome).

Rồi mô hình Diploma, đến 2006 được Việt nam triển khai với tên gọi cao đẳng nghề – vẫn nghĩ rằng tên cao đẳng thực hành hay hơn.

Rồi mô hình chuyển đổi tín chỉ, học Aptech xong liên thông SCU, RMIT, Swinburne, và gần đây là liên thông Greenwich – như một phương thức hoàn thiện học vấn dành cho những người có nhu cầu. Vài năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu nói đến liên thông trung cấp – cao đẳng – đại học.

Mười năm, làm được nhiều, mà học được cũng nhiều, tích tụ để dồn hết kinh nghiệm, tri thức vào Trường Đại học FPT. Và nói như anh Trương Gia Bình: nghĩ lại thấy cứ như mơ, lâng lâng, FPT có đại học của riêng mình…

***

Cũng định nhìn vào 5 năm tới, với Trường Đại học FPT hoành tráng tại Hòa Lạc. Hôm nay thì đang làm hạ tầng, đất đá ngổn ngang.

Cũng định nhìn vào 10 năm tới, với giấc mơ có cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Hôm nay thì mở học xá FU ở HCM, ở Đà Nẵng cũng còn đầy trở ngại.

Mà thôi, nhìn xa thấy nhiều việc, khiếp quá.

Dừng lại với hiện tại.

Hiện tại 10 năm.

Sướng.

(Chúng Ta, số 11/9/2009)

  • Phỏng thơ của AHTT: Đời Lừa qua dốc rồi đây

Chân Lừa bắp tóp còn cầy bao lâu?

Nước mắt và Nụ cười

Phạm Tuyết Hạnh Hà

FU HL

Tôi vẫn nhớ câu chuyện cách đây 5 năm nhân dịp FPT tròn 20 tuổi. Đó không phải là câu chuyện về một hội diễn “đáng nhớ” mà là câu chuyện của sếp tôi đằng sau hội diễn “đáng nhớ” ấy. Anh nói “Anh đã khóc khi xem phóng sự trên VTV”.

Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện này vì để một người đàn ông khóc đâu phải dễ, nhất là với sếp tôi, một người gai góc, cứng cỏi, thậm chí còn mang tiếng là đanh đá.

Tôi tự hỏi “Giả sử bây giờ có câu chuyện gì đó tương tự xảy ra với FU thì có bao nhiêu người khóc”, nhất là với những người trẻ nhưng cũng đã tạm gọi là đi cùng FU từ những ngày đầu như chúng tôi?

Vì FU mới gần 6 tuổi. Chúng tôi còn trẻ, mới tầm 30.

Vì chúng tôi “sướng quá”, ở FU, như tôi chỉ nhớ đến nụ cười.

Nhưng tôi nghĩ cả sếp tôi và tôi đều cảm ơn sâu sắc FPT đã mang đến cho mình nước mắt và nụ cười đúng nghĩa. Đừng so sánh ai thâm niên hơn ai, ai sâu sắc hơn ai, trong câu chuyện này FPT làm cho chúng tôi hạnh phúc.

Có phải ở đời, ai cũng làm cho bạn hạnh phúc đến thế đâu.

Hòa Lạc, ngày 22/5/2013

NHỮNG KỶ NIỆM

CỦA MÙA HÈ ĐẦU TIÊN Ở FU

Trần Thị Thuý Hạnh

FU HL

Vẫn còn nhớ 1 buổi trưa hè năm 2006 mình ngồi lướt net và đọc trang web http://www.fpt.com.vn thấy có đăng tuyển dụng vị trí Hành chính văn phòng và tự hỏi FPT nó có tiếng thế không biết thi tuyển có khó không nhỉ, mình thử sức xem sao. Thế là sáng hôm sau cầm 1 bộ hồ sơ đến nộp tại phòng lễ tân ở 89 Láng Hạ. Sau gần 1 tháng bẵng đi đột nhiên mình có điện thoại gọi đến báo sáng hôm sau thi tuyển. Ừ thì đi, ui trời ôi, vào phòng thi lúc đó có đến hơn 50 người con gái mà cùng thi 1 vị trí để lấy 1 người, chưa bao giờ mình thấy đi thi tuyển đông như thế. Nghĩ bụng thôi cứ thi thử xem thế nào chứ không lẽ lại đi về.

Ấy thế mà sau vài lần thi, vài lần phỏng vấn vào một buổi đẹp trời, nói là đẹp trời chứ thực ra lúc đó đã là 18h15 mình vừa đi làm về đến nhà thì có cuộc gọi báo là đã trúng tuyển, hẹn ngày mai đi phỏng vấn lần nữa để đi làm. Lúc đó mình chỉ biết vâng ạ, rồi hét toáng lên 1 mình: Ơ, thế là mình trúng tuyển rồi à, hay thật. Vậy thì bỏ ngay nghề kế toán của xây dựng đi cho đỡ đau đầu nhỉ.

Ngày đầu tiên đi làm, đến 89 Láng Hạ được anh ThànhNK dẫn đi giới thiệu với mọi người, vui lắm nhưng vẫn còn rụt rè và ngạc nhiên nữa vì không hiểu sao mấy phòng làm việc trên tầng 2 toàn thấy gắn biển phòng là “… học viện FPT” trong đầu thì nghĩ không hiểu đây là Công ty Đầu tư Phát triển FPT hay học viện FPT đây nhỉ. Mấy ngày sau mới té ngửa ra đó là các phòng set up của Ban quản lý dự án Trường Đại học FPT để xin giấy phép thành lập Trường và mình sẽ làm ở Ban này.

Gọi là Ban cho oai chứ phòng làm việc là căn phòng bé xíu, ngụ ở tầng 2 mà đúng ra đó chính là 1 phòng họp nhỏ của HO lúc bấy giờ cho Ban quản lý dự án Trường Đại học FPT mượn và Ban cũng chỉ có anh TùngLT, anh ThànhNK, anh PhongNX và có thêm mình nữa là tròn 4 người. Nhưng lúc nào cũng chỉ thấy có mình và anh Phong ở trong phòng làm việc vì anh Tùng đi đi lại lại HN-HCM cứ như là mình đi chợ hàng ngày ý, còn anh Thành thì

ngồi ở Aptech trên Yết Kiêu nên thỉnh thoảng mới xuống, mà lúc nào bác ý xuống là mình lại phải đi chỗ khác để bác ý sử dụng máy tính, hi hi.

Mình quen dần với các công việc và môi trường làm việc ở FPT, làm việc gì cũng thật nhanh chóng và trong thời gian đó thì mình lại hay phải chạy đi chạy lại về cơ sở của Trường đang xây dựng tại Mỹ Đình – đó là cơ sở của FU tại Tòa nhà DETECH bây giờ. Lúc đó FU còn ngổn ngang lắm, phòng nào cũng còn đang set up nên rất bừa bộn và nóng nực. Thế nhưng trong lúc chờ xin giấy phép thành lập Trường và đang hoàn thiện cơ sở vật chất của Trường thì các kế hoạch thi tuyển sinh cho Khóa I dường như đã được anh PhongNX chuẩn bị sẵn sàng do vậy mình đành phải lấy tạm một cái bàn mang vào căn phòng ở góc trong cùng cho khỏi bụi bẩn (là phòng IT bây giờ) đặt điện thoại để nghe – lúc đó kiêm luôn cả tư vấn nữa chứ. Một tháng sau có thêm NgaNB2 tư vấn đến nhìn thấy phòng làm việc như thế oải luôn và kêu trời lên vì nóng quá, làm gì có quạt thì nói chi đến có điều hòa cơ chứ. Mọi người có biết năm 2006 nóng nực như thế nào không, lại ở nơi đang sửa chữa xây dựng nữa. Đành cố đi hỏi trên văn phòng HO – 89 Láng Hạ nhưng thấy phòng nào cũng dùng điều hòa thì có gì mà mượn. Loanh quanh mới biết chị Hòa đang có 1 chiếc quạt để trên kho, nhưng phải nịnh mãi chị ý mới cho mượn, đã thế chị ý còn bảo cho tụi mày mượn là tao lại ngồi chết nóng trên cái kho này chứ tưởng à, nhanh lên để giả tao đấy nhé. Mình chỉ biết cười vâng vâng dạ dạ rõ nhanh và bảo chị thương tụi em chứ. Thế là OK, nhanh chân mình phải tìm cách mang ngay chiếc quạt ấy về nếu không thì không chịu nổi cái nóng ở Mỹ Đình này.

Công việc tất cả đang dần dần trôi, mình cũng hay phải về HO để làm 1 số việc và làm thanh toán nữa. Hôm 09/08/2006, cũng như mọi lần đi ngang qua phòng thư ký đã có 1 em gọi lại (bây giờ thì chịu không nhớ là ai nữa rồi) và bảo chị đã biết tin vui chưa, đã có Quyết định thành lập trường rùi đấy, do Thủ tướng Chính phủ ký. Ít nữa để chuẩn bị cho buổi lễ đón quyết định này có nhiều việc cho chị em mình làm đấy. Tự nhiên trong con người mình cũng thấy xốn xang hẳn lên, đi đâu gặp ai cũng khoe “Trường em có Quyết định thành lập rùi”, cứ hớn ha hớn hở như một đứa trẻ con ấy. Và mình đã nhớ không quên kỷ niệm để chuẩn bị cho buổi đón Quyết định ấy tại Khách sạn Daewoo thì tối hôm trước mình đã phải đi gói quà tặng khách khoảng hơn 40 món quà do tổ Thư ký đưa. Cứ nghĩ là nhanh và đơn giản nên thong thả 18h30 mới rời khỏi 89 Láng Hạ, tìm mãi mới ra được hàng

gói quà ưng ý, loay hoay tìm giấy đóng hộp và gói quà ấy thế mà họ cũng phải cố làm nên đến 23h55’ mới xong. Đi đường về khuya vắng mà đi có 1 mình sợ lắm chứ, về được đến nhà cũng là 00h30, thế là hoàn hồn nhưng mà thấy cũng vui vui.

Kỷ niệm tiếp nối kỷ niệm, FU đã tổ chức thi tuyển sinh cho Khóa I, lúc đó số lượng CBNV của FU cũng đã đông hơn một chút, nhưng những ai đã tham gia cho buổi chuẩn bị thi tuyển ấy chắc chắn sẽ không thể quên vì lúc đó đã ai làm những việc cho thi tuyển như thế này bao giờ đâu chứ. Lớ ngớ lắm. Lúc cần cái này lúc phải làm cái kia. Ui có những lúc thấy ai cũng cuống hết cả lên… Tối muộn rồi tưởng mọi chuyện đã thu xếp xong ấy thế mà anh PhongNX còn bảo “Hạnh phải làm thẻ dành cho Giám thị nữa chứ”, thế là mọi người cứ ngơ ra: “Thẻ như thế nào ý nhỉ?”. Hội ý thật nhanh và làm trên word in đen trắng thế là OK rất nhanh chóng. Và kỳ thi tuyển sinh cho Khóa I đã diễn ra thật tốt đẹp.

Cũng mùa hè đầu tiên ở FU này như là một duyên nợ đến với mình, như anh ThànhNK đã nói đó là năm song hỷ, mình thấy đúng là như vậy. Ngày hội Sao chổi năm 2006 của FPT mình đã được tham dự, cũng phải đi tập luyện với các đội ở HO, thế nhưng sau đó kịch bản đã thay đổi và phần diễn trong đó có cả mình đã được bỏ đi. Nhưng cùng nhờ ngày hội Sao chổi ấy mà mình đã gặp lại được 01 người bạn cũ từ thời THPT và người bạn đó bây giờ chính là ông xã yêu quý của mình, và những người ở Ban của anh ý còn trêu sau này có con thì phải đặt tên là Sao chổi nhé, hi hi.

Và còn thật nhiều kỷ niệm nữa đã xảy ra ở mùa hè đầu tiên mình làm ở FU này rồi, ấy thế mà cũng đã qua 4 cái mùa hè rồi đấy chứ nhỉ, sao mình thấy tất cả như vừa mới xảy ra vậy. Những mùa hè đáng yêu đã đi qua và sẽ đi qua mãi mãi là những kỷ niệm êm đềm ghi mãi trong tim của những ai gắn bó với FU.

23h20 ngày 04/09/2009

Bắt đầu sự nghiệp với FU

Nguyễn Ngọc Anh

FU HN

Mình có thời sinh viên thật dài, cũng may không phải do đúp mà vì số phận xô đẩy sang đất nước của Fidel Castro. Có hai thứ quý giá mà mình mang về sau 6 năm học đó là một cô vợ Việt Nam và vốn tiếng Tây Ban Nha. Nếu có ngày nào đó Leo Messi sang đây chắc cũng làm phiên dịch được! Cũng nhờ cái ngôn ngữ thứ hai thuộc loại hiếm này mà mình đã đi làm hướng dẫn viên du lịch cho Tây một thời gian trước khi vào FU. Cũng đã trải qua một số kinh nghiệm của nghề du lịch như làm sao để khách “bo” nhiều hơn, mua hàng nhiều hơn để ăn phần trăm, bán tour kiếm tiền… Khi đó những dòng code tạm thời bị lu mờ bởi những chuyến đi dài ngày, những đồng đô-la xanh, những dự định…

Đi mãi cũng mỏi, vậy là bỏ du lịch, quay về với IT. Số cũng may là hồi đó FU còn đang bung ra và cần người, nên xin cái được luôn! Vậy là đi gõ đầu trẻ.

Cái “sướng” của nghề giáo!

Cái sướng nhất là được ríu rít gọi bằng thầy. Lần đầu nghe “Thầy ơi” giờ vẫn thấy sướng. Từ một sinh viên mới ra trường còn non choẹt nhưng khi mang trọng trách người thầy trên vai mình thấy trưởng thành hơn hẳn.

Cái sướng nữa là được khuyên bảo, quát mắng thậm trí dọa nạt bọn sinh viên lười học. Phần lớn chúng nó cũng sợ, thế mới hay chứ. Đôi khi còn “chém” tưng bừng nào là thầy ngày trước thế nọ thế kia, chỉ mong kích động tinh thần cho sinh viên nào đó đang chìm trong những việc vô bổ mà quên mất học hành.

Cái “khó” của thầy!

Làm thầy sướng thì ít mà khó thì nhiều!

Điều đầu tiên là phải luôn luôn mô phạm, chuẩn mực. Từ việc ăn nói, điệu bộ, cử chỉ,… tất tần tật. Bình thường nói bậy tý cho sướng mồm nhưng khi lên lớp phải cẩn thận, đôi khi nói đùa cũng thành nguy hiểm. Có lẽ cũng

phải mô phạm trong cả cuộc sống nữa, vì mình luôn nhớ câu chuyện của anh Lâm kể về một trường hợp bên FPT Aptech, đi hát với đồng nghiệp và có chụp ảnh, trong đó có lọt cái ảnh nào đó khoác vai đồng nghiệp lên mạng với tít “thầy giáo FPT đi karaoke ôm”.

Đối xử với các kiểu tính cách khác nhau là một nghệ thuật của nghề giáo. Có sinh viên thì ngổ ngáo, hỗn hào, có sinh viên thì yêu quý thầy quá mức, có sinh viên thì muốn thầy làm đồng minh bằng tiền… Mới đi dạy được dăm năm nhưng mình thấy xây dựng hình ảnh người thầy trước sau như một, luôn tận tâm và coi mọi sinh viên như nhau là giải pháp đúng đắn.

Cái khó nhất của nghề làm sao dậy sinh viên dốt – lười thành khá giỏi. Bài toán theo mình khó chẳng kém bổ đề của Ngô Bảo Châu. Lúc đầu đi dạy chỉ chăm chăm dạy thật nhiều, thật khó cho sinh viên. Thế mới oai, mới sướng. Sau rồi mới thấy cũng chẳng để làm gì, rồi nó cũng quên hết thôi mà. Thế thì dạy cái gì? Theo mình thứ nhất là phải truyền được cảm hứng, có cảm hứng rồi thì dạy nó phương pháp học và làm. Nhưng mà hai điều trên thì cả xã hội đang loay hoay chứ chẳng phải riêng mình. Mình vẫn đang trên con đường để tình ra con đường truyền cảm hứng cho người học, không biết đến khi nào vào có tìm được không, nhưng mình sẽ quyết tâm để trở thành nhà giáo đúng nghĩa.

“Phít bách” và nỗi ám ảnh thuở ban đầu

Đến giờ đã đi dạy khá lâu rồi mà mỗi khi đọc feedback của sinh viên vẫn có chút hồi hộp. Không biết có chú nào cay cú, ghét bỏ mình không nhỉ. Nếu có thì mình có cách xử lý ngay, nhưng hồi đầu thì đây là nỗi thất vọng lớn lao với bản thân. Mình vẫn còn nhớ như in trong năm đầu đi dạy. Một sinh viên về nói với bố là thầy dạy chán con chẳng hiểu gì cả. Ông này là cổ đông FPT và quen biết bác BìnhTG thì phải, làm ngay một cú điện thoại cho QA TPHCM (trong khi mình đang ở FAT HN), sau khi đi một vòng qua đủ các ban bộ… mới đến mình. Nào là thầy hay cho lớp nghỉ, dạy không nhiệt tình… Cảm giác khi đó mới đau và xấu hổ làm sao. Nhưng khi gọi cho ông này thì đúng một giờ đồng hồ mình phải ông trút bầu tâm sự. Từ việc cổ phần cổ phiếu FPT, đến việc quen biết anh BìnhTQ… và kết luận là chẳng có việc gì, chỉ lo cho “ông kễnh” quá thôi. Cũng may từ đó không có vụ nào tương tự.

Liệu mình có làm được gì cho giáo dục?

Đã có duyên với ngành giáo dục được dăm năm, mình đã thấy sự trăn trở và bức xúc. Nói về sự lạc hậu, dã man của giáo dục nước mình thì đã quá rõ rồi. Vậy thì phải làm cái gì đó đi, cụ thể từ nhưng việc nhỏ đi. Về chuyên ngành phần mềm thì cũng may mình đang học và cổ xúy cho phong trào phát triển phần mềm Agile cùng với TanDT và mọi người bên Aptech, hi vọng là giải pháp cho ngành phần mềm của mình đỡ “còi” hơn. Mình cũng bị dụ theo tư tưởng giáo dục của nhóm cánh buồm, với mong ước về một “nhà trường hiện đại”.

Thực tế nhất khi mình còn đang làm thầy giáo thì hãy trở thành một người thầy dân chủ, hiện đại, đóng góp công sức nhỏ nhoi để giúp đỡ lứa học sinh, sinh viên đang vùng vẫy trong cái “ao tù”. Không biết mình có làm được việc này trong FU không?

Hành trình đến FPT

Nguyễn Thị Chúc

Nguyên cán bộ FU HN / FAN HN

Trong đời, có ai không nuôi dưỡng nơi mình một tình yêu, hay chí ít chỉ là sự theo đuổi dằng dẵng khôn nguôi một thứ gì đó, một ai khác đó. Tôi nghĩ, mình với FPT, có lẽ cũng như thế.

Khi ấy, tôi đang là cô gái tuổi 20, lòng ấp ủ bao ước mơ, dự định theo đuổi con đường khoa học. Để khẳng định mình, năm nào chúng tôi cũng hăm hở bắt tay vào nghiên cứu mà vấn đề chính yếu là luôn mới so với mọi người và không lặp lại chính mình.

Trong khi tất cả các bạn cùng lớp chọn những vấn đề đặc thù như dân số, học hành, văn hóa, lối sống cho dễ tiếp cận thì một đứa mù về công nghệ như tôi lại nhất quyết đâm đầu vào tìm hiểu về việc sử dụng Internet. Thầy chủ nhiệm khoa bảo tôi: Liều quá. Thầy phó chủ nhiệm thì kêu tôi dũng cảm, dám đương đầu…

Hà Nội, những năm 2000, khi số lượng hàng Internet ở mỗi quận chỉ đếm trên đầu ngón tay, với giá truy cập 6.000-8.000 đồng/giờ, bằng đường Dial up chậm như rùa và số cơ quan công sở có trang bị kết nối có lẽ chỉ bằng 1/100 so với bây giờ đã có lúc khiến tôi cảm thấy mình đúng là… hơi liều thật. Liều hơn nữa là tôi sẽ phải đi gặp từng người sử dụng Internet để trưng cầu ý kiến của họ, để tìm hiểu sâu hơn thực chất của vấn đề. Nghĩ đến cảnh đạp xe lòng vòng để tìm đối tượng nghiên cứu, tôi cũng thấy oải cả người.

Người FPT cũng bình thường thôi

Thế nhưng, hồi ấy, trong lòng chúng tôi, FPT nổi lên như một hình ảnh đại diện cho sức trẻ, công nghệ mới, tinh thần hăng say sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết. Hình tượng đẹp đẽ ấy có sức thuyết phục lớn lao đối với mỗi sinh viên trên ghế nhà trường mong muốn được thoát ra khỏi cái vỏ bọc của đời sống lý thuyết và được thử sức mình bằng những công việc cụ thể. Tôi không thay đổi quyết định và đã chọn FPT để làm đối tượng nghiên cứu.

Lần theo danh bạ điện thoại, tôi đạp xe từ Thanh Xuân lên trụ sở của FPT Telecom, ở Trần Hưng Đạo để gặp một anh tên là Hoàng, trưởng phòng

kỹ thuật. Lấy hết cả sinh khí, trấn an mình với bao lo lắng và hồi hộp, tôi cứ hình dung trong đầu một anh cao to, bệ vệ với tiếng nói sang sảng át cả người đối diện.

Chẳng ngờ, khi tôi đang đứng lơ ngơ ở phòng lễ tân thì thấy đầu của một anh nào đó thò ra từ cánh cửa, cánh tay vịn nép vào thành cửa, bẽn lẽn như một cô gái: “Em hỏi anh à? Anh là Hoàng đây.” Tôi thấy một anh tròn như hạt mít, bối rối bước ra và tất nhiên… nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc.

Nhưng có lẽ, lần đầu tiên ấy khiến tôi đã vỡ vụn cả hình ảnh. FPT – hóa ra cũng chỉ toàn người… bình thường thôi. Được cái, họ có vẻ thân thiện. Công trình nghiên cứu năm ấy được đánh giá cao về tính mới lạ, tinh thần nhiệt tình, tính thực tiễn nên đã may mắn ẵm giải nhì nghiên cứu khoa học sinh viên.

Không thể sống mòn

Năm sau, khi tôi ra trường, việc chạy quanh các Viện nghiên cứu, tìm kiếm các tổ chức phi chính phủ và lần mò trong các cơ quan nhà nước theo đúng ngạch chuyên môn đào tạo đã khiến tôi quên bẵng đi niềm ao ước một thời, được làm việc trong môi trường khoa học – công nghệ.

Thông thường, trong khoảng 2 năm đầu mới đi làm, người ta phải nhảy việc dăm ba lần. Tôi cũng thế. Xen giữa những cú nhảy ấy, tôi vẫn luôn nhớ đến FPT, vẫn hăm hở vào các trang tìm kiếm việc làm và lần mò các thông tin tuyển dụng. Nhưng, hầu như không có vị trí nào phù hợp cho một cô gái học khối ngành nghiên cứu xã hội như tôi.

Tất cả những công việc của tôi đã làm, trong những môi trường nhàn nhã hay nặng tính truyền thống, chúng tôi bị trì trệ, ì ra. Tôi đã nghĩ, một ngày nào đó, mình sẽ chết vì sống mòn như các ông chú, bà chị cùng phòng. Trong lúc ấy, hình ảnh của FPT vẫn cứ như đốm lửa rực sáng, thôi thúc. Tôi đã nghĩ, hay là mình cứ nộp đại hồ sơ xem sao. Biết đâu đấy!

Bọn FPT kén người phải biết

Một lần nộp hồ sơ. Phấp phỏng đợi chờ. Một tuần. Nửa tháng, Rồi cả tháng trời. Thế là thôi.

Lần nữa…

Lại thôi.

Nhưng tôi chưa bao giờ hết hi vọng.

Thậm chí, có những lúc, tôi đâm đơn vào cả vị trí tư vấn, chăm sóc khách hàng, với xuất phát điểm thấp hơn nhiều công việc hiện tại tôi đang làm chỉ bởi ý nghĩ, mình đang muốn vào FPT, kiểu gì cũng phải vào bằng được; may chăng cái nghề này còn phù hợp với mình chứ nhân viên kinh doanh hay kỹ thuật thì mình chịu chết. Ai dè, hồ sơ của tôi chưa từng bao giờ lọt qua vòng gửi xe đạp.

Đến lần thứ 3, sau 5 năm biết về FPT và ấp ủ tình yêu với công ty này, tôi lại vác hồ sơ đến FPT Telecom để xin tuyển làm PR mặc dù tôi cũng chẳng biết PR cụ thể là làm gì, chỉ biết nó thuộc ngành xã hội thì có thể làm được. Lần này thì tôi may mắn hơn là được gọi đi thi vòng loại các môn Tiếng Anh, IQ và GMAT. Phòng thi hôm ấy đông kín người. Điều hòa mát lạnh mà chúng tôi toát mồ hôi, đứa nào đứa nấy cắm cổ vào làm bài, trong lòng không khỏi hoảng sợ: chuyến này không khéo mình chết chắc. Tôi thì nghĩ, bọn này ghê thật, kén người phải biết.

Một tuần sau, chưa hết hoàn hồn thì tôi được gọi đi phỏng vấn. Tiếp tôi là những phụ nữ xinh đẹp và sắc sảo. Sau một hồi chuyện qua lại, một chị trong nhóm muốn nhận tôi làm nhân viên kinh doanh. Tôi nhìn chị, lòng đầy nghi ngại. Công việc đã ở trong tầm tay rồi thế mà tôi lại thôi. Tôi nghĩ, đây không phải là công việc mình thích, mình còn nhiều cơ hội nữa.

Cứ làm đi, biết đâu đấy

Năm sau nữa, năm 2006, khắp nơi, báo, đài nói rất nhiều về Đại học FPT. Nó như một hiện tượng cho sự đột phá, hình ảnh của khát vọng đổi thay. Tâm trí tôi tràn đầy những day dứt, mâu thuẫn. Một nửa muốn ở lại, tiếp tục công việc và cuộc sống bình lặng trong môi trường kiểu nhà nước. Và sẽ như thế, sống an nhàn suốt đời, vô lo, vô nghĩ. Nửa kia, nhất định bảo tôi, nhàn thế, đủ rồi. Đã đến lúc phải ra đi. Không thể cứ mỗi sớm đến, mỗi chiều về, chơi dài cho đến 2/3 thời gian làm việc, còn lại 1/3 cuối ngày mới cắm đầu vào làm cho có cái vẻ bận rộn. Và thế là cuối cùng, nửa kia đã thắng.

Khi tôi tra danh mục tuyển dụng của Đại học FPT, lại một lần nữa, tôi không thấy vị trí nào phù hợp với mình. Tôi muốn làm một giảng viên nhưng chỉ có giảng viên Toán, CNTT, Ngoại ngữ và Triết học (cái môn tôi hơi bị ghét). Khi tôi nói với thầy tôi: “Em đã nộp đơn xin làm giảng viên

Triết học”, thầy tôi đã cười hết ngất bảo tôi: “Em biết gì về Triết mà đòi dạy”. Tôi cười thú nhận, em chả biết gì thật nhưng biết đâu đấy trường mới mở, thiếu gì việc, cứ tạm nộp đã.

Thế rồi tôi được mời đi phỏng vấn. Tôi chỉ thấy có một bác hơi già, tóc hoa râm, người bé nhỏ, mắt tinh nhanh và miệng hóm hỉnh, giọng hơi chua ngoa và đanh đá ngồi trước một cái bàn to. Nhìn bác ấy, tôi sững lại đến mấy giây, không biết xưng hô thế nào cho phải. Bình thường mà gặp ở ngoài, tôi sẽ gọi bằng chú. Mà lại nghĩ, trong môi trường giáo dục, đòi hỏi phải lễ tiết, tác phong, mình gọi bằng chú cũng phải. Nhưng lại nghĩ, nếu là đồng ng-hiệp kiểu gì cũng phải gọi bằng anh nên thôi thì cứ nhắm mắt gọi bằng anh cái đã. Mãi về sau, tôi mới biết đấy là anh Khắc Thành – Hiệu phó.

Tôi thấy bác già nói chuyện với tôi vui vẻ quá, tôi cũng chả úp mở gì, nói thẳng ý định của mình. Bác già nhìn tôi cười hóm hỉnh, giới thiệu một công việc khác: tư vấn viên. Tôi nghe xong, thấy buồn hết cả người, thấy thế chẳng khác gì mình đang đi xuống. Tôi chưa từng bao giờ thích những công việc đều đặn, cũ kỹ, lặp đi lặp lại như một cái bánh xe. Tôi xin phép được suy nghĩ ít hôm.

Mắt thấy, tai nghe

Trong những ngày suy nghĩ ấy, tôi đi chơi và luôn cố gắng nghe ngóng xem “bọn FPT” là những người như thế nào. Liệu chúng có “chơi” được không? Mình làm việc với chúng có “ổn” không? Báo chí hay tất cả những lời đồn thổi không gì bằng tai nghe, mắt thấy.

Và, tôi đã đến tham dự những cuộc vui do FPT tổ chức, sục sạo trên mạng để tìm kiếm thông tin, đặc biệt từ blog. Người đầu tiên tôi biết ở FPT là anh Trương Gia Bình, anh Trương Đình Anh nhưng họ như những vì sao trên bầu trời. Tôi có thể mến họ, tin họ, nể phục họ nhưng họ không thể khiến tôi phút chốc có thể thay đổi quyết định sống của mình.

Chính lúc đó, tôi đã gặp Dũng Đê tiện, một nhân viên năng nổ trong phong trào lúc bấy giờ. Thực ra, lúc đó tôi không hề biết anh ta là ai, như thế nào. Tôi chỉ biết rằng, đây là lần đầu tiên, trong những sân chơi tập thể, tôi thấy cái gọi là nhiệt huyết, sức trẻ, sự thông minh, tinh thần sáng tạo tỏa lan, lôi cuốn, thu hút và kéo chúng tôi đi. Tôi chưa bao giờ từng vui đến thế! Tôi nhận ra rằng đây chính là nơi giới trẻ chúng tôi cần. Đây chính là sân chơi chúng tôi đang muốn hướng đến.

Rồi khi lên blog, thật tình cờ tôi biết đến blog của Tùngtzet, một trong những nhân viên trẻ của FPT Arena hồi ấy. Tôi đọc không sót một từ nào, đọc đi đọc lại đến mấy lần những entry viết thẳng, thật, mạnh, lạ, độc về những vấn đề giới trẻ đang quan tâm. Tôi chưa bao giờ từng gặp những cái nhìn khác biệt và ấn tượng như thế về cùng một vấn đề. Giống như một luồng gió mới.

Ba hôm sau, tôi đến gặp anh Thành, chỉ nói: “Em đồng ý”. Thế là tôi đã trở thành nhân viên tại trung tâm FPT Arena HN của Đại học FPT sau 6 năm theo đuổi.

Tôi đã ở đây

Tôi đã ở đấy, trong FPT để thấy nhiệt tình chảy trong huyết quản chúng tôi, để thấy nơi đây vui vẻ, ấm áp và gần gũi như chính nhà mình.

Tôi ở đây để được thẳng thắn bày tỏ chính kiến với sếp và đồng nghiệp.

Tôi đã ở đây, ngày mỗi ngày để thấy những em học viên gào lên rất hứng chí: “Em chào chị, Em yêu chị”; để thấy chúng hành động một cách crazy: áp mặt vào cửa kính, làm mặt xấu, hôn gió khi đi dọc hành lang chỉ để tôi-chị của chúng thấy vui vẻ.

Tôi đã ở đây để thấy chúng mè nheo như đám em út ở nhà, hay khoe khoang những thành tích đạt được ở đâu đó.

Tôi đã ở đây để càu nhàu một cách vui vẻ, để khó tính một cách dễ chịu với những đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới này.

Tôi đã ở đây để phì cười mỗi lần khi ông sếp già của tôi, xướng tên tôi một cách rất phường chèo: “Em Mộng Chúc đâu rồi”.

Tôi đã ở đây, để nhận những cái nhìn trìu mến, sự hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị ở các Công ty thành viên khác.

Tôi đã ở đây, để thấy rằng, mỗi ngày trôi qua, chúng tôi đều đang nỗ lực vui sống, sáng tạo, trẻ trung và luôn mãi yêu đời.

Lửa vẫn cháy

Hôm qua, tôi cùng các đồng nghiệp trong trường lên Xuân Hòa chuẩn bị trước cho kỳ huấn luyện quân sự của sinh viên Đại học FPT. Chúng tôi đã hoan hỉ khi thấy những sân bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá đang nhộn

nhịp các bạn trẻ tham gia, thấy những khối nhà cao tầng đầy ắp sinh viên và tưởng tượng ra chỉ một tháng sau thôi, khi sinh viên của chúng tôi có mặt ở đó, tất cả sẽ trở nên vô cùng sôi động.

Ông Giám đốc Trung tâm bắt tay tôi rất chặt và cho hay, từ đó chúng tôi có thể đi tắt sang Láng Hòa Lạc, nơi trường mới của chúng tôi đang xây. Nghĩa là, dù đi đâu, chúng tôi vẫn sẽ ở rất gần nơi mình cần tới. Chúng tôi sẽ ở đó, để tiếp tục ngọn lửa FPT nhiệt tình cháy nơi ngôi trường này!

18. CƠM BÁC THÀNH (Xem chi tiết)

Nhân

16. Nhân

“…Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành.

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”

Biết bao người FPT trong màu cờ giáo dục rực sắc cam đã sống và làm việc cùng FE bằng tâm niệm đơn giản đó: Nhường lại cho nhân gian những việc to lớn xoay vần thế giới, mình cần mẫn khiêm nhường với việc xây đắp tri thức và tâm hồn cho thế hệ tiếp nối.

Biết bao gương mặt bình dị: từ những anh chị tạp vụ, bảo vệ, tới những người trẻ vừa gia nhập đại gia đình FE, cùng những dòng sử ký trầm ngâm nhiều chiêm nghiệm của những cán bộ gắn bó với FE như máu thịt của mình, ai cũng đều sống động qua từng trang sách. Mọi ngòi bút đều đặc tả một thời “xanh”

hết mình với FE, với ước mơ “mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước” của những người đã đến, đi, hay ở lại cùng FE.

Sếp Tổng

Theo Dũng Đê Tiện và đồng bọn

Nguyên Trưởng phòng CTSV FUHN

Dân chuyên Toán Lam Sơn – Tiến sỹ Toán.

Quân hàm: Thượng tá.

Ưu điểm:

  • “Trông vậy mà không phải vậy”. Trông xởi lởi hiền hiền vậy chứ cực kỳ sắc sảo và đặc biệt kỹ tính.
  • Rất thông minh và tóm được bản chất sự việc rất nhanh.
  • Uống rượu bia thuộc diện khủng. Tận mắt chứng kiến bác Tùng bị quây mà vẫn đoan trang.
  • Ăn mặc có “gu” rõ ràng: Trang phục trên người ít khi vượt quá 3 mầu, rất lịch lãm.
  • Ngang và không ngại đối đầu: Cái này đúng chất bộ đội, làm quân bác Tùng đôi khi cũng mát lòng mát dạ, nhất là khi chứng kiến bác chiến đấu với các cơ quan gây khó dễ cho FU. Noi gương lãnh đạo, cán bộ FU phần lớn là rất hiếu chiến.

Về nhược điểm cũng không ít, đó là:

  • Nhà ở xa chỗ làm, tuần nào cũng đi máy bay đến cơ quan làm việc.
  • Có quá nhiều văn phòng riêng, theo thống kê hiện nay ít nhất có 3 – 4 cái (mỗi cơ sở 1 cái.)
  • Nhớ dai.
  • Ai có ý định làm việc với anh Tùng thì đừng sợ nhưng hãy chuẩn bị nghiêm túc không thì bị bẻ tan nát ngay.
  • Khi không đồng ý việc gì thì hay vặn vẹo nhân viên, đôi khi dồn nhân viên vào thế uất ức vì đuối lý hoặc đuối hơi. Ví dụ:
  • Nhân viên: Thưa anh, việc A này ta nên cho làm ngay.
  • Tùng LT: Tại sao?
  • Nhân viên: Dạ cái này Bộ quy định ạ.
  • Tùng LT: Về nguyên tắc là vậy, nhưng mình không làm thì sao?
  • Nhân viên: Dạ không được, đây là quy định.
  • Tùng LT: Tại sao?
  • Nhân viên: Thì quy định tức là quy định ạ.
  • Tùng LT: Thì sao?
  • Nhân viên: á á á á á á á…

CẢM NHẬN

VỀ MỘT NGƯỜI THẦY!

Huỳnh Văn Bảy

FPoly HCM

Thấm thoát mà đã gần bảy năm trôi qua, kể từ ngày đầu tiên đến lớp giảng dạy chương trình đào tạo nghề lập trình viên quốc tế – FPT Aptech, một dòng sản phẩm của FE. Tôi gắn bó với FE chưa thật sự nhiều, nhưng với ngần ấy thời gian cũng đủ để suy ngẫm về ngôi nhà FE, về những đồng nghiệp, về cấp trên và về rất nhiều thứ khác khó có thể nói hết bằng lời.

Thật tình mà nói, tôi quyết định rời khỏi trường cũ đến với FE là một quyết định đúng đắn trong cuộc đời làm nghề sư phạm của mình. Ở đây, tôi tìm được môi trường có thể cống hiến, trải nghiệm những kỹ năng sư phạm, những phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm. Tôi đã quá chán kiểu dạy truyền thống ở các trường mà tôi từng cộng tác trước đây. Những nơi đó, trên bục giảng thì thầy giáo là “ngôi sao”, lời thầy nói như “Thánh nói”, sinh viên chỉ biết thụ động lắng nghe và ghi chép, ghi chép. Tôi đã hấp thu trọn vẹn nền giáo dục bậc đại học của Việt Nam thập niên 80 của thế kỷ trước, trong đó thầy giáo là người quyết định tất cả, thầy giáo làm trung tâm của quá trình dạy học.

Mặc dù, bản thân là sinh viên giỏi của lớp liên tục nhiều năm liền bậc đại học, nhưng khi ra trường, tôi vẫn là cậu bé nhút nhát, thiếu tự tin và hầu như thiếu tất cả các kỹ năng sống. Ra trường, vào cơ quan liên doanh với nước ngoài làm việc (Công ty Rượu Bia BGI của Pháp), quả tình tôi rất lúng túng, không biết bắt đầu công việc từ đâu? Kỹ năng giao tiếp kém cỏi vô cùng, kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm hầu như không có. Tôi phải mất khá nhiều thời gian, bỏ rất nhiều công sức để học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp và ngay cả cấp trên quản lý trực tiếp của mình để có thể hoàn thành công việc được giao.

Nhận biết được những yếu kém của bản thân về những kỹ năng cần thiết phải có trước khi ra trường, tôi luôn tâm niệm, khi có điều kiện đứng lớp cố gắng giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này. Để làm được điều đó thì

thay đổi phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng, then chốt. Chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp học tập tích cực (active learning), lấy sinh viên làm trung tâm, thầy giáo chỉ là người hướng dẫn sinh viên cách học, cách tư duy giải quyết vấn đề. Và ở đây, tôi đã tìm thấy được môi trường phù hợp để thực hiện ý tưởng của mình và cũng chính nơi đây tôi đã bắt gặp một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn hết mình cho sự nghiệp giáo dục của tập đoàn và của cả Việt Nam. Đó là thầy Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng FU.

Tôi vẫn nhớ như in câu nói của thầy nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập FE: “Vua Hùng và các thế hệ ông cha chúng ta đã có công dựng nước và mở rộng bờ cõi về mặt địa lý, thì thế hệ chúng ta cố gắng mở rộng bờ cõi trí tuệ”. Câu nói này đã khơi lại trong tôi ngọn lửa đam mê cống hiến cho giáo dục đang có chiều hướng tắt dần vì nhiều lý do khách quan. Cám ơn thầy đã cho em thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp giáo dục của mình! Suy ngẫm đến tận cùng câu nói của thầy thì những việc cần làm không hề ít và cũng lắm khó khăn. Mỗi người trong tập thể sư phạm FE, trong đó có tôi, cần phải nghiêm túc thay đổi mình.

Trước hết hãy thay đổi về thói quen, về tư duy giảng dạy để có phương pháp phù hợp. Muốn mở rộng bờ cõi trí tuệ thì đối với sinh viên ngoài kiến thức chuyên môn, cần thiết phải được trang bị thêm kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Kỹ năng mềm thì gồm nhiều kỹ năng, nhưng theo tôi, thiết nghĩ cần rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy phê phán “Critical thinking”. Tư duy phê phán là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, hiện tượng, khái niệm từ sự quan sát, kinh nghiệm của bản thân, chứng cứ thu thập được nhằm mục đích xác định đúng – sai, tốt – xấu, hay – dở, hợp lý – không hợp lý để rút ra quyết định, cách ứng xử của mỗi cá nhân. Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố không thể thiếu của sự thành công khi con người thường xuyên đối diện với những vấn đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống, trong công việc. Đáng tiếc là quan điểm giáo dục, hay nói cách khác là triết lý giáo dục truyền thống của Việt Nam lại nặng về truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và có phần áp đặt, theo mẫu, thiếu phát huy suy nghĩ tích cực, độc lập ở sinh viên.

Để có thể mở rộng bờ cõi trí tuệ, đối với giảng viên, kể cả bản thân tôi, cần phải cố gắng thật nhiều. Kiến thức chuyên môn phải luôn cập nhật không ngừng, thông qua nhiều kênh khác nhau: tự học, tìm tòi nghiêm cứu

qua Internet, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè ở các doanh nghiệp. Kỹ năng tiếng Anh cũng cần thiết phải được chú trọng nâng cao để có thể phục vụ việc nghiên cứu khoa học và sẵn sàng tâm thế đón nhận việc phải dạy bằng tiếng Anh trong nhà trường khi có sinh viên người nước ngoài theo học hoặc đi dạy ở các cơ sở nước ngoài, nhằm đáp ứng kỳ vọng mở rộng bờ cõi trí tuệ. Bên cạnh đó, phương pháp sư phạm, đặc biệt là các phương pháp giảng dạy hiện đại ngày nay, kết hợp giữa cách giảng truyền thống và ứng dụng công nghệ elearning, nhằm tạo ra môi trường học tập năng động, sáng tạo trong sinh viên, cũng là yếu tố đòi hỏi người giảng viên phải chú trọng nâng cao. Và sau cùng là kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên đối với chuyên ngành mà mình giảng dạy cũng cần quan tâm, chú trọng. Giảng viên phải là người đã từng làm việc ở doanh nghiệp hay ít ra cũng từng tham gia các dự án thực tế tại các doanh nghiệp thì mới có đủ khả năng vừa giảng dạy kiến thức chuyên môn, vừa truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn.

Nằm trong chiến lược “mở rộng bờ cõi trí tuệ”, thầy đã xúc tiến việc đưa sản phẩm giáo dục đại học Việt Nam ra thị trường quốc tế. Và ngày 16/11/2012, trường Đại học FPT chính thức được tổ chức QS Stars thẩm định và cấp chứng nhận “3 sao”. Đại học FPT là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã được xếp hạng trên bản đồ các trường đại học danh giá trên thế giới.

Thầy chia sẻ: “Lần đánh giá này đã giúp chúng tôi xác định mình đang nằm ở vị trí nào theo tiêu chuẩn quốc tế so với các trường đại học khác trên thế giới. Đồng thời biết được những điểm mạnh, điểm yếu theo những đánh giá khách quan từ bên ngoài để tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo. Việc được gắn sao của QS có thể xem như bước đi đầu tiên trong chiến lược phát triển theo hướng hội nhập quốc tế của trường”.

Ngoài những định hướng chiến lược ở tầm vĩ mô, trong công việc hằng ngày từ những việc nhỏ nhất, khi cần hỏi ý kiến của thầy thì thầy vẫn dành thời gian giải thích, trả lời cặn kẽ. Sự thân thiện, gần gũi và sẻ chia của thầy đã tạo môi trường tích cực để mọi người mạnh dạn trình bày quan điểm của mình mà “không sợ sệt”. Chính điều đó đã để lại những ấn tượng đẹp khó phai trong tôi về một người quản lý với phong cách lãnh đạo dân chủ. Bên cạnh sự nể phục về một con người tài giỏi, có tầm nhìn chiến lược, tôi còn thấy ở thầy là một người sống rất mực tình cảm, nhiệt thành với mọi người,

thầy luôn lắng nghe, chia sẻ, động viên nhân viên khi họ gặp khó khăn. Thầy luôn theo sát chúng tôi lúc thành công để chia sẻ, cũng như lúc thất bại để có những tư vấn, động viên.

Khi tôi thực hiện bài viết này thì thầy không còn làm Hiệu trưởng nữa, chỉ còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT. Nhưng những

  • tưởng nhằm vun đắp cho ngôi trường đại học sánh vai với các trường đại học đẳng cấp trên thế giới mà thầy từng mơ ước sẽ vẫn không ngừng được thầy đưa ra và triển khai thực hiện trong thời gian tới. Vẫn còn đó nhiều việc phải làm, mà mỗi con người chúng ta, từ mọi cấp, mọi bộ phận của FE, phải luôn nỗ lực để biến ước mơ đó của thầy thành hiện thực.

15 năm gắn bó với Nhà trường, 15 năm trên cương vị Hiệu trưởng, thầy đã xây dựng được nền móng vững chắc để Đại học FPT vươn ra biển cả. Chúng tôi, những người trẻ tuổi, thế hệ phía sau của thầy sẽ phải cố gắng thật nhiều để ước mơ được nối tiếp ước mơ và cuối cùng là hiện thực.

TP.HCM, ngày 27/09/2014

Ai chẳng ước mơ!

Nguyễn Thị Chúc

Nguyên cán bộ FUHN/FAN HN

Chuyện kể rằng, trong công viên có một bà già, đột nhiên la lên thất thanh: Bớ người ta, “hấp diêm”. Cảnh sát nhào tới, bà già giọng tỉnh bơ: “Đời người ai chẳng có ước mơ”. Người Arena đã rầm rĩ, sung sướng lấy đó làm câu cửa miệng lý giải cho mỗi hành động của mình, bất kể là gì: từ ăn cơm no, uống nước đủ cho đến tự do, sáng tạo và bay bổng. Nhưng đây không hẳn chỉ là ước mơ của các Arener nói riêng mà còn của sếp và bao người…

ThànhNK hai tay chắp sau lưng, đi đi lại lại quanh bể bơi, miệng không ngừng lẩm bẩm chửi lũ nhân viên láo toét, đàn đàn đúm đúm kéo nhau đi chơi tiệt, bỏ lão nằm một mình ở khu resort này, ăn chẳng thiết ăn, chơi chả thiết chơi. Mang tiếng là tổng quản của Aptech, Arena và án sát tri phủ nơi Đại học FPT, muôn quân sợ một phép, ấy thế mà về cái khu Sun Spa Resort này, lũ nhân viên cứ lơ lão đi như không mới ức chứ!

Năm nay thấy dân tình làm lụng hăng say và hiệu quả, để đỡ mang tiếng kẹo kéo, lão xông xênh cho chúng được đi nghỉ hè xả láng những gần 1 tuần

  • hẳn khu du lịch nghỉ dưỡng có tiếng ở miền Trung. Gần bảy chục con người chứ ít ỏi gì. Ấy thế mà, vừa xuống đến nơi, chưa kịp nhận phòng, nắng héo cả mắt, chúng đã nhao nhao xuống biển, quần nhau với sóng tơi tả, rồi lại lũ lượt kéo về dầm trong bể bơi, điệu bộ rất chi là phởn chí.

Chúng không thèm rủ lão lấy một nhời. Trong khi đó, mấy tay máy nhà Arena được dịp khoe hàng, chia nhau đi bắn tỉa khắp nơi. Lão không có máy ảnh nhưng cứ nhìn điệu bộ quân tướng nhà Arena dẫn đầu có LongMT, TrungNQ, HiệpHD (nghe đâu toàn thành viên của CLB Arenamera) hết la cà khuôn viên chộp bướm, bấm hoa, rồi lại kiếm cớ ghi lại những khoảnh khắc đẹp của người FPT để ngang nhiên chụp hết cô mặc áo tắm này đến nàng diện bikini nọ, từ đứa mới lên 5 tới nàng băm vài nhát, lão ức lắm.

Ngày đầu tiên, “thôi cứ để chúng xông xênh”, lão chả buồn xét nét làm gì. Nằm dài trên bể bơi hưởng trăng thanh gió mát, nghĩ đến những ngày ngồi kí giấy tờ toét mắt ở văn phòng, lão thấy cuộc đời thật sung sướng. Nhưng,

quân của lão, chúng chẳng muốn thế, chúng cứ thích chui vào Phong Nha, Kẻ Bàng, viếng nghĩa trang Trường Sơn, ra thành cổ Quảng Trị, ngắm Cửa Tùng, đến Bãi Đá Nhảy… Lão chẹp miệng, chả nhẽ cấm chúng, bảo chúng

  • nhà chơi với… anh, chúng lại cười cho thối mũi. Nhưng, không đi thì mang tiếng, mà đi thì… Thôi lão cũng đành tặc lưỡi cố đua với cánh trẻ đi Phong Nha Kẻ Bàng một chuyến cho đỡ bị điều tiếng là đi nghỉ dưỡng ở Quảng Bình như các… cụ.

Cái khí trời miền Trung quả là khó chịu, người lão như muốn nổi hỏa lên. Nhưng, vừa hay bước lên thuyền, bỗng đâu những cơn gió cái ào tới, mát rung cả người, tâm hồn lão cũng khoan khoái trở lại. Thuyền nối thuyền theo nhau chui vào lòng động tối om, lập lòe ánh điện xanh đỏ như ma trơi, trèo lên rồi trèo xuống, ngửa mặt lên trần rồi liếc ngang liếc dọc nhìn những cụm nhũ đá, ngắm cái kỳ quan tạo hóa đã ban tặng này, lão thấy cũng bõ công: Động rộng và đẹp thật!

Chui vào chừng nửa tiếng rồi lại chui ra, trong và ngoài động như hai thế giới khác biệt, nắng nóng đến ghê người. Ăn cho nhanh bữa trưa, lão muốn về nằm phòng máy lạnh lắm rồi mà lũ quân háu chiến của lão vẫn máu đi tiếp, chúng – đầu têu là bọn thanh niên Arena nằng nặc đòi đến cái nơi: bên nắng đốt, bên mưa quây. “Rõ là lãng mạn rởm đời, giời nực thế này, đường vừa xa vừa bé như cái kẹo, đi thế nào được mà đi”. Chúng vẫn cứ ì èo… Lão tức quá, hét lên như mấy bà hàng cá lúc ế khách: nào, có đi không thì bảo, không thì về. Cũng chả ngăn được, chúng vẫn cứ đi, nhưng mà là đi bãi Đá Nhảy. Đã bảo rồi, cá không ăn muối cá ươn, nhân viên không nghe lời sếp, trăm đường nhân viên… sai. Ra cái bãi ấy thì có cái gì ngoài một dải bờ biển giống y chang như ở Nhật Lệ, đó là còn chưa kể nếu trót dại ngồi lâu lâu ở dãy võng, ghế mắc dưới rặng phi lao trên bờ còn phải mất ít nhất 5K/ người. Xuống xe chưa được 5 phút chúng đã ối giời ơi, ối giời à rồi lục tục kéo nhau về.

Về đến phòng, đứa nào đứa nấy mệt nhoài, lăn ra ngủ như chết. Đến bữa, mặc kệ lão ngồi chơ vơ với gia quyến, đám nhân viên cắm đầu vào ăn. Tức nhất là lũ Arena, chúng đi đâu cũng túm tụm cả lại, đã đông thanh niên thì chớ, ăn đã khỏe thì chớ, mồm lại hét to thì chớ lại còn hay bày trò, chốc chốc chúng làm lão giật bắn lên: 1-2-3 dzô…

Đêm tới, lão đang lim dim mắt ngắm trời sao thì nghe thấy chúng lao xao bên bể bơi, tiếng ChinhNT rõ rành rành: “Kệ Aptech đi hát karaoke phòng

máy lạnh, bọn mình ra biển hát, tiền ấy để tối… nhậu tiếp.” Chậc chậc, lão nghĩ mà khiếp. Biết thế, đêm sau lão đã rỉ tai Loan “tổng quản” thủ theo ít rượu và chất đưa cay để… diệt bọn này, nhưng a-lô mỏi cổ cũng chẳng thấy bóng dáng đứa nào đâu. Hóa ra, chúng còn đang mải sát phạt nhau để phân chia lại thu nhập. “Bọn này lại cá bé nuốt cá bé hơn, việc gì phải thế, cứ về nhà rồi anh cho ít cổ”.

Không dừng lại ở đấy, hôm sau, mặc trời, mặc cả lão, bọn Arena lại lũ lượt kéo nhau đi Quảng Trị, mồi chài thêm vài chú Aptech, mất hút cả một ngày. Ngồi ở phòng lễ tân, nghe chúng hỉ hả kể về chuyến viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn xúc động, vụ thăm quan địa đạo Vịnh Mốc mát lẹm người hay chuyến ghé thành cổ Quảng Trị một màu xanh non tơ đầy cảm động, lão cũng thấy hơi tiêng tiếc.

Nhưng, đời người ai chẳng có ước mơ. Ước mơ của đám nhân viên là được đi đó đi đây, biết nhiều, biết thỏa. Còn lão, ước mơ chỉ đơn giản, con con là được ngồi lại trong chốc lát, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tiếp sức cho những ngày “chiến đấu” tiếp theo và sung sướng khi thấy đàn em sung sướng. Thế là đủ ước mơ…

CẠCH ĐẾN GIÀ

Nguyễn Thị Chúc

Nguyên cán bộ FUHN/FAN HN

Không biết anh LongMT – giám đốc Trung tâm FPT –Arena có phải là một người yêu tốc độ hay không, nhưng đây là một câu chuyện vui, có thật về khả năng “đánh võng” làm nhân viên hãi hùng của anh được một nữ nhân viên ghi lại.

Câu chuyện xin được bắt đầu:

Ai đã từng ngồi sau (xe) Long mờ tê (LongMT- Giám đốc FPT Arena đời đầu)

Ai đã từng nghe tiếng Long cười

Tiếng Long cười khi Long phóng, rú… ya hú u uuu

Thật là khủng khiếp!

Mỗi lần nhớ lại “chuyện ấy”, chàng Cá sấu (biệt danh của HungNV-designer FPT Arena) mặt thộn ra, môi rúm lại, chưa hết nỗi kinh hoàng, kể: ngồi sau xe “bố í” nước mắt em ràn rụa, chưa kể vụ “bố í” phóng từ trên dốc Bưởi xuống, chả phanh chả phiếc, chả giảm ga giảm ghiếc gì, ào một nhát từ đỉnh đã xuống chân từ bao giờ.

Tùngtzet (TungNT6-Nguyên Giám đốc Omega): Ông ấy, kinh lắm i á.

Và, đây là… nạn nhân tiếp theo:

Mặt chị xám ngoét, mắt nhìn trân trân, giọng nói thều thào, đứt quãng, tưởng như vừa mới trải qua một nỗi kinh hoàng ghê gớm.

Chị bắt đầu:

“Hôm ấy, mình phải cắp tráp theo lão í lên ĐHQG bàn công chuyện. Đối tác hẹn lúc 4h30. 4h05 mình mới lập cập xuống nhà xe, thấy lão í đang chễm chệ trên con xe ghẻ, hất hàm bảo: “Lên đi”. Mình vừa tọa mông, chưa kịp ớ tiếng nào thì phật một nhát, một luồng áp lực mạnh kéo ật nửa thân trên về phía sau. May mà với kinh nghiệm sau nhiều năm xoắn quẩy, cơ lưng cũng có độ dẻo như bánh dầy, chỉ nghe hẫng một cái, lưng lại bật về tư thế vuông góc 90 độ như ban đầu. Thiên hạ đồn thổi quả không sai, con người này, dung mạo tuy nhỏ bé nhưng phàm công lực cũng là bậc thượng thừa.

Con xế lao vút ra ngã tư, oằn qua ngã ba. Mình choáng quá, túm chặt vào thanh chắn cuối xe, mặt tái mét. Lão í, thản nhiên như không, bảo: “Bây giờ còn sớm, vào viện phụ sản cái đã.” Mình ợ không ra hơi, mắt nhắm nghiền, nghĩ là chuyến này xong đời rồi đây…

Bệnh viện phụ sản?

Đê La Thành phố là con lộ bé như con lươn, người xe ngoằn nghèo. Không hổ danh là người cầm đầu đội quân thác loạn, lão vít tay lái nhẹ nhàng như gái Thái vít ống rượu cần, ngoằng bên phải nhát, nhằng bên trái một tẹo, cứ nhè chỗ nào hở ra một cái khe chỉ cần đủ ghếch mông qua là lão nhắm mắt nhắm mũi lao vào. Hú hú hú… Chết cha mình rồi, quả này đi tiêu cái đầu gối. Xẹt một nhát ngang người, con xế ngạo nghễ cho đám Wave tàu, Spacy, SH với Dylan hít khói. Ối mẹ ơi, hình như ta sắp lao vào ô tô. Vút nhát nữa, tưởng như gió chỉ chực chém bay mảng tóc hoe hoe vàng của mình. Khói, bụi, nước mắt thi nhau tuôn trào…

– Em xin anh! Em xin anh! Em xin anh!

Mải mê chinh phục tốc độ, lão lờ tịt như không nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết của mình. Lạy thánh mớ bái, mình có phải là hạng chân dài đến nách hay đẹp đẽ gì cho cam mà lão phải tỏ vành tỏ vẻ đến thế cơ chứ!

– Đây có phải viện Phụ sản không nhỉ?

Hé hé mắt nhìn con dốc, cái cánh cổng, ờ ờ, đê La Thành dốc nào chả như dốc nào: Vầng, vầng.

Trước tiên, ta làm quả thương lượng đã, dù sao vào chỗ này chả gì cũng mang tiếng chết, mình cứ gọi là phải cẩn thận cái đã: “Anh để em đứng ngoài trông xe, anh cứ vào đi, em đợi.”

  • Thế em tưởng anh vào đấy thật à?
  • Thì… tưởng bà hai nhà anh mới lâm bồn…

Chả nói chả rằng, lão quặt ngay vào phía hông bệnh viện và dừng đánh khựng trước một quầy bánh kẹo. Mình biết ý, chắc lại định mua bánh trái, quà cáp gì đây, lại còn cứ giấu, thế là mình le te nhảy phốc xuống xe. Hết cả hồn!

Lão trợn mắt quay lại: “Sao xuống?”

– Ơ, em tưởng anh định mua bán gì?

  • Không thấy cái ô tô lù lù ra trước mặt à, lên, lên. Quê như con cá trê…

Con xe lao ầm ầm vào ngõ. À, hóa ra không phải vào viện thăm bà nào.

Lão rút quả alo dài bằng nửa viên gạch, cái loại ném chó bươu đầu, đập mèo lăn cu đơ mà không tắt pin hay nhiễu sóng gì. Nghe lão A si a nô, hai ô… gì gì đó mình mới ngộ ra: “Hóa ra là đi tìm nhà cái anh giáo Pháp Vanh săm (Vincent). Thế mà chả bảo trước!”

Hết ngoằng ngõ nọ lại nhằng sang ngách kia, chả thấy cái nhà mắc dịch ấy ở đâu. Lão đâm akay, khí nóng bốc lên ầm ầm: “Bố sư nó, chỉ nhà chả rõ ràng gì, biết đằng nào mà lần.” Lại alo… Lại alo…

  • Ừ, anh đi ra cổng viện đợi nhé.

Ra đến nơi. Hố hố, lão cười rung cả con xế, làm mình cũng phải nhăn hết cả răng ngô: hóa ra mắt lợn trợn mắt quạ, đi nhầm vào cổng viện Nhi.

Chỉ nghe gió hút một cái, cổng viện Phụ sản đã cận thị. Sau một hồi cũng bò lạc nữa, cuối cùng thì cũng nhìn thấy anh giáo Tây chân tay loằng ngoằng đang ngồi sau một chú Việt tin hin, cảnh tượng thôi thì cũng gọi là kỳ thú. Hai bên lại sồ sồ một thôi một hồi. Đại loại, mấy chú Tây này mới thuê nhà, chả biết tin ai, đành phó mặc cho lão sếp Việt đi coi giùm kẻo bị người ta bắt nạt…

Xong.

Nhìn đồng hồ, lão bảo: “Bây giờ là 4h25.” Mình nhắc: “Còn 5 phút nữa là đến giờ hẹn.” Lão thủng thẳng: “Em có muốn anh đi trong 3 phút tới nơi không?” – “Từ Viện phụ sản đến ĐHQG á? Ối giời ơi, em xin anh, em còn chưa biết mùi đời.”

Lão cười rất phởn rồi chả ý kiến ý cò gì, chém gió ầm ầm lao đi. Một lần: suýt đâm. Hai lần: lại suýt đâm. Ba lần: ối giời ơi. Bốn lần: Chết đến nơi rồi… Thôi, cũng đành nhắm mắt liều thân.

Không hiểu sao, mình vẫn còn sống sót để kể câu chuyện này. Nhưng, mình cam đoan với bạn rằng không có một ai, một đứa học trò ăn chơi phởn chí nào ở Arena lại có tay lái lụa đến điên người, hoảng sợ đến vãi linh hồn như là lão.

Không tin, thử một lần mà xem.

Đảm bảo cạch đến già.

 

GIA ĐÌNH APTECH LÀ THẾ

nguyễn thị hương

Nguyên cán bộ FAT HN

Ngày đầu tiên tôi đến trung tâm cũng đúng vào ngày họp mặt đầu xuân (mùng 6 Tết Âm lịch 2003). Vừa bước vào phòng họp, tôi choáng ngợp bởi vẻ đẹp, tươi trẻ của đội ngũ nhân viên, mỗi người một nét đẹp riêng, ai ai cũng rất xinh tươi. Tôi bước vào, chào mọi người, bỗng dưng cảm thấy ái ngại, mất tự tin. Khi đó LoanLT giới thiệu tôi sẽ là người phục vụ mới của Trung Tâm, mọi người cười khúc khích, tôi lại càng thấy ái ngại (với ý nghĩ có lẽ mình quá xấu và già khi bước vào vườn hoa đẹp của họ). Trong vườn hoa đó có duy nhất hai nam thanh niên đó là Giám đốc ThànhNK và ThànhVC – nhân viên marketing, ngoài ra còn hai anh bảo vệ là NamTT, ThànhNT và đội ngũ Giáo viên thì nhiều tôi chưa thể biết hết được. Những ngày đầu tôi cặm cụi làm việc, e dè ít dám tiếp xúc với mọi người, nhưng rồi sự cởi mở, nhiệt tình của họ đã khiến tôi cảm thấy dễ gần gũi hơn, nhất là HòaKTM và AnhPT rất vui vẻ thân thiện.

Thời gian đầu vì chưa quen với phong cách làm việc ở đây, tôi chỉ chăm chăm công việc dọn dẹp lau chùi của mình nên cũng cảm thấy nhàm chán. Sau quen dần, học tập chị em tôi cứ lân la hỗ trợ các bộ phận những công việc có thể làm được trong khả năng của mình, chị em cũng sẵn sàng chia sẻ. Càng ngày tôi càng thấy phấn khởi, gắn bó với Trung tâm hơn. Chúng tôi đã sinh hoạt và làm việc như một gia đình nhỏ của Đại gia đình FPT, trong đó anh ThànhNK và chị LoanLT là hai người đầu tàu.

Có lẽ anh Thành là người Giám đốc hơi đặc biệt. Trong công việc anh rất nghiêm khắc, ai cũng thán phục sư tinh nhanh của anh. Chỉ lướt qua mỗi phòng hoặc một vài câu hỏi là anh nắm bắt được hết tình hình công việc. Một lần tôi gõ và in một lá đơn, vô tình anh vừa bước vào phòng, chỉ liếc xéo một cái đã phát hiện có lỗi chính tả “tr và ch”, tôi ngượng quá và nhớ đời luôn. Anh sống tình cảm, thân thiện dễ gần, ai có sai sót gì anh nhắc nhở rất nhẹ nhàng. Cách góp ý của anh làm cho người nghe nhớ lâu mà cảm phục. Anh sẵn sàng thăm hỏi chia sẻ nếu ai có khúc mắc gì, anh sống giản dị, chân thật không phô trương. Anh hòa mình với sinh viên trong các cuộc dã ngoại: kéo xe bò cho sinh viên ngồi, hát hò cùng sinh viên…

Ấn tượng nhất là cứ đầu xuân đến họp mặt là anh mời cả nhà đi ăn hàng rồi về nhà anh bù khú rượu chè. Bọn con gái cứ tự nhiên lục lọi đồ ăn, có cái gì của nhà anh là lôi ra hết, có chai rượu nào ngon là anh bỏ ra đãi cả nhà. Rượu được rót vòng quanh, hết lượt này đến lượt khác. Có người say quá làm luôn một giấc. Lúc này chuyện đời thường, chuyện công việc được dịp xổ ra hết, thật đầm ấm vui vẻ. Không khí của một gia đình. Có lẽ chẳng ở đâu, chẳng có cơ quan, công sở nào lại có được những khoảnh khắc như vậy. Còn nữa, cuối buổi tiệc bao giờ anh cũng ưu tiên đặc biệt lì xì cho phái nữ, cô nào có bầu còn được hai suất cơ. Sự kiện ấy hai năm nay đã bị xóa bỏ, bọn con gái bảo nhau: có lẽ trước đây Bác có ít con, bây giờ đông quá rồi, nhà Bác không chứa nổi nữa.

Tất thảy ai ai cũng kính trọng và hâm mộ anh. Khi Đại học mới mở anh phải vắng mặt thường xuyên, các em nhân viên mong mỏi: “Sao mãi Bác không về nhỉ?”, hay “Mai Bác về rồi nhé!”. Sinh viên thì “Bố Thành đi đâu rồi cô, sao lâu không thấy?”. Mãi đến khi có quyết định anh LâmPT lên thay quyền GĐ Trung tâm, mọi người mới xác định: “Anh ngồi trên đó là chính rồi”, và ít mong ngóng hơn.

Người trợ lý đắc lực cho anh là LoanLT- Người phụ nữ đầu tiên của Aptech và có thể coi là Chị cả (cả trong tuổi nghề lẫn tuổi đời) của giới nữ trong Aptech. Tôi cũng không hiểu tại sao từ sếp cho đến nhân viên, ai cũng gọi nàng là “Mợ”, mặc dù dáng rất trẻ trung so với tuổi và chẳng có chút dáng “Mợ “nào. Từ cách làm việc cho đến cách ăn mặc Mợ luôn là người cầu toàn, chính xác từng con số, chỉn chu từng công việc. Mợ có thể làm tất cả mọi vị trí công việc trong khối Back office và đã từng kiêm nhiều việc khi Trung tâm mới thành lập.

Mợ làm việc rất khoa học và bài bản, nhất là công việc hành chính. Mợ chỉ cần nhìn loáng qua là đã biết chỗ nào chưa được và cần phải làm thế nào. Khi cần có thể xắn tay áo làm luôn không nề hà việc gì. Có những khi bê cả chậu cảnh với đôi guốc cao gót từ tầng 4 xuống tầng 1 để đặt vào đúng chỗ vừa ý, đẹp mắt. Mợ luôn thu vén cho Trung Tâm như một người quản gia trong gia đình, không gây lãng phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cũng như hình thức. Sẵn sàng hướng dẫn chỉ bảo kinh nghiệm làm việc cho chị em đến sau trong mọi lĩnh vực công việc nhưng rất nghiêm khắc. Mợ luôn yêu cầu chính xác, cẩn thận. Mợ ghét nhất tính cẩu thả. Ban đầu nhiều người chưa hiểu cảm thấy không bằng lòng với Mợ. Nhưng sau rồi tất thảy đều cảm ơn,

khâm phục Mợ. Như TrangNTT học theo cách làm của Mợ mà công việc kế toán của chị luôn chính xác không bị sai sót, nhờ đó mà hoàn thành tốt công việc, phát triển bản thân tốt (trước đây còn khóc vì bị Mợ mắng). NamTT (bảo vệ cũ), TúNH, CàNT, TâmNT, tất nhiên là cả tôi nữa trước đây có lúc cũng tỏ thái độ không hài lòng với Mợ, nay ai cũng thầm cám ơn nhờ có sự khắt khe chỉ bảo của Mợ, bây giờ mỗi người đều vững vàng làm tốt ở vị trí công việc của mình.

Mợ là con người của công việc – việc hôm nay chớ để ngày mai, làm không cần biết giờ giấc, đi sớm về muộn khi cần, miễn là phải xong theo kế hoạch trong ngày. Trước đây chỉ có 1 Trung tâm ở Yết Kiêu, nay đã có 6 trung tâm (cả ARENA). Dù Mợ ngồi trên Đại học nhưng vẫn bao quát chung được tất cả. Chỉ cần lướt qua: “Hôm nay có việc đi qua đây vào trú mưa cái”, Mợ chỉ ra hàng loạt công việc cần làm ngay, dọn ngay, xếp lại ngay cho đẹp mắt gọn gàng (FAT1). Viên gạch này sửa rồi mà vẫn cập kênh bởi chưa biết cách cần phải bậy lên ken chặt ở dưới vào rồi hãy đặt gạch lên (FAN 2) v.v… Sau Loan lần lượt là NgaNN, HươngLD, ThủyNTT, HòaK-TM, AnhPT đến “nhập khẩu” vào gia đình Aptech. Mỗi người một vẻ đẹp, một tính cách nhưng cùng chung một phong cách làm việc “việc chung, lo chung, vui chung”.

Theo gương anh chị cả, mọi người sẵn sàng hỗ trợ cho nhau, bộ phận nào bận thì bộ phận khác sang hỗ trợ ngay, người nào nghỉ đột xuất có thể người khác làm thay được. Ai ai cũng có trách nhiệm với công việc của mình. Nhất là vào mùa tuyển sinh, công việc tất bật bận rộn, nhưng ai cũng phấn khởi “mệt nhưng sướng vì mở được nhiều lớp”, có khi còn nói vui: “Từ sáng tới giờ chưa được đi xả nước”. Cuối ngày và cuối tháng mọi người lại ào sang phòng tư vấn hoăc kế toán để có câu: “Hôm nay được bao nhiêu? Tháng này hoàn thành chưa?”.

HòaKTM ham việc Trung tâm hơn việc nhà, việc nhà thường xuyên nhầm lẫn, nhãng quên bị chồng quở trách, nhưng việc ở Trung tâm cấm có sai một ly. Khách nào được chị tư vấn thì không thể không đăng ký học, thậm chí đêm ngủ cũng lẩm bẩm tư vấn trong mơ để chồng phải lay dạy. Bất kỳ ở vị trí công việc nào chị cũng hoàn thành xuất sắc và tác phong rất nhanh nhẹn tháo vát.

Còn ThủyNTT thì hơi mê tín, hễ thấy vắng khách là chị đi đốt vía. Chị làm việc rất tỉ mẩn cẩn thận, ngăn nắp và có khoa học, làm đâu gọn đấy. Có

những hôm hết giờ làm việc chồng đến đón HươngLD còn nhờ chồng lên photo giúp tài liệu cho kịp, đặc biệt chị có khiếu viết thơ, có những bài thơ chị viết làm cho giới mày râu cứ phải phỏng đoán không biết chị viết cho ai. AnhPT coi việc Trung Tâm như việc nhà mình, mỗi khi tổ chức sự kiện gì chị huy động cả nhà giúp sức không tiếc thời gian công sức, chồng thì làm xe ôm chở đồ và bị sai vặt linh tinh, thậm chí còn phải quét dọn khách sạn cùng chị em sau sự kiện Noel. Gia đình chị đã góp phần cho Trung tâm giật giải văn nghệ mấy năm liền. Trước khi vào Aptech chị đã từng là giáo viên, khi được chuyển về làm giáo vụ trên Đại học chị rất mãn nguyên và tâm đắc nhưng rồi do nhu cầu của Trung tâm, chị sẵn sàng dẹp bỏ ý thích cá nhân để về phục vụ Trung tâm. Chị bảo vất vả nhưng vui. Đúng là con người của công việc. Chị đẹp người đẹp cả nết. Với đồng nghiệp chị sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ buồn vui. Với sinh viên chị phân tích bảo ban đến nơi đến chốn, hướng dẫn cho các em có phương pháp học tốt, nhờ vậy mà đã thuyết phục được nhiều trường hợp định bỏ học giữa chừng.

Tờ Aptechite được khai sáng khi VânTN về nhập khẩu vào gia đình Aptech, tờ báo chính là cầu nối giữa các Trung tâm trên mọi miền đất nước. Số báo đầu chị vừa là biên tập vừa kiêm cả thiết kế. Chị không những làm báo mà còn kiêm cả tư vấn. Chị có giọng nói ngọt ngào dễ đi vào lòng người: “Em đi khách đây!” đó là câu nói vui của PhươngNM- một phụ nữ đa năng. Chị ẻo lả cò hương như tiểu thư nhưng làm việc chẳng tiểu thư chút nào. Chị làm PR kiêm cả marketing, chị xông xáo đi các tỉnh, chị vào các trường học để tư vấn trương trình học Aptech, và bây giờ chị đang làm giáo vụ của FAT 3.

Tất cả chị em Aptech là thế, lo việc chung như lo việc của nhà mình, nhờ vậy mà Aptech phát triển và mở rộng như ngày nay. Tất nhiên không thể không nói đến công lao cùa các Giáo sư nhiệt huyết với nghề, có công dạy dỗ, truyền đạt kiến thức tốt cho sinh viên như thầy TríTD, thầy LâmPT, thầy ChươngNN, thầy PhươngTH v.v… Biết bao lớp sinh viên những khóa trước đã thành đạt. Một số sinh viên nay cũng đã trở thành thầy giáo, cô giáo tiếp tục kế nhiệm sự nghiệp dạy và học dưới sự dẫn dắt của các thầy tại giảng đường ĐH FPT. Biết bao kỹ sư phần mềm đóng góp cho đất nước như thầy TầnĐT, thày LâmVT, thầy TuânN… và nhiều các thầy cô khác nữa. Tất cả đều tâm huyết với nghề góp phần lớn lao vào sự phát triển cùa Aptech nói riêng, của tập đoàn FPT nói chung. Tất cả anh chị em làm việc hết mình

nhưng cũng chơi hết mình, chẳng có sự kiện vui chơi nào mà chúng tôi không có mặt, thậm chí AnhPT còn thầu luôn cả sự kiện 1/6 và Noel của Tổng hội. Lạ là tất cả các cuộc vui chơi, hội hè, dã ngoại, liên hoan… cứ phải có AnhPT thì mới sôi nổi vui được vì chị vừa là cây văn nghệ vừa có năng khiếu tổ chức sự kiện.

Bây giờ ngành đào tạo của mình đã phát triển và mở rộng hơn, các thầy và các chị em nhân viên cũ phải chia sẻ lên Đại học và các Trung tâm mới làm nòng cốt vì có kinh nghiệm hơn. Các cụ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”. Hiện có anh LongVH và XuânQN tiếp tục kế nhiệm làm đầu tàu của 3 trung tâm. Các chị em cũng hâm mộ anh LongVH chả kém, vì anh còn trẻ nên có phần sôi nổi trẻ trung hơn lớp tiền bối. Anh rất thích tổ chức những cuộc hội hè vui nhộn cho anh chị em được xả stress sau những buổi làm việc căng thẳng.

Tuy vậy trong công việc anh lại rất nghiêm khắc. Nhiều em phải rơi nước mắt vì bị anh mắng. Ấy vậy mà các cô em cứ tị nhau giành giật đòi anh về Trung tâm mình. Các em bảo: “Anh ngồi đâu ở đó có lộc”. Các em mới về sau cũng đã noi theo lớp trước làm việc hăng hái nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao như HânNN, tuy con nhỏ nhưng em vẫn cố gắng khắc phục việc nhà để đảm bảo công việc Trung tâm, MaiPTP mới đến cứ rụt rè nhút nhát, nay đã cố gắng hòa đồng cởi mở cho phù hợp với vị trí tư vấn của mình, AnhĐQVA chịu khó, nhiệt tình, HằngTT thoăn thoát như con thoi, HằngBT bay lượn khắp 6 Trung tâm, có lẽ vì phải đi nhiều nên em cứ như cò lả. LamNTH tuy con nhỏ nhưng cũng miệt mài công việc từ sáng đền khi về và luôn ở tình trạng về muộn hơn mọi ngườì để phục vụ kip thời nhu cầu của sinh viên: xin bảng điểm, đăng ký thi lại, gọi điện báo ngày giờ thi v.v…

có những hôm phải tiếp sinh viên liên tục không kịp uống nước; PhươngPN tuy mới về nhưng em luôn tìm tòi hỏi han những người đi trước để hòa mình bắt nhịp ngay vào công việc, không những kế nhiêm sự nghiệp báo Aptech của chị VânNT và PhươngNM mà còn sáng tạo cải tiến rất nhiều v.v…

Aptech mình bây giờ đã lớn mạnh hơn nhiều tôi mong tất cả chúng ta hãy phát huy tinh thần tập thể vốn có của lớp đi trước. Hãy đoàn kết chia sẻ giúp đỡ nhau cùng phát triển, luôn duy trì tình đồng đội để FAT ngày càng lớn mạnh vươn cao vươn xa hơn nữa.

Hòa thượng Thích Đàn Đúm

Phan Thị Hải Sơn

Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT

Nguyên Phó phòng Hành chính FUHN

Đọc mấy chục bài sử ký chưa thấy bài nào viết về lão này, thấy lạ. Lão này có nhiều điều hay ho (không phải bệnh viêm đường hô hấp đâu nhé) mà nếu khai thác triệt để cũng có thể ra được dăm bài, kiếm được ối tiền nhuận bút chứ ít gì. Chả có cơ hội làm việc, ăn chơi cùng lão nhiều, nhưng vẫn muốn viết ra vài ấn tượng tiêu biểu vừa là để mọi người có chút hình dung về lão, vừa là kiếm tiền thỏa mãn cho cơn thèm ốc luộc đang âm ỉ mấy ngày hôm nay.

Mọi người thường gọi lão là Gấu Panda hay Hòa thượng Thích Đàn Đúm, tên nào lão cũng gật tuốt. Beo béo như một con gấu, đầu trọc, da dẻ mịn màng, nhẵn nhụi, hồng hào trông như một hòa thượng no đủ, viên mãn. Thấp thấp – vụ thấp này có một tích là lão này đứng nói chuyện với em Hà dài lúc nào cũng đứng cách xa cả mét vì đứng gần quá sợ nhân viên phải mất công cúi đầu xuống để nhìn sếp mới nói được chuyện. Bụng tròn xoe dù cho lão cũng ham hố bóng banh với tụi trẻ, nhưng vòng hai không những không giảm mà nguy cơ tăng lên vẫn thấy rõ. Lão được phong là dũng sỹ diệt giầy, chả có mấy đôi mà gắn bó được với lão quá 2 tháng, có chăng thì cũng đã được thay vài đôi đế. Lão loẹt xoẹt từ xa, ai nghe thấy cũng xót xa cho đôi giầy mòn vẹt đế. Được cái chỗ nào lão đi qua thì mấy cô lao công không phải mất công lau lại vì gạch chỗ đó luôn bóng nhẫy hơn cả chùi, cứ thử nhìn đường đi từ phòng lão ra toalet mà xem, bạn sẽ thấy ngay mà.

Ham vui – hỏi lãnh đạo trường này ai ham vui nhất thì tự nhiên mọi người sẽ trả lời: Lão! Lão luôn đầu trò khởi xướng cho các vụ ăn chơi đàn đúm với bọn trẻ ở bang hội ĐM cũng như các phòng PR, CTSV hay TVTS. Đố cuộc vui nào mà lão vắng mặt. Ai không muốn đi lão liền lạm dụng chức quyền bắt nhân viên phải đi cùng lão cho đỡ buồn. Từ Điện Biên, Lai Châu đến Nghệ An, Thanh Hóa, từ biển trời Quan Lạn đến núi rừng Tây Nguyên, đâu đâu lão cũng có mặt. Có hôm, một lũ kéo nhau đi nhậu nhẹt mừng sinh nhật NamNT, lão không đi được vì phải đi ăn với các Cụ khác trong Ban Giám

hiệu theo lệnh từ trên ban xuống, lão ngồi trong con Innova, ánh mắt ngậm ngùi hướng ra chỗ bọn trẻ đang tíu tít í ới gọi nhau đi chén mà thèm thuồng, tiếc nuối. Trông mặt lão lúc đấy rõ thương.

Lão chúa ghét đi nhậu với các em mà có sự tham gia của các Cụ khác. Nhớ ngày đàn ông FU năm 2008, trong buổi nhâm nhi thịt chó với mọi người, có sự tham dự của Cụ Tùng, tự nhiên lão trở thành nhân vật phụ. Nhìn Cụ Tùng hai tay hai em nâng ly mời rượu, hết vòng này đến vòng khác, hết em này đến em khác, em nào cũng vây quanh Cụ, chả thèm đoái hoài gì đến lão, lão cay cú lắm. Thỉnh thoảng lão lon ton chạy ra chỗ Cụ, giả vờ ra tay liều mình cứu Chúa, nhận lãnh vài quai thay cho Cụ khỏi say, thật ra lão muốn bon chen mong được vài em chuốc rượu. Nhưng Cụ tỉnh lắm, đâu dễ để thằng đệ lừa mình nẫng tay trên được chứ.

Gã nổi tiếng là hoang tàn. Từ hồi lão còn làm ở Hà Nội Aptech cho đến khi lão về FPT, lão đã trở nên nổi đình nổi đám với những pha tiêu tiền vung tay không tiếc. Nhớ lần đầu tiên được cử đi mua sách để bổ sung cho thư viện cùng lão, mình phát choáng khi lão cứ bốc, nhặt, bốc, nhặt hết cuốn này đến cuốn khác, chả cần biết mô tê cuốn sách ra sao, chưa kể luôn mồm nói với mấy đứa đi theo: Cứ lấy đi nhé, lấy nhiều vào, cuốn mấy đứa thích hay không thích cũng lấy. Lão chịu chơi khi cho in những tấm áp-phích, tờ rơi quảng cáo, những cuốn giới thiệu về trường với hàng chục trang in màu lòe loẹt, lão không tiếc tiền cho việc tuyển sinh với mục tiêu duy nhất: Tuyển được càng nhiều sinh viên càng tốt. Nhưng của đáng tội nói đi cũng phải nói lại, số lượng học sinh biết đến FU và số sinh viên thi tuyển vào trường ngày càng tăng lên rõ rệt thì công của lão ở đây là vô cùng lớn.

Lão rất được lòng các vị phụ huynh lớn tuổi. Vừa rồi có bác vốn người quen của gia đình đến dự buổi Open day, về tấm tắc khen thầy và hớn hở khoe: Bác có hỏi thầy ý một câu, thầy ý trả lời rõ ràng lắm. Hỏi nhân viên đứa nào cũng quý (dù suốt ngày đè đầu cưỡi cổ nhân viên), hỏi sinh viên đứa nào cũng yêu, riêng hỏi mình thì mình vô cảm chả quý chả yêu gì sất. Người đâu vô duyên, đang yên nhảy lên sân khấu đòi làm chồng hờ của mình, chồng béo thế thì hờ cũng không ham, chả lẽ hôm đấy lại đuổi lão xuống.

FU, tháng 9 năm 2009

FLaos và Anh

Đào Trọng Duy

Khối Phát triển sinh viên quốc tế

Còn nhớ như in cái buổi chiều tháng 5/2012 khi tôi chính thức chuyển về phòng Hợp tác Quốc tế – tiền thân của Viện Đào tạo Quốc tế (FIA) sau này. Trước đó 6 năm, tôi gắn liền với nghiệp đi dạy, từ khi tốt nghiệp đã gắn bó với FPT cho tới ngày hôm nay. Anh MinhĐQ khi đó là người động viên và khuyến khích tôi về với HTQT. Chúng tôi (HTQT) ban đầu chỉ có 2 nhân viên chính thức, tôi và em Mơ, ngoài ra có thêm 3 em sinh viên thực tập. Anh MinhĐQ khi có phụ trách cả Poly. Poly mới và đang tăng trưởng rất nhanh và vì công việc quá nhiều nên anh Minh không có toàn thời gian cho HTQT. Với tham vọng đưa được sinh viên quốc tế đến Việt Nam, mở được cơ sở FPT University tại hải ngoại anh Thành Nam đã về lãnh đạo nhóm chúng tôi.

Tôi còn nhớ cái buổi đầu gặp anh, anh bảo mỗi người chúng tôi “Tự nói xem em là ai và đang làm cái gì?”. Tôi bị cuốn hút với lối nói chuyện hài hước, giản dị nhưng rất sâu sắc của Anh. FLaos là một trong những dự án đầu tiên mà tôi tham gia và đồng thời là người chấp bút những dòng đầu tiên của dự án. Anh bảo tôi: “Chú đi dạy, hợp với việc viết lách, viết cho anh cái tài liệu dự án thành lập phân hiệu Đại học FPT tại Lào”. Tôi như chết đứng khi anh nói câu đó, làm sao tôi có thể biết viết dự án là như thế nào? Dự án thì bự, tôi biết bắt đầu từ đâu. Anh cho tôi từ khóa “diligence”.

Cái phòng 211 bé nhỏ ở Detech vốn là phòng làm việc của Anh và cũng là nơi chúng tôi họp giao ban hằng tuần. Thời điểm đó chúng tôi đã có 5 người ở HTQT, cái bàn tròn, nhỏ xinh ở phòng Anh vừa đủ chỗ cho tất cả chúng tôi. Những dòng đầu tiên của dự án campus tại Lào bắt đầu từ chính căn phòng và chiếc bàn đó. Trước đến giờ tôi chỉ đi dạy, nên quen với sách vở, giáo trình, sinh viên… nay được giao viết tài liệu dự án, tôi không biết mình nên bắt đầu như thế nào. Anh cũng định hình nên 3 mảng công việc chính của HTQT: Tuyển sinh quốc tế hệ dài hạn, Hợp tác quốc tế và trao đổi sinh viên, Cơ sở FPT University tại hải ngoại. Mỗi người một đầu việc, riêng dự án FLaos chỉ có tôi. Anh bảo: “Trước tiên làm research về thị

trường Lào, giáo dục Lào; đọc tài liệu dự án thành lập FPT University căn cứ vào đó đề xuất và viết cho dự án FLaos”.

Trở ngại đầu tiên của tôi là các số liệu của Lào lấy nguồn từ Chính phủ thì được viết bằng tiếng Lào. Tôi lên WorldBank, Unicef, Unesco… để tìm số liệu về Lào thì không có số liệu mới, chỉ có số liệu cách đấy 2, 3 năm. Thật may cho tôi là Anh đã tìm cách liên lạc với anh Khanh – Vụ trưởng vụ Lào – Campuchia của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tôi có gặp anh Khanh vài lần và anh cho tôi thông tin rất quan trọng về tình hình giáo dục Lào, số liệu về giáo dục của Lào và kế hoạch phát triển giáo dục của Lào 10 năm tới. Bám vào bố cục cần phải có của một tài liệu dự án, tôi nhanh chóng xây dựng được khung cho tài liệu của FLaos, làm báo cáo để bảo vệ trước BGH và Tập đoàn. Tôi còn nhớ đêm trước khi gặp anh Thế Phương – CFO của Tập đoàn, anh bảo tôi tính số liệu và hiệu quả kinh doanh, anh cho tôi một bộ số liệu mẫu. Bám vào đó tôi đã tính được số liệu cho FLaos, dựa trên số lượng sinh viên dự tính.

Điều tôi cảm thấy khâm phục Anh trong các buổi bảo vệ là tầm nhìn và ý tưởng của anh rất xa và sâu sắc. Anh nói rằng “Có thể chúng ta không kiếm được nhiều tiền trên đất Lào nhưng nó là bước đệm rất quan trọng để một trường đại học đi ra quốc tế – phải hiện diện được ở nước ngoài”.

Tôi được đi Lào để làm rõ hơn và thực tế hơn những gì mình đã thể hiện trên giấy và để như anh nói “xem số liệu của ta đã chuẩn chưa”. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Lào, được tiếp xúc với các quan chức của Lào và tự tin trình bày về nội dung đề án của mình. Điều tôi thấy bất ngờ nhất là toàn bộ tài liệu chúng tôi chuẩn bị đều được viết bằng tiếng Anh (chỉ đạo của Anh) nhưng khi gặp bộ giáo dục Lào, các anh ở Bộ bảo tôi: “Sao không viết tiếng Việt cho nó… dễ hiểu?”, quan chức của họ ai cũng nói rất tốt tiếng Việt. Tôi vẫn còn tham gia dự án Lào với công việc chủ yếu là thủ tục xin giấy phép, làm hồ sơ và lên chương trình cho Lào. Đến tháng 8/2013 – thời điểm có sinh viên quốc tế dài hạn đầu tiên ở Hòa Lạc, tôi chuyển về công tác giảng dạy và quản lý đào tạo cho các sinh viên quốc tế.

Mặc dù FLaos vẫn đang chờ giấy phép, và vì nhiều lý do mà quá trình này tốn khá nhiều thời gian, nhưng tôi tin tưởng rằng dự án sẽ thành công.

Khoảng thời gian tham gia FLaos là khoảng thời gian tôi được tiếp xúc và làm việc với Anh nhiều nhất, được Anh chỉ bảo nhiều nhất. Tôi đã học

được ở Anh rất nhiều điều, tôi thích nhất ở Anh là sự lạc quan, trong hoàn cảnh nào cũng phải tự tin và tìm ra giải pháp. Anh là người sâu sắc, phản biện sắc sảo, nhưng vô cùng giản dị và luôn tràn ngập ý tưởng. Nói chuyện với anh có cảm giác chẳng có khó khăn nào là không thể vượt qua, anh đã tạo cho tôi cơ hội được làm việc và được khám phá chính bản thân mình, để hiểu hơn về bản thân và hiểu hơn về khả năng của mình.

Khi tôi ngồi viết những dòng này thì cũng là lúc anh chuẩn bị rời FIA để chuẩn bị cho kế hoạch khác của mình, chúng tôi mãi là những người con, người em của Anh, những người đã được may mắn làm việc với Anh, được Anh chỉ bảo và uốn nắn trong công việc, để chúng tôi trưởng thành hơn. Xin chúc cho Anh sức khỏe và chúc cho những ước mơ của Anh sẽ sớm trở thành hiện thực.

Hà Nội, 22/09/2014

 

Lan “Tây”

người “giật dây” cả Chủ tịch FPT

Nguyễn Thị Huệ

Trưởng phòng PR FSB

“Có một người phụ nữ mà tôi không bao giờ có thể từ chối. Em luôn bảo: em muốn thế này, em muốn thế kia; và tôi chỉ biết phục tùng theo ý muốn của em”. Lời thú nhận của Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình tại Hội nghị Nâng cao năng lực cạnh tranh của Đại học FPT đã khiến hàng trăm người đang tham dự đổ dồn ánh mắt về chị, với đầy dấu hỏi…

Khi đó, tôi cũng như bao người khác rất tò mò rằng, vì sao chị lại có được quyền năng to lớn như vậy? Vì sao chị có thể khiến người đứng đầu của Tập đoàn “ngoan ngoãn phục tùng”? Ẩn sau vóc dáng nhỏ bé của chị là sức mạnh gì to lớn thế?…

Người chuyên “chốt hạ”

Tôi chợt nhớ lại, hình như không chỉ có Chủ tịch Trương Gia Bình cảm thấy “không cưỡng lại được” ý muốn của chị. Nhiều VIP khác cũng nể chị không kém. Hồi tôi mới gia nhập FSB, để chuẩn bị cho Lễ ra mắt tại HCMC, tôi phải thực hiện một clip phỏng vấn những cựu học viên thành đạt, là Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn danh tiếng hoặc lãnh đạo lớn. Tôi khá lo lắng, trong khi chỉ cần vài cú điện thoai, chị đã chốt được một loạt cuộc hẹn: “Sáng mai, 8h em qua Daewoo để phỏng vấn một Đại biểu Quốc hội, sau đó qua Tổng công ty X phỏng vấn Chủ tịch HĐQT… ”. Hôm sau, khi tôi cùng quay phim đến, Bác Đại biểu Quốc hội đang phải tiếp đón nhiều người. Vậy mà chị vẫn “lôi” được Bác ra hành lang cho chúng tôi quay chụp các kiểu dù Bác nhăn nhó: “Đứng trước ống kính là cực hình với anh đấy”.

Khi tôi nói chuyện với một cô em, người hay đi cùng chị trong nhiều “phi vụ”, cô luôn thán phục: “Với các hợp đồng lớn, không có chị Lan ra tay thì còn lâu mới “chốt hạ” được…”

Mảng đào tạo doanh nghiệp do một tay chị gây dựng, từ hồi ở HSB. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều trở thành những khách

hàng thân thiết của FSB. Ngay cả những tập đoàn lớn, có trường đào tạo riêng cho cán bộ như Vietnam Airlines, Tổng công ty Than và khoáng sản VN, Tập đoàn Điện lực… hàng năm đều thuê FSB đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý. Thế mà suýt nữa chị phải rời xa nó, phải chứng kiến cảnh “huynh đệ tương tàn” trong đợt chuyển HSB thành FSB. Mấy chị em đang là đồng nghiệp bỗng thành đối thủ. Chị đau lòng lắm. Ngày đêm chị suy nghĩ, nước mắt đã rơi và trái tim cũng héo hắt. Chị phải đấu tranh với đủ các cấp mới kéo được mảng đào tạo này về với FSB, mang lại uy tín và doanh thu không nhỏ cho FSB.

Trong những câu chuyện với chúng tôi, chị thường nói, đừng nghĩ cứ là doanh nhân thì chỉ quan tâm tới tiền. Nếu doanh nhân nào chỉ chăm chăm kiếm tiền, người đó sẽ rất khó thành công. Doanh nhân lớn thường là những người có mục đích sống cao cả. Với cách nhìn như vậy, trong những câu chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp, chị thường đề cập tới việc mang lại

  • nghĩa, lợi ích cho các cộng đồng mục tiêu của 2 bên. Có lẽ vì thế mà chị luôn được mọi người nể trọng.

“Tây” mà rất “Ta”

Nhìn chị, tôi thường liên tưởng đến câu thơ của Tố Hữu “O du kích nhỏ giương cao súng/thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu…”. Chị không có súng, chỉ có nụ cười nhưng bác Tây nào cũng phải “cúi đầu”, bắt tay, ngưỡng mộ…

Chị được gọi là Lan “Tây” bởi chị có rất nhiều nét Tây trên gương mặt: Da trắng, mũi cao, mắt nâu… Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là phong cách làm việc rất Tây, luôn rõ ràng, dứt khoát, hướng đến hiệu quả. Mọi kế hoạch đề xuất lên đều phải có những con số cụ thể, mục tiêu rõ ràng… Là dân tài chính nên chỉ cần có chút sai sót về con số hay đôi khi chỉ là lỗi chính tả, chị vẫn phát hiện ra ngay. Vì thế, mỗi khi trình chị phê duyệt, các nhân viên luôn bảo nhau kiểm tra mọi thứ cẩn thận.

Chị rất biết đánh giá nhân viên và luôn tạo điều kiện cho nhân viên được khám phá năng lực tiềm ẩn của mình. Câu chuyện của nguyên Phó GĐ chương trình MiniMBA Nguyễn Hồng Hà là một ví dụ. Khi Hà đang là một nhân viên đào tạo, cô đã vô cùng bất ngờ khi thấy chị gọi lên phòng và giao cho nhiệm vụ làm R&D dù trước đó, cô rất hiếm khi nói chuyện với

chị. Và Hồng Hà đã thể hiện xuất sắc trong vị trí đó. Với các “đàn em” khác cũng như vậy, luôn được chị đánh giá đúng và tạo điều kiện cho thử thách ở những công việc mới. Các đàn em như Hồng Anh, Thu Hà, Anh Tuấn… đều trưởng thành từ sự “dạy dỗ” của chị.

Đối ngược với phong cách rất Tây trong công việc, chị là người rất “Ta” trong cuộc sống đời thường. Chị như một chị cả, chăm lo, nhắc nhở cho lũ em mới lớn ham nghịch, ham chơi. Chị thường đưa lũ đàn em đi “giải ngố”. Những lúc đó, chị là tài xế đưa đón, là người chọn đồ và hướng dẫn cách sử dụng cũng như kể cho nghe những câu chuyện hấp dẫn. Như hôm đưa lũ đàn em đến Highway uống rượu, chị không chỉ hướng dẫn cách uống, cách kết hợp các món trong menu, mà còn kể những câu chuyện rất thú vị về những người chủ quán đến từ Châu Âu. Đó là những người đã rong ruổi khắp vùng Tây Bắc Việt Nam, nếm thử từng món của người dân tộc, để đưa các đặc sản đó về với Thủ đô, tạo nên một góc Tây Bắc nồng nàn giữa lòng Hà Nội. Những câu chuyện đó như một chất men, khiến lũ đàn em ngây ngất bám quanh chị mãi không rời.

Đã có lúc tôi tự hỏi: Là một phụ nữ, chị lấy năng lượng ở đâu để có thể làm được nhiều đến vậy? Liệu chị có lúc nào thấy mệt mỏi? Chị đam mê khẳng định bản thân, hay vì tương lai, cuộc sống của những đứa em đang tin tưởng đi theo chị?… Không có câu trả lời chính xác nhưng tôi tin rằng, chị vẫn luôn có đủ năng lượng để làm mọi việc và sẽ tiếp tục tràn trề năng lượng…

Bỗng nhiên, tôi lại thấy trước mặt mình, hình ảnh một người phụ nữ nhỏ bé đang đứng trước biển, cất cao giọng hát, át cả tiếng sóng, tiếng gió…

Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông…

Sếp của tôi

Đặng Thị Minh Thuyết

FU HCM

Tôi viết về sếp của mình, một việc vô cùng tế nhị và hơi khó. Viết về sếp, sẽ có rất nhiều suy nghĩ, đánh giá tôi: tích cực có, tiêu cực có… Nhưng không sao, mặc kệ cho trí tưởng tượng “giàu” hay “nghèo” của mọi người, tôi vẫn viết về anh.

Ngày đầu gặp sếp, tôi hình dung: Chắc phải là một giáo sư bệ vệ, đeo kính trễ xuống mũi, mặc veston… Nhưng không phải thế. Sếp khác xa so với hình dung của tôi. Thế nào nhỉ? Sếp đẹp trai ư? Không phải! Nghệ sĩ và có một chút lãng tử ư? Lại càng không phải. Dung nhan của sếp nằm ở cỡ điểm 5,5… nhưng nhìn vào khuôn mặt chất phát và phúc hậu của anh, tôi tìm thấy ở đó sự tin cậy và an lòng.

Ngày được nhận vào FUHCM làm việc với tôi vừa là một niềm vui, vừa là một nỗi lo âu. Tôi biết FU rất mạnh về công nghệ thông tin (CNTT), chính vì thế giảng viên phải rành rọt về CNTT để ứng dụng vào dạy học. Nói thật với các bạn, ở thời điểm đó tôi rất “mơ màng” về CNTT. Với trình độ CNTT ở dạng “phổ cập”, tôi rất lo cho giờ dạy của mình, không khéo lại “lủng củng” thì làm trò cười, thư giãn cho bọn trẻ, một thế hệ rất “sành” về CNTT. Tôi đem nỗi lo lắng của mình nói với anh: Tôi muốn rút lui! Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên khi sếp bảo: “Anh cần chuyên môn của em chứ đâu có đòi hỏi em giỏi vi tính.” Tôi ngạc nhiên vì sếp là một chuyên gia về CNTT, thường thì người ta chuyên sâu và giỏi cái gì thì hay bắt bẻ và đòi hỏi nhân viên của mình về lĩnh vực đó. Sếp tôi không phải vậy, thật hiếm có!

Buổi đầu dạy ở FUHCM bằng những tiết dạy ứng dụng CNTT, tôi rất bồn chồn. Hình như “đọc” được điều đó trong mắt tôi nên ngày cho sinh viên làm unit test đầu tiên, sợ thao tác của tôi trục trặc, mất điểm của các em, “sếp” cứ “thập thò”, “giăng giăng” ngoài cửa lớp, xem tôi có “gây” ra sự cố gì không thì “nhảy” vào giúp đỡ.

Sếp đã tiếp sức mạnh cho tôi, tôi tự tin hơn. Chính vì sự quan tâm đáng yêu của sếp, tôi phải nỗ lực học CNTT. Cô Phương và các bạn ở phòng ICT đã hỗ trợ tôi rất nhiều. Ông bà nói quả không sai: “Học thày không tày học bạn”, đến bây giờ trình độ CNTT của tôi chẳng bằng ai nhưng cũng chẳng ai bằng tôi.

Chuyên môn của sếp là CNTT vậy mà về tiếng Anh thì không có gì sếp không biết. Cái biết này của sếp là cái biết chuyên sâu của một dân chuyên ngữ. Từ văn học Anh, Mỹ, rồi phân tích ngôn ngữ, học ngôn ngữ cho đến đánh giá phương pháp dạy, học ngoại ngữ, chương trình học, giáo trình sếp khá là uyên thâm. Điều này đã giải thích cho sự ngạc nhiên của tôi ngay những ngày đầu ở FUHCM là tại sao sếp có thể dạy IBSTPI bằng tiếng Anh trước các giảng viên tiếng Anh đều là Thạc sĩ với chất giọng của dân không chuyên ngữ pha lẫn giọng Huế một cách đầy tự tin và thuyết phục như vậy.

Với ai, anh cũng thân thiện, chân tình, biết lắng nghe. Điều này đã được minh chứng qua những đổi thay, cải thiện trong quản lý, qui trình làm việc, thi cử… ở FUHCM. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Trung, mảnh đất nghèo, nơi gió Lào thổi rát mặt. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, gia đình và cha mẹ vẫn ở ngoài Trung. Mỗi lần từ quê vào, sếp lại hỏi: “Ba mẹ có khỏe không em?” Giọng Huế trầm ấm, ánh mắt thân tình, tôi thấy sếp gần gũi như một người anh trong gia đình lớn – gia đình ấy là FU. Thời gian gần đây, mẹ tôi vì tuổi già đau yếu luôn, thương bà nên tôi rất lo lắng. Tôi về thăm bà lúc bà đau nặng, khi mẹ đã bớt, tôi trở vào, gặp tôi anh hỏi: “Mẹ thế nào em?” Phần vì thương mẹ, phần vì được sếp an ủi và quan tâm đúng vào nỗi đau của mình, lòng tôi rưng rưng xúc động, ấm áp lạ lùng.

Các bạn ạ! Bây giờ là mùa thu, mùa mà con người dễ có những giây phút lắng lòng. Tôi cũng thế, ngồi suy nghĩ để viết về FU, tôi chẳng biết viết gì. Vậy là tôi viết về anh, về con người mà bảy năm qua đã từng nâng đỡ, dìu dắt tôi. Anh cùng tôi và các đồng nghiệp chia sẻ đắng cay, ngọt bùi trong những bước đi cùng FUHCM. Bảy năm không phải là một thời gian dài nhưng đủ để tôi gắn bó với anh và FUHCM thân thương này. Chính vì thế mà khi anh tạo điều kiện cho tôi về công tác gần nhà, gần cha mẹ để chăm sóc ông bà, điều mong mỏi mà từ khi trưởng thành đến bây giờ tôi cứ canh cánh trong lòng. Nhưng các bạn ạ, FUHCM và anh đã níu chân tôi. Tôi không muốn rời xa FUHCM và sếp – người anh thân thương – đã nâng từng bước đi của tôi.

Thành phố Hồ Chí Minh, 9/2014

Mama đại tổng quản

Nguyễn Thị Thơm

FU HN

Chân vừa rảo bước qua cổng, mắt liền lướt ngay một vòng quanh trường. Hình như cái ghế ở phòng Tư vấn tuyển sinh bị rách, cả cái bóng đèn ngoài sảnh không sáng hẳn mà lại nhấp nháy thế kia. Tam đâu rồi, Tam ơi!!! Cái cây Kim tiền lộc này sao héo mất một cành. Thơm đâu rồi, Thơm ơi!!! Dũng connnn, đã treo backdrop trong phòng họp chưa? Cứ thế, cứ thế, sáng nào cũng vậy, chỉ cần đến trường, đảo qua một vòng trường thôi là tất cả mọi vấn đề sẽ được chấn chỉnh một cách gọn gàng, ngăn nắp.

Tôi biết chị từ năm 1999, đến giờ đã được 10 năm. Năm đó, FPT mới sinh thêm một đứa con kháu khỉnh nữa, đó là Trung tâm Đào tạo lập trình viên quốc tế – FPT Aptech. Hệ thống phòng ốc của Trung tâm đã được chuẩn bị, nhưng bộ máy nhân sự thì vẫn chưa có ai. Chả biết ai xui, ai rủ chị mà chị lại nộp hồ sơ xin vào làm công việc hành chính tại Trung tâm này mặc dù tôi nghe kể trước đấy chị đang làm việc cho một công ty lớn ở vị trí khá cao. Sau vài vòng thi tuyển và phỏng vấn, chị đã nghiễm nhiên trở thành một trong những thành viên đầu tiên của FPT Aptech Hà nội. Một người hơi nhiều tuổi (thời ấy FPT chỉ toàn ưu tiên tuyển dụng các em gái trẻ đẹp, chân dài) nhưng lại nhanh nhẹn, tháo vát, ngoại ngữ tốt (lúc bấy giờ ở FPT trình độ ngoại ngữ từ sếp đến nhân viên đều đang khá phọt phẹt), và là dân Liên Xô về, rất hợp gu với ban lãnh đạo… là những lời nhận xét mà ban tuyển dụng hồi đó nói về chị sau ngày phỏng vấn.

Gọi là làm công việc hành chính, nhưng vì Trung tâm hồi đó chưa có nhiều nhân viên nên gi gỉ gì gi, việc gì chị cũng phải làm tuốt. Việc hành chính đã trăm thứ bà rằn, chị còn kiêm luôn làm nhân sự, kế toán, thư viện rồi luôn cả thủ kho. Chị cứ vừa làm, vừa lọ mọ, mày mò học hỏi, đến khi Trung tâm ngày một lớn mạnh cũng đồng nghĩa với lượng kiến thức, kinh nghiệm mà chị tích lũy được trong quá trình làm việc lớn dần theo năm tháng.

Năm 2006, sau bao năm ấp ủ, với nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo công ty FPT cùng nhiều thành viên khác, cuối cùng trường ĐH FPT cũng được thành lập. Ngay lập tức chị được điều chuyển từ Aptech về FU để nhận

nhiệm vụ mới với một núi công việc bộn bề và đầy khó khăn phía trước. Vẫn là công việc hành chính, nhưng quy mô của FU lớn hơn nhiều so với quy mô của Trung tâm Aptech. Chị lại bắt tay vào cùng mọi người set-up một trường học hiện đại, khang trang với cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp từ trong ra ngoài. Chị lại thầm lặng, tỉ mỉ, quan tâm từ cái bút viết bảng đến cái bàn, cái ghế, máy photo, máy in, những quyển sách trong thư viện, chuẩn bị logicstic, làm đề cho mỗi đợt thi tuyển sinh, rồi đến các công văn, giấy phép, khách khứa đoàn ra đoàn vào, rồi lại kiêm cả công đoàn chăm lo đời sống tinh thần cho mọi người, vân vân và vân vân. Việc hành chính thì kể cả ngày không hết việc mà lại toàn việc không tên, nhưng rồi mọi việc vẫn được chị sắp đặt và chỉ đạo cả phòng thực hiện đâu ra đấy. Chị luôn quán triệt tới cả phòng trong mỗi buổi họp phòng, mỗi kỳ checkpoint là “Phòng Hành chính là phòng phục vụ nên luôn phải đặt yêu cầu của khách hàng – tức là các phòng ban khác và các em sinh viên lên hàng đầu. Và điều thứ 2 là phải luôn tiết kiệm”. Cùng với nhiệt huyết và thái độ làm việc nghiêm túc của chị, chúng tôi cũng bị cuốn theo và trở thành những cán bộ nhân viên hành chính chuyên nghiệp từ bao giờ chẳng biết.

Chị sợ bác Tùng lắm, rất nể phục, rất ngưỡng mộ, nhưng lại rất sợ bác. Tuy nhiên, chị yêu thích công việc của mình, chị làm việc hết mình với lòng đam mê và nhiệt huyết sẵn có chứ không phải vì sự sợ hãi thường trực trong chị đối với sếp. Không trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận hay quân số, chị lặng lẽ đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển khối đào tạo của toàn tập đoàn FPT. Tuy là Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp của FU, và theo lời bác Thành là bây giờ xét theo ngành dọc thì chị là người đứng đầu khối Hành chính FE, oai lắm đấy. Nhưng hơn ai hết chính bác Thành vẫn luôn biết rằng chị không phải là người ham chức vụ, ghế nọ, ghế kia. Chị chỉ thích được mọi người gọi mình bằng cái tên hết sức giản đơn và gần gũi: Loan Lờ Tờ.

FU, ngày 15 tháng 9 năm 2009

 

Cô ấy

ĐÀM THỊ DUYÊN

Nguyên cán bộ FU HCM

Cô ấy là một người mà tôi xếp vào nhóm đặc biệt. Nếu bạn không tin thì cứ đọc dẫn chứng bên dưới nhé.

  1. Chạy

Người bình thường di chuyển bằng cách đi còn Cô thì chạy. Cô chạy rất nhanh, nhiều lúc cứ thoắt ẩn thoắt hiện khiến tôi lạnh cả xương sống.

  1. Màu trắng

Cô là fan hâm mộ cuồng nhiệt của màu trắng. Cô sở hữu 99.99% số quần áo có màu trắng và phần lớn trong số đó là do Cô tự thiết kế. Thật lòng mà nói Tôi thấy cô rất có phong cách. Tuy nhiên, điều số 1 và số 2 tích hợp lại thì thường xuyên có một bóng trắng vụt qua, vụt lại ngoài hành lang thậm chí bóng trắng đó thỉnh thoảng còn xuất hiện trong các giấc mơ của Tôi.

  1. Nói to

Cô không những nói to mà còn nói bền nữa. Cô có khả năng nói từ 8 giờ sáng đến 5 giờ rưỡi chiều ấy thế mà giọng nói của Cô lúc nào cũng đầy năng lượng. Có lần một chị trong phòng tôi nói lớn hơn Cô và chị ấy đã được cảnh báo rằng “Em đừng có lớn tiếng với Cô, Cô sẽ la lớn hơn em đó”. Kể từ đó chúng tôi không nói lớn với Cô nữa vì sợ Cô la lớn ảnh hưởng tới sức khỏe.

  1. Sách

Cô cực kỳ thích sách. Mỗi lần Trường tôi có Hội sách Cô mua rất nhiều. Cô mua sách cho Cô và cho các con của Cô nữa. Có lần Tôi mua quyển Ox-ford yêu thương của Dương Thụy, đang hí hửng cầm cuốn sách đi dọc hành lang thì bóng trắng (A) xuất hiện ngay trước mặt tôi (B).

  • Em mua sách gì đó?
  • Dạ, Oxford yêu thương.

A: Cô không mua cuốn này, vì đối với Cô Oxford nó nằm ở bên Anh.

Hic hic đối với Tôi Oxford cũng nằm ở bên Anh mà. Nhưng dẫu sao việc

Cô đọc sách và khuyến khích các con đọc sách cũng tác động tích cực đến

Tôi. Tôi đã bắt đầu mua và đọc sách. Sau khi đọc xong Tôi đưa tên sách đó

vào một cuốn sổ, ghi chú nội dung và cảm xúc sau đó dán vào gáy cuốn sách đó một con số. Con số đó chính là độ tuổi mà các con Tôi có thể đọc cuốn sách đó.

  1. Khóc

Hầu hết mọi người trong phòng Tôi đều đã bị Cô làm cho khóc. Tuy nhiên, tổng số nước mắt của chúng tôi gộp lại chưa bằng số nước mắt của Cô khóc tại FUHCM. Ai cũng nghĩ Cô là người rất dữ dằn nhưng ẩn chứa trong Cô là một tâm hồn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cô khóc vì rất nhiều lý do: Nhớ mẹ, thương ông ngoại già góa vợ, bị la, bị đau dạ dày… Lần Cô khóc mà tôi nhớ nhất là lúc mẹ cô mất. Ngày nào vào làm Cô cũng khóc. Có lúc Cô khóc huhu thành tiếng lớn. Có những buổi trưa vừa đặt lưng xuống chiếu rồi tự nhiên Cô nhớ Mẹ và cứ thế Cô khóc một cách ngon lành như đứa trẻ. Bây giờ vẫn vậy, hễ khi đọc được một bài viết cảm xúc về mẹ hay nhìn thấy ảnh của mẹ, Cô vẫn khóc. Thấy Cô vậy tôi bỗng sợ ngày đó đến với mình, ngày mẹ tôi đi xa, tôi sợ lắm. Kể từ đó, tôi quan tâm đến mẹ nhiều hơn, tâm sự với mẹ nhiều hơn, thể hiện tình cảm với mẹ nhiều hơn.

 

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI THẦY!

Nguyễn Thị Giang

Khối Liên kết quốc tế

Nguyên cán bộ FAT HCM

Nếu ai đã từng là sinh viên FAT và FU thì sẽ khó có thể quên thầy, bởi thầy có một kỷ luật và phương pháp dạy mà nhiều sinh viên phải sợ. Thầy có thân hình vừa, nước da bánh mật và một giọng nói trầm mà ấm áp. Theo như người ta thường nói thì đó là mẫu đàn ông mà chị em hay chọn vì con trai phải cao cao, đen đen và phải dầu nhớt tức là bẩn bẩn một tí thì mới là đàn ông. Thầy chính là KhanhKT.

Ngược thời gian trở về quá khứ bốn năm về trước, khi tôi đang làm ở FAT2, vào một chiều thu tôi gặp anh. Hôm đó thầy Tuấn báo với tôi là chiều nay sẽ có một thầy rất “đẹp trai” đến gặp thầy nhưng thầy bận công chuyện đột xuất nên em sẽ hướng dẫn thầy ấy một số thủ tục về điểm danh và danh sách lớp, cũng như hướng dẫn phòng học và phòng giáo viên cho thầy, vì thầy sẽ là giáo viên dạy lớp Aptech Bridge (hồi đó FAT2 có mở một lớp Aptech Bridge và đó cũng là lớp duy nhất). Thầy vừa nói vừa cười dí dỏm chọc tôi. Thầy hay chọc mấy chị em chúng tôi lắm vì chưa ai lập gia đình cả gồm có chị Út, Kiều, Thùy và tôi.

Khoảng 5h chiều thì anh xuất hiện trong chiếc áo thun lông chuột với quần kaki bỏ áo ngoài quần. Thật giản dị như không thể giản dị hơn. Bước vào phòng tư vấn như bao sinh viên khác anh hỏi Kiều là cho gặp chị Giang. Kiều chỉ anh lại gặp tôi, như bao sinh viên khác anh cũng xếp hàng và chờ đến lượt. Tôi vốn có thói quen hay gọi sinh viên bằng em, nhiều khi biết sinh viên lớn tuổi hơn mình tôi vẫn gọi bằng em. Tôi gọi riết rồi quen đến giờ nhiều khi vẫn thế. Khi gặp anh tôi cứ tưởng là sinh viên nên hỏi:

– Em đăng ký học lại à?

Thường thường sinh viên tôi tiếp phần đa là hỏi điểm hoặc xin đăng ký học lại. Anh chỉ lắc nhẹ đầu rồi nói anh muốn gặp thầy Tuấn. Oh! Thì ra đây là thầy “đẹp trai” mà thầy Tuấn đã nhắc. Trông thầy ngơ ngơ mà lúa lúa làm sao ấy… mặc dù lúc đó tôi cũng lúa lắm. Hướng dẫn xong anh ra về, sau đó anh dạy hết lớp Aptech Bridge đó rồi nghỉ luôn.

Bẵng đi 2 năm sau, cũng vào buổi chiều anh bước vào phòng giáo vụ

FAT1 và xin gặp thầy MinhLG. Vẫn trong bộ quần áo giản dị đó nhưng giờ trông anh bớt lúa hơn rồi. Anh bắt đầu xin dạy lại ở FPT-Aptech. Từ ngày đó chiều nào anh cũng ghé FAT1 để nghiên cứu tài liệu gì đó, theo thầy Minh nói lại thì anh đọc tài liệu để nghiên cứu chương trình mới để dạy lớp năm 2. Thời gian cứ thế trôi đi, tôi xem anh như bao giáo viên khác, cũng trò chuyện và cũng đì anh lên xuống nếu như anh nộp bài tập cyp/asm của sinh viên trễ.

Một ngày nọ, chị Đài đưa cho tôi xấp điểm thi giáo viên vừa chấm xong và bảo tôi đi niêm yết cho sinh viên xem. Tôi cầm xấp điểm trên tay như bao lần khác và thật ngạc nhiên khi tôi niêm yết đến điểm một môn. Tôi còn nhớ đó là môn SQPL2, chú thích của môn làm tôi choáng ngợp, có khi cả trang giấy mà chỉ để chú thích cho một sinh viên. Điều ít thấy ở các bài chấm của giáo viên khác. Chú thích rất rõ ràng, chi tiết, cụ thể đến từng vấn đề. Đọc nó mà tôi, một người không biết gì về môn lập trình cũng thấy thích thú vì sự rõ ràng, chi tiết của nó. Đó có thể là bài chấm đầu tiên của anh ở FPT-Aptech. Cùng ngày hôm đó có một sinh viên vào hỏi tôi: “Chị Giang, cho em hỏi thầy nào đã chấm bài SQPL2 vậy chị?”. (Hồi đó khi in điểm cho sinh viên chúng tôi thường ẩn tên giáo viên chấm). Tôi nhìn sinh viên và hỏi em được bao nhiêu điểm, sinh viên trả lời em đựơc 94% nhưng khi làm bài em thấy thiếu thiếu gì đó nhưng em không thể tìm ra, nhờ bài chấm của thầy mà em biết em thiếu và cần bổ sung phần nào. Thầy chấm kỹ và rõ lắm chị ạ.

Từ ngày đó tôi thường xuyên niêm yết bài của anh. Không chỉ chấm bài thi chi tiết mà ngay cả bài phúc khảo anh cũng ghi chú rất cụ thể, chính xác để khi sinh viên đọc xong bài phúc khảo biết mình không thay đổi điểm nhưng vẫn vui vẻ ra về không một chút hậm hực…

Có lần tôi tò mò hỏi anh, sao anh ghi chú nhiều thế. Anh cười và bảo rằng: Ngày xưa, khi anh còn là sinh viên, mỗi khi phòng giáo vụ niêm yết điểm mà không thấy thầy ghi chú gì trong khi điểm vẫn bị trừ anh và những sinh viên khác thấy uất ức lắm vì không biết mình đã sai chỗ nào và anh tự hứa với lòng rằng: Nếu mai này mình là giáo viên thì phải làm gì đó khác đi.

Và đúng là khác thật, cái khác của anh đã làm tôi vô cùng ấn tượng bởi cách chấm bài thi, bài phúc khảo, bởi giờ giấc và bởi cả sự nhiệt tình tâm huyết của anh trong từng bài giảng, những buổi code EPJ. Cái mà anh rất cứng nhắc với sinh viên là tiến độ về nộp EPJ cho anh sau mỗi tuần. Vì anh sợ họ chủ quan làm không kịp tiến độ nên anh thường ép sinh viên lắm,

cũng chính cách ép này của anh mà nhiều sinh viên phải khiếp sợ nên nhiều khi chúng gọi anh là… thần chết hay sát thủ, vì đi đến đâu là sát khí lan tỏa đến đó. Có nhiều sinh viên bức xúc than thở “Không biết tao có qua nổi con trăng này không”. Tôi nghe mà nẫu cả ruột nhưng than thở thế thôi rồi chúng lại cố gắng hết mình. Nhiều khi các em thức trắng đêm để làm bài, rồi ngày mai lại phải lên trường để bảo vệ trước anh và thường kết quả sau những ngày tháng khổ luyện đó đã làm các em hài lòng và thấy như mình đã chiến thắng. Chiến thắng điều gì đó to lớn lắm vì thường cái gì đó mình khó khăn đạt được thì mình quý lắm, trân trọng lắm…

Có nhóm sinh viên nói khi nhóm em được bảo vệ thì vui lắm, tụi em nói đã chiến thắng thầy, thì thầy nói các anh đã chiến thắng chính bản thân các anh chứ tôi có làm gì đâu. Tôi còn nhớ sinh viên tên Đinh An Quốc đã tâm sự với tôi rằng: “Thầy nghiêm khắc với chúng em lắm, nhất là EPJ sem 4. Cả tuần nay lớp em phần đa ngủ có 3-4 tiếng thui à. Để thức làm cho kịp theo tiến độ của thầy. Và chị biết không, khi mà lớp em cố gắng tất cả để vượt qua kỳ “duyệt binh” cuối cùng trước thầy thì cả lớp như òa lên niềm vui chiến thắng, còn hơn cả bắt được vàng nữa. Và cả lớp em đã đồng ca bài hát “Đường đến ngày vinh quang” tặng thầy cũng như tán thưởng mình.”

Có thể những thành công bước đầu của các em chỉ là nhỏ nhoi từ những EPJ, những bài Asm nhưng rồi đây với niềm tin hoài bão, khát khao của tuổi trẻ sẽ dẫn đường cho các em vươn xa hơn…

Giờ đây cả lớp em đã ra trường được hơn một năm rồi nhưng mỗi lần ghé về thăm lại Aptech, nhắc lại những kỉ niệm cũ em vẫn không thể quên được cảm giác hạnh phúc hồi đó khi gặp lại thầy… Ôi còn gì hạnh phúc hơn điều đó nữa khi mà sinh viên luôn khắc sâu hình ảnh một người thầy đáng kính. Nhiều khi thầy như một người anh truyền đạt kinh nghiệm học đường cho em nhưng đôi lúc lại như một người bạn tri kỷ…

Anh thường dạy sem 4, cái học kỳ mà có nhiều môn sinh viên hay rớt nhất như JSPS, EJB, XMWSJ v.v… Còn nhớ một sinh viên đã học lại anh 2 lần môn JSPS nhưng vẫn rớt vì nghỉ quá hạn 25% hoặc không làm bài tập cyp/asm đầy đủ. Đến lần thứ 3 thì em nhất quyết không đăng ký học lớp thầy Khánh nữa nhưng vì em đợi lớp giáo viên khác lâu quá nên đành ngậm ngùi học tiếp thầy. Rồi thật bất ngờ một buổi sáng em mở tung cánh cửa phòng tư vấn và reo lên: “Chị Giang, cô Thảo ơi, em đã biết code rồi. Code thực thụ của một thằng lập trình hẳn hoi chứ không phải code lụị. Là nhờ ông Khánh đó. Ổng rèn riết rồi đá cũng phải mòn, giờ em thích học thầy rồi, giờ em mới biết tại sao ổng khó vậy”. Nghe em nói tôi như mừng vui lây, cái cảm giác vui vui cứ theo tôi suốt cả ngày. Mới đây tôi gặp lại em, em khoe giờ đã là Team Leader của một công ty lớn rồi. Em về đăng ký để tuyển dụng thêm các sinh viên khác cho công ty em. Em vẫn nhắc về anh. Em nói, anh làm tốn của em bao nhiêu tiền học lại nhưng nhờ thế mà em mới có ngày hôm nay.

Thật cảm ơn thầy cô, giờ đi làm em mới thấy những gì thầy cô dạy thật quý giá mà thời còn đi học chúng em nhiều khi vô tình bỏ quên…!

Thế đấy có biết bao công lao, nhiệt huyết thầm lặng của nhiều thầy cô đã cống hiến để dìu dắt bao lớp sinh viên ra trường. Mà nhiều khi tóc của các thầy cô đã bạc trước tuổi vì nhiều đêm thức khuya soạn bài, chấm điểm, để sáng sáng, chiều chiều truyền đạt bao công thức, ngôn ngữ cho các lớp sinh viên.

  • FPT-APTECH có rất nhiều thầy cô như vậy, vẫn đang âm thầm vun đắp cho bao thế hệ sinh viên ra trường, góp phần lớn công sức vào sự phát triển của FPT-Aptech cũng như xây dựng đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp cho ngành phần mềm nước nhà. Cảm ơn các thầy cô, những người đã tạo niềm tin, nghị lực, hoài bão cho bao thế hệ đi sau.

Trải lòng theo những vần thơ

Nguyễn Mai Phương

FUHL

Nguyên cán bộ FAT HN

“Người đàn bà giấu buồn vào trong tóc” – mỗi lần nghĩ tới chị tôi thường nhớ tới ý thơ này của nhà thơ Dương Hướng bởi mỗi ngày chị lại bắt đầu cuộc sống của mình với những niềm vui nho nhỏ, những niềm vui giản dị đến lạ kì để xua đi bao nỗi buồn không đáng có. Chị là người lạc quan, luôn vui vẻ với tất cả mọi người, dường như ở chị ít gặp sự lo âu, mệt mỏi…

Người chọn nghề …

“Sinh tử về nghề” – chị đã từng nghĩ như thế khi mới ra trường chọn cho mình công việc rất năng động – hướng dẫn viên du lịch. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, chị ghép mình vào một nghề vốn đi nhiều và nói cũng nhiều. Nhưng rồi chính chị cũng không ngờ chị lại đến với công việc của một giáo vụ và gắn bó lâu dài với nghề này đến vậy. Gần 10 năm nay chị gắn bó với FPT Aptech trong vai trò của một cán bộ đào tạo. Hàng ngày chị quản lí hàng nghìn bộ hồ sơ của học viên, mỗi đầu điểm đến tay chị đều được rà soát rất kĩ lưỡng. Và chính chị, đôi khi ngạc nhiên rằng tại sao chị lại gắn bó với công việc này lâu đến vậy. Chị yêu thích công việc của mình, đam mê mỗi sáng tới cơ quan, được nghe thấy tiếng học viên lao xao ngoài cửa: có điểm rồi đấy, vào xem thôi nhỉ!

Công việc giáo vụ tạo cho chị một nếp sống khoa học và cẩn thận hơn bao giờ hết. Trước một môn thi, chị rà soát lại từng chi tiết nhỏ, mỗi báo cáo gửi đi bao giờ cũng phải chỉnh trang đôi chút. Công việc này cũng cho chị cơ hội tiếp xúc với những mảnh đời khác nhau, có bạn học viên vừa học vừa đi làm, tất bật từ sáng đến tối. Có những gia đình cầm cố cả tài sản quý giá nhất trong nhà là quyển sổ đỏ để lấy tiền nuôi con đi học. Trước những mảnh đời ấy chị rưng rưng và lại tự hứa: Mình sẽ cố gắng hết lòng vì các em, tránh để xảy ra sơ suất để các em khỏi thiệt thòi.

Mềm lòng là thế nhưng trước công việc, chị lại rất dứt khoát, chị giục sinh viên trả nợ điểm như… giục nợ, mục đích cũng chỉ để các em sớm hoàn thiện chương trình học để mau đi làm giúp đỡ gia đình. Chị luôn nhắc nhở học viên việc đi học đầy đủ và đúng giờ, căn dặn cả những điều rất nhỏ khi các em bắt đầu vào một môn học mới.

Trải lòng theo những vần thơ…

Sinh ra trong một gia đình có ba chị em gái, chị mang vóc dáng và phong cách của một cô tiểu thư Hà Thành, nhẹ nhàng và nữ tính. Chị yêu cái đẹp nhưng quan niệm cái đẹp ấy phải toát lên từ một tâm hồn đẹp. Chị làm thơ và viết tản văn như một sự trải lòng trước những băn khoăn của người phụ nữ trước cuộc sống bộn bề. Từng biến đổi rất nhỏ cũng khiến chị trăn trở, nhất là trong tình yêu.

Chị viết khá nhiều về tình yêu với nhiều cung bậc khác nhau: khi giận hờn, khi xa cách, khi nhớ nhung và cả lo âu thấp thỏm rất đời thường của một người phụ nữ. Bài thơ nào của chị khi ra đời cũng được đón nhận đầy trân trọng. Dường như mỗi người đều tìm thấy một phần tâm sự của mình trong những vần thơ chị viết. Đôi lúc đồng nghiệp vẫn thắc mắc chị làm thơ lúc nào vì công việc của chị luôn bận rộn, chị không có thời gian để nghỉ ngơi dù chỉ trong phút chốc. Nhưng chỉ mình chị biết ý thơ đến với chị rất nhanh, có khi chỉ thoảng qua như một cơn gió nhẹ. Một status lơ lửng của cô bé phòng bên trên Yahoo Messenger, một tứ thơ hay từ phần lời ca khúc chị thích… chỉ thế thôi cũng đủ để chị viết được những dòng thơ tràn đầy cảm xúc.

Gia đình là bến đỗ bình yên!

Gác lại sau lưng là những bộn bề công việc, chị tạm xa cả những vần thơ còn đang dang dở để trở về với ngôi nhà nhỏ ấm cũng trên con phố Thụy Khuê rợp bóng mát. Chị trở về với mái nhà – nơi có hai thiên thần bé bỏng đang chờ chị. Chị lại tất bật nấu cho chồng bát canh chua thơm mát, chuẩn bị quần áo, sách vở cho cậu con trai lớn sáng mai đến trường và không quên cưng nựng cô con gái út bé bỏng đang vòi vĩnh mẹ. Với chị, những giây phút bên gia đình là khoảng thời gian ý nghĩa nhất. Đấy là chốn bình yên trong tâm hồn một người phụ nữ sâu sắc, đa cảm và cũng là điểm tựa của chồng

chị – một doanh nhân thành đạt bước đi trên con đường dài phía trước.

Mỗi sáng mai, khi cả thành phố còn đang chìm vào giấc ngủ, chị bắt đầu một ngày mới của một người phụ nữ trong gia đình. Và trên con đường tới cơ quan sáng mai ấy, khi một vệt nắng đầu ngày thoảng qua, chị lại thấy mình thêm một niềm vui mới, niềm vui của một người biết cho đi và biết nhận về những gì ý nghĩa nhất…

 

Con thuyền xuôi mái

Phạm Trường Phượng

Khối Liên kết quốc tế

Để đón nhận một người giống mình rất dễ nhưng để đón nhận một người khác mình thực sự vô cùng khó khăn và chị ThuyNTT (Nguyễn Thị Thái Thủy ở FPT-Aptech, nay là cán bộ QA của FUHO) đã khiến tôi làm được điều đó khi giúp tôi hòa mình vào dòng chảy FPT.

Mỗi năm luôn có 12 tháng. Mỗi tháng có 28-31 ngày. Mỗi ngày có 24 tiếng. Mỗi tiếng có 60 phút. Mỗi phút có 60 giây. Thậm chí, những vật vô tri vô giác như cái đồng hồ cũng biết đếm bằng những tiếng tích tắc. Người ta thường đếm xuôi. Nhưng cũng có cả đồng hồ đếm ngược.

Tôi nhớ ngày đầu tiên tôi đi làm đó là ngày 02/01/2011. Quản lý đã giao tôi cho chị hướng dẫn. Lần đầu tiên gặp chị, tôi cảm nhận chị thật hiền.

Tôi được sắp xếp một chỗ ngồi rất đẹp và cạnh chị. Trong lòng thầm hạnh phúc và ngưỡng mộ trước khung cảnh nơi đây. Mọi thứ được sắp xếp rất gọn gàng, ngăn nắp và hiện đại. Nó giống như một đoạn code lập trình không thừa dấu chấm, dấu phẩy và cũng không thiếu bất cứ lệnh nào.

Tôi đang tận hưởng niền hân hoan và trong những nụ cười thân thiện của mọi người thì chị nhờ tôi photo Chứng minh thư cho một em sinh viên để hoàn thiện hồ sơ. Tôi “dạ” thật khẽ và cầm chứng minh thư ra máy photo. 1 phút trôi qua, 5 phút trôi qua, 10 phút trôi qua, tôi vẫn chưa thể mang bản photo lại. Không phải là tại máy photo lỗi đâu ạ. Mà là do tôi “lỗi”. Tôi “lỗi” vì đây là lần đầu tiên tôi làm công việc này.

Chị đã nhanh nhẹn chạy ra và trong tích tắc chị đưa lại cho sinh viên bản photo với nụ cười thật hiền. Khi tôi quay lại chỗ ngồi thì chị đã bắt tay vào việc khác.

Tự nhiên tôi thấy gượng gạo vô cùng. Tôi cứ miên man trong những suy nghĩ vu vơ: tại sao tôi không nói ngay với chị là tôi chưa biết làm để chị và sinh viên không phải chờ lâu? Tại sao việc đơn giản vậy mà tôi lại không thể làm được? Liệu tôi có làm được những công việc khác khó hơn không?

Tôi cứ ngồi đếm những câu hỏi tại sao?

Buổi chiều, sau khi chị đưa email cá nhân cho tôi và nhắc tôi viết mail

chào mọi người vì tính chất công việc phải trao đổi trên email rất nhiều nên đôi khi chúng ta nhớ mail trước khi nhớ mặt từng người. Tôi nắn nót viết lời chào và nhanh nhẹn gửi đi. Nhưng lúc đó tôi không biết rằng tôi đã quên để subject. Sau mail chào hỏi của tôi mọi người đều nồng nhiệt chào đón nhưng có đôi người nhìn tôi có chút gì đó chưa hài lòng. Chị lại nhẹ nhàng nhắc tôi không được quên subject khi viết mail. Chị nói đủ chỉ để cho tôi nghe vậy mà tôi phải giật mình.

Và lúc đó tôi ước thời gian trôi qua thật nhanh để được phóng xe về nhà giấu đi sự xấu hổ.

Ngày đầu tiên của tôi đã trôi qua như thế.

Những ngày sau, tôi được chị hướng dẫn công việc cụ thể hơn. Công việc tư vấn tuyển sinh bên cạnh đòi hỏi sự tinh tế nhạy bén thì bản thân mỗi tư vấn phải rất đa năng trong nhiều công việc khác dù chỉ là việc đơn giản tay chân. Tôi cũng vẫn mắc rất nhiều lỗi và làm cũng rất chậm. Có lúc tôi làm chị phát điên lên vì những lỗi không đáng có.

Nhiều lúc mệt mỏi, tôi hoài nghi với chính mình. Liệu khả năng tôi kém hay tôi chưa kịp nắm bắt công việc? hay công việc này không phù hợp với tôi? Mỗi ngày đến văn phòng, được gặp chị và cảm nhận được niềm đam mê trong công việc của chị tôi lại thấy như mình đến nhầm chỗ. Tôi nặng nề ngồi đếm thời gian trôi qua.

Dần dần tôi cũng quen hơn với công việc. Tôi học được sự gọn gàng ở chị, gọn gàng từ chỗ ngồi làm việc cho đến xử lý công việc.

Tôi ngộ ra rằng tôi đã thiếu rất nhiều kỹ năng, từ việc sử dụng word, excel… cho đến việc sắp xếp quản lý thời gian. Rồi tôi được tham gia rất nhiều các khoá học trên Đại học FPT để bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại của mình.

Vậy là hơn 2 năm đã trôi qua, công việc tuyển sinh luôn đòi hỏi sự tâm huyết, tự tin và sáng tạo trước yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Và giờ tôi đã có thể tự tin vẫy vùng khả năng của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Hằng ngày tôi vẫn gặp chị và chúng tôi cùng ngồi đếm những lo lắng trong mùa tuyển sinh, cùng đếm những phương án để chọn một hướng đi tốt nhất và cùng hân hoan đếm kết quả mang về.

Cảm ơn chị, người đã tiếp thêm cho em niềm tin vào sức mạnh bản thân và giúp em tự tin toả sáng. Em biết chị muốn dành tất cả mọi điều tốt đẹp

nhất cho em cũng như cho tất cả mọi người nơi đây, trong căn nhà FPT-Aptech này và đó là điều em không đếm được.

Giá trị cuộc sống là gì? Có lẽ là hạnh phúc. Hạnh phúc là thứ gì đó vô hình. Hạnh phúc là điều mà nếu may mắn, ta sẽ cảm nhận được.

Vậy nên, với rất nhiều thứ trên đời này, những thứ mà nghĩ thật sâu, ta chỉ có thể cảm nhận nên em sẽ không bao giờ ngồi đếm chị ạ.

 

Ánh lửa hồng

Nguyễn Thị Phương Anh

FUHL

“Ngày nó được nhận vào làm trong trường ĐH FPT, nó khóc nức nở. Nó khóc to như cơn mưa rào bất chợt ập đến, khóc như chưa bao giờ được khóc. Nó bảo: “Mẹ ơi, người ta gọi con rùi mẹ ạ, người ta gọi con rùi, người ta nhận con rùi mẹ ạ.” Nhìn con khóc ngon lành mà trong lòng bác sung sướng, sung sướng lắm con ạ! Mừng vì ông trời ông thương nên con mình đã tìm được công ăn việc làm giữa thời buổi khó khăn mà “đồng tiền luôn luôn phải đi trước” này. Hai mẹ con ôm nhau khóc mà niềm vui như vỡ òa trong lồng ngực. Mừng vì ở đây người ta lấy người vì năng lực chứ không phải mất tiền chạy chọt. “Lúc đó nhà khó khăn lắm cháu ạ, nó ra trường mà 2 bác chưa có đồng nào để lo xin việc cho nó, hai bác cũng xót xa lắm. Nên lúc đó nó xin được việc bác mừng quá, hai mẹ con cứ ôm nhau khóc mãi”.

Người mẹ xúc động nhắc lại câu chuyện 8 năm trước mà mắt bà cũng rưng rưng làm tôi có cảm giác như nó vừa xảy ra ngày hôm qua. Dường như hình ảnh của ngày hôm đó còn in sâu trong ký ức của bà.

Nói chuyện với bà tôi có cảm giác bà là một người mẹ luôn sát cánh, đồng hành cùng con trong suốt quãng đường trưởng thành của anh.

Bà kể tiếp, đôi mắt lấp lánh yêu thương:

“Ngày còn là VĐV, nó bảo: con mơ ước sau này được học đại học mẹ

  • Con phải phấn đấu đạt Kiện tướng Quốc gia để được vào thẳng. Bác chỉ biết động viên con cố gắng. Một thời gian sau con thi đấu giải Vô địch Quốc Gia và được phong cấp Kiện tướng, đủ điều kiện vào thẳng đại học. Lúc này nó lại suy nghĩ ghê lắm, nó đắn đo mãi vì nhà nghèo quá không biết có tiền đóng học không? Bố mẹ làm công nhân lương ba cọc ba đồng, em trai còn nhỏ tuổi đang đi học. Thế là có một cuộc họp đại gia đình. Dòng họ nhà bác xưa nay vốn trọng chữ nghĩa, nên cháu đậu đại học ai cũng mừng. Ông bà ngoại bác bảo sẽ nhường 1 sổ hưu nuôi cháu ăn học, chị gái của bác đạp xe đạp từ hơn 10 cây số đến bảo bác: “Mày phải cho con học hành đến nơi đến chốn, không phải lo gì cả, thiếu bao nhiêu tiền đến tao, tao lo hết”. Được lời như cởi gan ruột, mừng vì được anh em họ hàng thương mến, động viên, hai

mẹ con mừng mừng tủi tủi. Nó đứng trước họ, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và động viên của gia đình đã giành cho mình và dõng dạc hứa sẽ cố gắng học tập để đền đáp tình cảm thương mến của tất cả mọi người. Ngày nó nhập học bác phải đi vay lãi để lấy tiền đóng học cho con. Bác biết, ông bà và các bác tuy thương nhưng đều còn khó khăn, mình phải tự lực là chính. Nó cứ nhìn mẹ mắt ngân ngấn nước…

Đi học một thời gian nó khoe với bác: ‘Con kiếm được tiền rùi mẹ ạ. Thầy giáo phân công con dạy kèm một số em lên ôn thi đại học. Con có tiền mẹ không phải cho con tiền hàng tháng nữa mẹ nhé!’

Dạy được hai tháng, nó bảo con thấy nhà mình nghèo mà chúng nó còn nghèo hơn mình. Thôi con chẳng lấy tiền của chúng nó đâu mẹ ạ. Cái thằng này xưa nay vẫn vậy, lúc nào cũng thương người và hay giúp đỡ người khác. Nhìn mắt con lấp lánh, mẹ đâu dám bảo gì…”

Dường như những kỷ niệm về cậu con trai yêu thương của bà như dài vô tận. Bà có kể hết tháng, hết năm, hay hết đời… tôi tin, cảm xúc của bà về người con hiếu thảo luôn dạt dào như ngày hôm nay.

Tôi nhớ những ấn tượng đầu tiên về anh khi còn là SV Trường Đại học Thể dục Thể thao 1. Một cán bộ Đoàn năng nổ, hoạt bát, người luôn làm bùng nổ các phong trào của liên chi đoàn Võ, đưa liên chi đoàn Võ trở thành liên chi đoàn tiêu biểu của Nhà trường cả về phong trào học tập lẫn các phong trào hoạt động đoàn thể. Các cuộc thi văn nghệ, thi nấu ăn, các giải thi đấu thể thao… dưới sự dẫn dắt của anh luôn gây được tiếng vang, và nhận được sự quan tâm ủng hộ của SV toàn trường. Anh luôn là niềm tự hào của liên chi đoàn Võ và nhờ có anh mà chúng tôi tự hào mình là SV chuyên sâu võ.

Anh có một phong cách giao tiếp hoạt bát, hóm hỉnh, thông minh, chân thành, một tác phong làm việc gọn gàng dứt khoát, nhiệt tình, sôi nổi. Có thể nói anh luôn truyền cảm hứng cho chúng tôi trong công việc, trong cuộc sống, và chúng tôi tin tưởng có thể chia sẻ với anh mọi điều.

Ngày vào làm việc tại FPT, anh đã nói với tôi: “Hãy làm việc tận tụy, cháy hết mình với công việc. Làm việc trên khả năng của mình. Hãy cống hiến, vì chúng ta còn trẻ, còn khỏe. Mọi cố gắng nỗ lực đều sẽ được ghi nhận.” Tôi luôn tâm đắc với câu nói anh hay nhắc nhở tôi: “Nếu bạn nghĩ bạn có thể: bạn đúng. Nếu bạn nghĩ bạn không thể: bạn cũng đúng. Điều quan trọng là bạn chọn cách suy nghĩ nào?”

Anh như một ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng tôi đi. Đồng nghiệp yêu mến anh vì anh chân thành, công bằng, biết lắng nghe, yêu quý hòa đồng với mọi người, biết tin tưởng vào tập thể, không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn sát cánh cùng tập thể. Và chúng tôi luôn có những lời khuyên hữu ích khi vấp váp trong công việc và những hướng đi sáng để giải quyết công việc một cách trôi chảy. Xin trích dẫn 1 câu nói của bạn Dân – cán bộ phòng Đời sống sinh viên: “Ở đâu có anh, ở đó có 1 tập thể đoàn kết”.

Tặng QuangTV – người anh, người bạn tôi yêu mến!

12/06/2013

Công việc của chị tạp vụ

Nguyễn Thị Thanh Huyền

FU HO

Chị – người chạy xe máy chậm hơn rùa bò, phóng lắm cũng không vượt quá 20km/h – chưa bao giờ chậm deadline trong các việc đồng nghiệp cần chị hỗ trợ.

Lúc đầu, nhìn cái dáng tròn tròn di chuyển chầm chậm qua lại trong Trường, chả mấy khi thấy tươi cười, tôi cứ đoán già đoán non “chị chắc là khó tính” lắm. Ấy vậy mà sau một thời gian tiếp xúc, tôi thấy sao mà chị hiền và dễ mến đến thế.

Nói về công việc tạp vụ trong mỗi cơ quan, tôi chắc đại đa số mọi người nghĩ chủ yếu là công việc lau dọn, giữ gìn vệ sinh cảnh quan chung nhưng với chị từ những gì tôi quan sát và được biết thì công việc của chị nhiều hơn thế. Quan trọng hơn là cách mà chị làm việc khiến tôi sáng ra nhiều bài học.

Trường có quy định thời gian mua văn phòng phẩm hằng tháng nên khi có việc phát sinh cần dùng văn phòng phẩm là tôi thấy bí lắm và lại cuống quýt nhờ chị vì nếu không có văn phòng phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến các buổi đào tạo nội bộ. Chị một mặt nhắc nhở một mặt hỏi xem mức độ cần thiết đến đâu để chị hỗ trợ (dù chị có quyền từ chối). Và chưa một lần nào tôi thấy chị nhăn nhó, khó chịu. Tôi cảm ơn chị nhiều lắm, không phải chỉ vì chị đã giúp đỡ trực tiếp cho tôi mà hơn thế, việc làm của chị nhắc nhở tôi về tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp, không bao giờ coi bất cứ việc nào là “không phải việc của mình”.

Bà chị có dáng người tròn tròn và di chuyển chầm chậm ấy lại rất tinh tế trong việc đáp ứng yêu cầu của “khách hàng nội bộ”. Có bao giờ chuẩn bị đồ ăn uống cho người khác mà bạn chú ý đến sự thuận tiện cho người ăn không hay chỉ mua cho đủ số lượng chi phí được duyệt là xong? Chị là người chuẩn bị teabreak cho các khóa đào tạo nội bộ, chị bảo phải chọn những đồ ăn phù hợp, dễ ăn, chuẩn bị kỹ lưỡng để khi ăn các bạn học viên không bị bẩn tay để có thể nhanh chóng trở lại lớp học sau 10 phút giải lao. Đồ ăn thức uống phải phong phú để mọi người không chán, tránh lãng phí khi đã mua. Lúc đầu tôi cũng không để ý nhưng có đợt có 2 khóa học diễn ra liền trong 5 ngày và tôi thấy đúng là không có 1 buổi teabreak nào trùng lặp trong suốt 10 buổi học.

Có lần tôi nhờ chị lấy cho 1 cái cốc để rót nước cho giảng viên. Chị lấy cho tôi và không quên hỏi “Chai lavie lúc nãy em mang vào cho giảng viên là chai cao hay chai lùn?”. Tôi bảo chai lùn và chị đổi cho tôi cái cốc khác “Em lấy cái này đi, để cạnh chai lavie lùn trông sẽ đẹp hơn.” Chị đáp ứng “yêu cầu của khách hàng” hơn cả mức họ mong muốn.

Mọi người nói chuyện “Dạo này bà ý đăm chiêu lắm. Thấy dán mắt vào màn hình máy tính. Lại xem thì hóa ra là đang tự mày mò học excel.” Hỏi ra mới rõ là sếp chị yêu cầu báo cáo mua sắm bằng file excel. Thế là chị học để đáp ứng yêu cầu công việc, không hề ngụy biện là “tạp vụ thì sao phải biết excel.” Chị tươi cười bảo “Giờ chị làm bảng biểu, tính toán excel ngon rồi!”. Tôi lại mắc bệnh nghề nghiệp là liên tưởng đến công tác đào tạo nội bộ ở Trường: giá như ai cũng ý thức được việc phải học hỏi để nâng cao kỹ năng làm việc hay ít nhất là đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc thì tốt biết mấy.

Hôm nọ đi thăm một đồng nghiệp cùng Trường nghỉ sinh con, tôi được ngồi sau xe máy của chị, vẫn không quá 20km/h nhưng có sao đâu nhỉ khi công việc chị chẳng bao giờ chậm!

 

EM

Mến tặng em LyNH – Cán bộ công đoàn Trường Đại học FPT

Nguyễn Thị Thanh Hương

FUHN

Tôi định không chọn đề tài này để viết lại nữa vì đã hơn một lần nung nấu nhưng chẳng hiểu sao cứ ngồi trước màn hình máy tính, tôi không sao viết được quá hai câu. Mà trong hai câu đó, chỉ có một câu là tôi ưng ý. Chính thế nên trong máy tính của tôi lúc này có hẳn ba file được đặt tên đàng hoàng, mà trong mỗi file chỉ có một câu văn trọn vẹn. Sáng nay, nhìn thấy hai người phụ nữ của tôi rơi nước mắt vì cái sự không chịu hiểu của những người ngoài cuộc đối với công việc của một cán bộ công đoàn mà tôi quyết định viết.

Viết. Phải viết chứ! Viết để qua lăng kính mà tôi đang nhìn, đang cảm nhận, để những người đang và đã từng có cách nhìn như tôi, một phần nào đó có thể hiểu được công việc và tâm huyết của những người như chị gái, em gái tôi – những cán bộ phụ trách công đoàn.

Ngày tôi được nghe bài “Đoàn FPT” và tiếp cận với văn hóa FPT lần đầu tiên là lúc tôi đang mài đũng váy trên ghế nhà trường. Tôi thật hâm mộ một môi trường làm việc như thế và ước ao có một ngày mình được là thành viên của nơi này. Nhưng rồi những ao ước đó dần dần bị lãng quên do những cơ hội khác đang bày sẵn trước mắt. Rồi một ngày, có lẽ là cơ duyên, tôi nhận được một vé mời tham dự Sao Chổi của FPT. Được nghe, được xem, được sống trong không khí của buổi diễn đậm chất FPT, một đêm ấy, dù chỉ một đêm thôi nhưng đã làm tôi chợt thấy mình cần có một quyết định khác đi.

Tôi viết đơn nghỉ việc! Đối với gia đình tôi, một gia đình thuần giáo viên thì đó là một quyết định động trời. Công việc lương lậu ngon lành như thế, ổn định như thế, lại làm thầy thiên hạ, tự nhiên lại nghỉ như thế thì FPT chẳng khác gì cái gai trong mắt. Nhưng đối với tôi, một tháng ấy đã để lại một ký ức khó phai về một quyết định trọng đại đầu tiên cho riêng mình. Tôi dành thời gian một tháng ấy để ôn IQ, GMAT. Nghe thật buồn cười bởi đối với nhiều người, việc làm bài test IQ, GMAT chẳng có gì đặc biệt và cũng chẳng có gì to tát cả. Nhưng đối với những người tư duy bằng giao tiếp và cảm xúc mạnh như tôi thì IQ là một thách thức không nhỏ. Tôi đã ôn, tôi đã

luyện và tôi đã vào FPT. Tôi được sống trong môi trường mà mình từng ao ước. Nhưng rồi, những thay đổi đã làm cho môi trường mà tôi thích dần dần bị mai một. Hiếm hoi lắm mới lại thấy một đêm diễn, một buổi tối thăng hoa như đêm diễn Sao Chổi năm 2006 đó.

Lúc ấy, đối với cơ sở tôi làm việc, hình ảnh của cán bộ tổng hội chỉ là một bọn cả ngày chẳng làm việc gì mấy ngoài ngồi chat chit vớ vẩn. Đến khi đứng ra tổ chức chương trình thì nhạt toẹt, chả có vị gì, tới mức mà hơn một lần vở diễn bị ê dài trong đêm mừng sinh nhật tập đoàn. Ấy thế mà vẫn ăn lương tương đương, thậm chí là cao hơn rất nhiều anh chị em làm việc quần quật tại các trung tâm chăm sóc khách hàng hay các trung tâm kỹ thuật mà tôi biết. Dần dần, tôi đâm ra ghét người làm công đoàn tổng hội. Tôi đâm ra hoài cổ, lúc nào cũng mơ về một môi trường, nơi tất cả các cán bộ nhân viên như anh em một nhà, được chăm lo về đời sống tinh thần như những ngày của năm 2006 đầu 2007 ấy.

Tôi và rất nhiều người vào FPT sau tôi đâm ra rất ác cảm với các chương trình mà tổng hội của công ty tôi tổ chức. Tôi ngồi đó, phán những câu xanh rờn với bạn bè, tôi hả hê bình luận về những chi tiết không ưng trong vở kịch xem trong ngày sinh nhật tập đoàn; Tôi thấy quê và ái ngại khi thấy cán bộ nhân viên của một công ty đều tiếp cận với văn minh đàng hoàng cả mà chen nhau tranh giành từng suất KFC như bọn chết đói; Tôi thấy món quà năm nào của chị em ngày 8/3 hay 20/10 đều là một cái hội chợ lèo tèo với vài ba hàng làm nail, hoặc một cái thẻ đi siêu thị. Ba hay bốn năm gì đó vẫn một nội dung như vậy, tôi đâm thấy oải và không thể giữ cái nhìn thiện cảm về cán bộ tổng hội. Có lẽ, cái cảm giác và nhận định của tôi lúc ấy chỉ đúng trong môi trường mà tôi đang sinh hoạt.

Lúc ấy, tôi thấy FIS, FSOFT là những đơn vị kỳ cựu trong hoạt động chăm sóc đời sống nhân viên và FU dù là đơn vị trẻ nhưng đã tạo một ấn tượng rất mạnh đối với tôi. Đã nhiều lần tôi cân nhắc, lựa chọn và cũng đến lúc tôi chọn một trong những đơn vị ấy để đầu quân.

Tôi quen em trong đại hội công đoàn cấp FPT vào một ngày hè nóng nực. Ấn tượng một phần vì đó là năm đầu tiên sau biết bao đấu tranh đầy kiên trì và dũng mãnh của chị Hà, chủ tịch công đoàn, mà những cán bộ đi họp hôm đấy được lĩnh tiền! Ấy, hình như đó là lần duy nhất thì phải! Đấy, cái hoàn cảnh tôi quen em cũng khác biệt chả kém gì cái cách mà em quen tôi cả. Giữa trời nóng, bụng bầu to đùng, không khí ngột ngạt và buồn ngủ, ấy thế mà khi tiếng hát em cất lên, không chỉ tôi, mà cả hội trường như bừng tỉnh, như một làn nước mát rượi chảy vào cái cổ họng khô đắng vì thiếu nước lâu. Anh Huấn – đại diện công đoàn Bộ Công nghệ chạy ngay lên xin phép được mời em tới tham dự Đại hội Công đoàn cấp Bộ và mời em hát giúp Bộ tận mấy bài.

Nhưng phải đến gần một năm sau ngày đại hội ấy, tôi mới chính thức làm đồng nghiệp của em.

Và càng bất ngờ hơn, sau một thời gian, tôi hỗ trợ em chính công việc mà em đang làm để em có thời gian nghỉ ngơi tạm thời. Lúc tôi chính thức làm công việc của em, cũng là lúc tôi được nếm trải những khó khăn, vất vả của việc mà em đã đảm đương suốt thời gian qua – chăm lo đời sống tinh thần cho gần 500 cán bộ Trường tôi, dù những việc tôi có thể hỗ trợ em chỉ bằng 1/20 những việc mà em đã làm.

Những việc mà trước đây tôi thấy nhỏ nhặt, chả có gì đáng phải bàn, giờ đây khi bắt tay vào làm tôi mới thấy thấu hiểu công việc mà em đã làm và những thành tích em đạt được chẳng hề đơn giản. Năm đầu tiên tôi về Trường, em đã làm ba cái giải “đơn sơ” trong dịp sinh nhật Tập đoàn mà bất cứ một cán bộ công đoàn nào đều mong muốn: Nhất Hội thao, Nhất Sao Chổi, Nhì Hội diễn. Công sức của em đấy, nỗ lực của em đấy, đam mê của em đấy, chẳng phải ai cũng có được. Em đạt được những thành tích đó cũng không hẳn 100% là do công sức của chỉ riêng em, nhưng mà nếu không có em thì tôi đoán chắc rằng cũng chẳng thể có thành tích đó. Đấy, cả cái tập đoàn hơn 14 ngàn nhân viên này có mấy ai đạt ngần ấy thành tích trong một năm như em đâu. Đó là điều khiến tôi thấy rất tự hào vì được làm đồng ng-hiệp của em, được ở cái thế “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

Đã có một câu nói mà tôi thấy rất hay, tôi ngẫm nghĩ rất nhiều và tôi thấy đúng “chỉ cần nhìn cách người ta làm một việc để biết phần lớn những việc còn lại người ấy làm như thế nào”. Và tôi đã thấy em làm, từ những chương trình lớn của tập đoàn, hay làm tổng đạo diễn chương trình tổng kết cuối năm cho gần 500 cán bộ cho tới việc lo từng món quà cho các con nhân dịp Tết thiếu nhi và tôi hiểu tại sao em giành được những phần thưởng như thế.

Đơn cử như việc mua quà cho các con. Thoáng tưởng đơn giản. Nhưng giữa thời buổi vật giá leo thang ầm ầm, chế độ thì dậm chân tại chỗ này thì cũng chẳng đơn giản chút nào. Nhưng em đã cho tôi thấy sự nhiệt tình và cả đam mê của em trong đó. Em của tôi cầm trong tay số tiền một trăm ngàn

cho mỗi suất quà. Em phải cân, đong, đo, đếm rất nhiều để chọn quà thế nào cho phù hợp nhất, thỏa mãn nhất. Một trăm ngàn trong cái thời buổi giá cả như thế này, dường như chẳng có nhiều lựa chọn cho cái bản tính tham lam vốn đã cố hữu trong tâm lý của con người. Nào là phải theo tiêu chí tuổi để đồ chơi có thể hữu ích nhất cho con, hay phải đủ đảm bảo sự hoành tráng để bố mẹ cầm món quà về và khoe quà Tết thiếu nhi của Trường bố, mẹ thì ít ra tôi cũng phải ra tấm, ra món. Đấy, cái công việc của em là việc làm dâu trăm họ, em xứ xoay vần trong những mong muốn ấy. Trong những dịp như thế, lúc nào tôi rời mắt ra khỏi màn hình máy tính là tôi vẫn thấy em lân la khắp các diễn đàn, shop online hoặc có lúc chẳng thấy em đâu thì cũng là lúc em đang lê la trên Hàng Mã hay Lương Văn Can để tìm hiểu, để mua, để thỏa mãn tối đa mong muốn của cả “khách hàng lớn” lẫn “khách hàng bé” của em.

Cứ thử đơn cử chọn món đồ chơi cho các con nhân ngày Tết thiếu nhi 1/6 mà xem. Em chia nhỏ các lứa tuổi ra để mua quà để cho lứa tuổi nào cũng có quà ưng ý và hữu dụng nhất. Ngay như để mua quà cho các con từ 0-1 tuổi cũng đủ thấy em cẩn thận và cầu kỳ đến như thế nào. Đấy, các con ở tuổi này á: phải nhiều màu sắc nhá, phải có tiếng kêu nhá, mà kêu là phải vang, chỉ vang chứ không được chói nhé; nếu có vỏ thì phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đảm bảo an toàn để nếu các con có lỡ đập vỡ thì cũng không bị xướt xát gì tới tay chân của con nhá. Đấy là từ phía con, còn về phía các ông bố bà mẹ thì món quà hay đồ chơi đó phải “chất” và cơ bản nhất là quà của nhà mình phải tương đương với nhà khác cả về độ to, chất lượng nhưng lại không được “đụng hàng”. Bấy nhiêu cái mong muốn, đòi hỏi mà không cần biết cái em phụ trách công đoàn ấy muốn làm cách nào! Kệ em! Đó là việc của em! Nếu không được hai trong ba, bốn cái tiêu chí ấy thì họ sẽ so sánh là con nhà này được hơn, con nhà mình bị thiệt, hay là cái cô bé ấy mua không đều tay, lấy của nhà nọ bù cho nhà kia… Ôi cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo. Việc phàn nàn là việc của cái miệng kia mà không bao giờ cần để ý xem em đã tâm huyết tới từng món đồ như thế nào và cũng chẳng cần biết là em có bị tổn thương hay không, có làm cho tất cả những tâm huyết của em rơi xuống sông xuống bể hay không.

Tôi thấy em buồn, nhiều khi em khóc. Tôi chỉ mong những nỗi buồn đó đối với em chỉ như cơn mưa rào mùa hạ, ào xuống trong chốc lát, rồi những tia nắng lại nhanh chóng rực rỡ ngay bởi em là “lãnh tụ” tinh thần của những cán bộ đang làm ở Trường tôi mà. Em cứ buồn hoài về những chuyện người

khác không hiểu hết được tấm lòng của em thì chắc là chẳng bao giờ em làm được cái công việc này mất – công việc của người truyền lửa.

Lúc này, khi tôi đang ngồi ghi những cảm nhận của tôi về công việc của em, về môi trường FPT mà em đang gắng công gìn giữ và xây dựng tại FU này thì cũng là lúc trên facebook những cựu FUers đang “thèm” được sống trong cái không khí đó. Những lời tâm sự đó, tôi chẳng thấy người ta nhắc tới lương cao, bổng hậu mà chỉ toàn những cảm xúc, những hình ảnh, những nhớ nhung mà những chương trình em tổ chức: Nào là ngày của anh em thì những chị em như tôi có cơ hội được tập luyện, được dành những điệu múa, những bài hát, những ánh mắt, những nụ cười cho các anh em FU. Rồi những ngày của chị em, trong khi anh em úp úp mở mở đối với tất cả các đồng nghiệp nữ, thì em được vinh dự là người duy nhất được biết trước chương trình để hỗ trợ anh em khâu tổ chức. Đôi khi, tôi thấy em thật thiệt thòi, ngày của mình mà cũng không được hưởng trọn vẹn. Nhiều khi tôi tự hỏi, chẳng biết có lúc nào em được nghỉ ngơi không nhỉ? Những khi mọi người đang tận hưởng không khí giải trí, đang được thoải mái cùng người thân thì cũng là lúc em căng thẳng nhất: Em tất tả ngược xuôi lo phục trang cho diễn viên, em căn giờ cho chương trình không bị cháy, em động viên những diễn viên nghiệp dư đột nhiên hết hứng diễn hoặc đột nhiên vì mải buôn dưa lê mà quên mất giờ diễn của mình, em xuôi xuôi ngược ngược để chương trình được toàn vẹn. Thậm chí, ngay cả khi đang nuôi con nhỏ, em vừa lo chạy chương trình vừa phải tranh thủ cho con bú phía sau cánh gà để đảm bảo sự phát triển của bé. Ôi, tất cả những vất vả đó, được đổi lại bằng những tràng cười ngả nghiêng hay những giọt nước mắt của khán giả, những tràng vỗ tay, những tiếng hò reo. Và hơn cả là cảm xúc, những lời bàn, những tiếng cười rúc rích của khán giả sau chương trình em tổ chức chính là phần thưởng, là sự ghi nhận lớn nhất mà công chúng dành cho em.

Em cho tôi niềm tin. Em cho tôi thấy một môi trường làm việc mà tôi mong muốn và gắng công tìm kiếm bấy lâu. Em đã kéo các anh, chị, em tôi – những người xa lạ chỉ chung nhau công việc vào một môi trường có tình cảm gia đình!

Cảm ơn em!

Những cuộc ăn chơi từ lớn tới nhỏ mà em đã đứng ra tổ chức đã trở thành chiếc mỏ neo vô hình níu giữ bước chân của những anh tài FU, những người đang băn khoăn trước hai con đường: ra đi hay ở lại!

17. VĂN (Xem chi tiết)

Tư liệu

15. Tư liệu

Nếu những hình ảnh này không có mặt trong Bảo tàng FE chắc chắn sẽ là một thiếu sót và tổn thất lớn của Bảo tàng. Tư liệu tập hợp những bản viết tay, những trang đánh máy, những bản chụp lại từng số báo Chungta năm cũ – tất cả nhằm lưu giữ lại FE qua từng thời

kỳ phát triển.

Cương lĩnh đại học FPT

Lê Trường Tùng

Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT

Đây là dư liệu (toàn văn, bản gốc) lần đầu công bố, do anh Trương Gia Bình chấp bút phác thảo trực tiếp. Tiết kiệm giấy nên anh Bình dùng giầy đã in một mặt. Qua tư liệu gốc này – chúng ta có thể cảm nhận rõ tâm huyết của anh Bình với sự nghiệp của FU qua từng câu chữ.

Đại học FPT

đã ra đời như thế nào?

Lê Trường Tùng

Chủ tịch HĐQT Đại học FPT

8 năm trước: ĐH FPT nhất định đòi tự chủ. Cùng điểm lại những ngày tháng nóng bỏng của ĐH FPT khi vừa có giấy phép thành lập.

Ngày 10/10/2006 – trên báo VietnamNet

Ngay trong ngày 10/10/2006, với tư cách là Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, TS. Lê Trường Tùng đã có bài trả lời phỏng vấn trên VietnamNet, bài báo có tựa đề: Hiệu trưởng ĐH FPT: ‘Xin phép sẽ mất nhiều thời gian’. Chi tiết bài trả lời phỏng vấn xem chi tiết tại đây. (http://vnn.vietnamnet.vn/ giaoduc/2006/10/620910/)

Ngày 19/10/2006, bài báo có tựa đề “ĐH FPT nhất định “đòi” tự chủ!” xuất hiện trên Dân trí, xem chi tiết tại đây. (http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dh-fpt-nhat-dinh-doi-tu-chu-147832.htm)

Ngày 28/10/2006: “Đại học FPT và Bộ GD-ĐT: Tiến 0 bước!”, xem chi tiết tại đây. (http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20061028/dai-hoc-fpt-va-bo-gd-dt-tien-0-buoc/169244.html)

Ngày 15/11/2006: “Bộ GD-ĐT đồng ý phương án tự chủ tuyển sinh của FPT” bài đăng trên báo Dân trí, xem chi tiết tại đây. (http://dantri.com.vn/ giao-duc-khuyen-hoc/bo-gddt-dong-y-phuong-an-tu-chu-tuyen-sinh-cua-fpt-152799.htm)

Cơ hội để trở thành một “Professional proctor”

(Note: Thông báo tuyển dụng của đại học FPT năm 2088) PHan thanh huyền

Khối Liên kết quốc tế

  • Bạn có phải là người có tầm nhìn xa trông rộng?
  • Bạn có phải là người đam mê công việc?
  • Bạn có muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực hot nhất hiện nay tại FU?

Tại sao bạn nên chọn nghề này để gắn bó lâu dài ở FU? Dù bạn chưa có kinh nghiệm coi thi, chúng tôi sẽ đào tạo và tạo cơ hội cho bạn thực hành “as much as possible”. Bạn sẽ không phải lo lắng vì quá rảnh rỗi và thời gian dư thừa không biết làm gì. Đến với công việc này nhiệt huyết và đam mê và sức lực của bạn sẽ được phát huy tối đa.

Tham gia vào Công việc này bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển, vì đây là một thị trường đầy tiềm năng tại FU. Thêm vào đó cơ hội thăng tiến luôn đón chào bạn, vì chúng tôi đang còn trống rất nhiều chức danh như: trưởng nhóm, trưởng phòng, trưởng ban coi thi.

Ngoài những chính sách đãi ngộ như các vị trí khác, bạn còn có nhiều cơ hội được nâng cao thu nhập của mình vì chúng tôi thường xuyên có các buổi trông thi ngoài giờ hay vào những ngày nghỉ.

Hơn nữa đây là một nghề cao quý, bạn sẽ luôn nhận được ánh mắt nể trọng, sợ sệt của sinh viên, sự ngưỡng mộ và biết ơn của đồng nghiệp vì có tinh thần đồng đội cao, đồng thời được sự quan tâm ưu ái đặc biệt của phòng khảo thí và sự hỗ trợ từ các phòng ban khác.

Cơ hội đào tạo: chúng tôi có các khóa đào tạo nghiệp vụ quanh năm cả về lý thuyết và thực hành. Sau các khóa đào tạo các bạn sẽ được test miễn phí để kiểm tra trình độ xem mình đã đã đến chuẩn hay chưa và bạn đã xứng đáng trở thành người coi thi chuyên nghiệp hay chưa. Nếu bạn trượt, cũng không quá lo lắng, điều đó không có nghĩa bạn không được trông thi nữa mà càng được thực hành nhiều hơn cho đến khi thành thạo thì thôi.

Còn chần chờ gì mà bạn không đăng kí ngay hôm nay để trở thành những chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi còn đánh giá rất cao về lòng dũng cảm và sự nhiệt thành của các bạn.

FU và Hoàng Minh Châu

– Đôi dòng chia sẻ

VũLH

Tốc ký một vài chia sẻ của ông Hoàng Minh Châu trong buổi trao đổi với hơn 30 doanh nghiệp tại văn phòng FSB HCM. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được tâm tư tình cảm của một trong những người tiên phong của tập đoàn FPT trong dự án Đại học FPT. Những trao đổi đầy tình cảm của ông Hoàng Minh Châu đã cho tôi thêm tự hào về trường đại học mà tôi đang công tác.

“…Đại học FPT là một sản phẩm tư tưởng văn hóa rất quan trọng của FPT…”

“…Ở FPT, một trong những căn bản trong văn hóa của chúng tôi là trong sạch, “hard working”, đổi mới sáng tạo. Ở FPT chúng tôi làm rất nhiều, nhưng cái gì vui thì làm…”

“…Chúng tôi thấy nhu cầu của mình mà các trường CNTT Việt Nam hiện nay không thể đáp ứng được, chúng tôi quyết định xin thành lập trường đại học đào tạo cho nhu cầu của chính mình. Đến thời điểm đó, chúng tôi biết có 600 trường đại học và công lập trên toàn quốc, và chúng tôi không muốn trường ĐH FPT là trường 6xx, chúng tôi quyết định đó là trường đầu tiên theo một số nghĩa cụ thể:

  • Chúng tôi quyết định dạy tiếng Anh trong chương trình đào tạo.
  • Chúng tôi thấy các trường đại học Việt Nam không liên thông quốc tế và không được công nhận quốc tế. Do đó học sinh Việt Nam sau khi học xong đi xin việc ở nước ngoài thì khi đưa bằng mình ra, người ta không công nhận. Một số trường muốn học Master phải học lại từ đầu. Chúng tôi muốn biến Trường Đại học FPT đi theo tiêu chuẩn quốc tế, được liên thông quốc tế, được sự công nhận của các tập đoàn phát triển quốc tế.
  • Chúng tôi nghĩ rằng chương trình công nghệ thông tin, những sáng tạo công nghệ về đổi mới, về kỹ thuật nó chỉ diễn ra bên ngoài kinh tế Việt Nam, do đó chương trình tốt nhất là chương trình quốc tế chứ không phải chương trình Việt Nam. Mặc dù chiến đấu mãi cuối cùng cũng được dùng chương trình quốc tế, bỏ qua rất nhiều chương trình kỹ thuật của Việt Nam, mặc dù cả thầy lẫn trò khi dạy đều biết cái này không ai dùng nữa, đã lạc hậu rồi.
  • Chúng tôi đưa ra những quan điểm khác về tuyển dụng. Chúng tôi cho rằng chúng tôi cần tuyển dụng những người mà chúng tôi có cách để test xem họ có đủ khả năng để lấy bằng CNTT hay không, mà không cần thông qua những kỳ thi đại học. Bởi vì khi thi đại học thì quá khó, toán cho nhà toán học, lý cho nhà vật lý, hóa cho nhà hóa học, quá khó, không cần thiết, tốn tiền của thầy trò gia đình. Nhưng chúng tôi đề nghị không được nên chúng tôi chấp nhận chỉ lấy điểm sàn, sau đó chúng tôi tổ chức thi toán và thì viết luận. Vì chúng tôi muốn biết các em có đủ tư duy logic để học hay không và thứ hai là chúng tôi muốn biết kiến thức xã hội các em ở mức như thế nào, nếu thấp quá chúng tôi cũng không đánh giá cao.
  • Môn thể dục các trường coi như là hình thức thì chúng tôi coi cực kỳ quan trọng, kết hợp và đưa Vovinam Việt Nam vào Trường Đại học FPT. Tất cả sinh viên FPT đều là môn sinh của Vovinam và đại học FPT trở thành lò Vovinam có số lượng môn sinh đông nhất thế giới. Các em học sức khỏe rất tốt và sức đề kháng rất tốt. Võ không chỉ mang lại sức khỏe mà còn đem lại ý chí nghị lực.
  • Chúng tôi quyết định được phép 1 năm tuyển sinh 2 lần. Nếu tất cả tuyển sinh 1 lần thì ra trường 1 lần, và tất cả ra trường một lần thì xin việc có khó không? Chúng ta tuyển sinh 2 lần ra trường 2 lần thì xin việc dễ hơn.
  • Chúng tôi chống lại quy định cần có 30 giáo sư, tiến sỹ. Không chống được chúng tôi phải luồn lách. Nhiều giáo sư, tiến sỹ chúng tôi không cho dạy. Vì thật ra chúng tôi biết có rất nhiều giáo sư tiến sỹ có bằng cấp nhưng
  • môn này đi dạy môn khác, môn khác trình độ chưa bằng giáo sư. Chúng tôi quan niệm ai giỏi môn gì thì dạy môn đấy. Và trước khi dạy chúng tôi cho dạy thử, và hội đồng quyết định là anh có được dạy môn đấy không. Và chúng tôi đưa ra một quy định từ thời Aptech là giáo viên cũng phải thi, cũng phải bị đánh giá. Giáo viên chúng tôi cho thi cùng đề với học sinh. Anh dạy cái gì thì anh phải làm tốt cái đấy chứ, theo thang điểm 100 thì sinh viên cần 40/100 là qua, còn giáo viên phải đạt 60/100 mới qua. Nếu có học sinh làm được 70-80/100 thì thầy mừng cho trò, trò giỏi hơn thầy.

Chúng tôi đưa ra nhiều quan điểm mới, không phải cái nào cũng được Bộ Giáo dục chấp nhận ngay, nhưng dần dần cũng được chấp nhận. Đại học FPT không chỉ thay đổi cho FPT mà có thể thay đổi ở VN vì một số trường bắt đầu đưa Vovinam vào dạy, một số trường cũng đang đề nghị tự tuyển sinh giống FPT.

  • Môn thật sự giá trị nhưng ở môi trường trước nó là môn phụ không đáng kể thì ở môi trường ở FPT lại rất tốt. Môn quân sự, ở hầu hết các trường chắc hồi xưa các anh chị học thì là môn cố gắng pass hoặc bỏ qua mà không học được gì cả, nhưng mà chúng tôi nhìn thấy đó là cơ hội khi mà cả tháng trời sinh viên được sống cùng với nhau. Chúng tôi kết hợp với bộ chỉ huy quân sự để thiết kế lại chương trình và biến tháng quân sự trở thành tháng học để teamwork, để rèn luyện kỹ năng cạnh tranh, làm việc nhóm, ví dụ như có thể đưa cưỡi trâu vào học quân sự, vì có thể thiết kế lại, không nhất thiết là phải lăn lê bò toài, rất vui!”

Học viên tham gia buổi trao đổi không phải người nhà FPT, nhưng ông Hoàng Minh Châu đã chia sẻ rất chân thành như cho chính người nhà vậy. Tâm huyết mà ông dành cho FPT đã đốt cháy những con tim ham học hỏi và đang khao khát thành công trong căn phòng nhỏ đó. Thật tuyệt vời.

Chúc trường Đại học FPT phát triển mạnh mẽ như tâm huyết của những người tiên phong sáng lập!

Dấu tích FU trên Chungta

 

16. Nhân (Xem chi tiết)

Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT

14. Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT

CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BAY VÀO KHÔNG GIAN

Sử Hồng Phúc

FSB HCM

Ngày 21/7/2013 vệ tinh F-1 do viện nghiên cứu trường ĐH FPT chế tạo được phóng vào không gian trên con tàu vận tải HTV-3 tại Nhật Bản.Vệ tinh F-1 là loại vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên do người Việt thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vận hành. Có thể nói, việc nghiên cứu và phát triển vệ tinh nhân tạo F-1 của nhóm FSpace – ĐH FPT đã đặt nền móng cơ bản cho công nghệ vũ trụ Việt Nam cũng như chắp cánh cho những khát vọng chinh phục vũ trụ của người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hơn ¼ thế kỷ trước vào ngày 23/7/1980, tướng Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Xô Viết Viktor Vassilyvich Gorbatko được phóng vào không gian trên con tàu Soyuz 39 đánh dấu mốc lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên cũng như người Châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Từ ngày đó đến nay Việt Nam chúng ta cũng có những tiến bộ nhất định trong công cuộc khám phá chinh phục không gian. Đầu tiên là vệ tinh viễn thông địa tĩnh Vinasat-1 được đưa vào vũ trụ năm 2008, 4 năm sau vào ngày 16/05/2012, vệ tinh viễn thông địa tĩnh Vinasat-2 được phóng vào vũ trụ. Giống như Vinasat-1, đối tác triển khai dự án Vinasat-2 vẫn là Lockheed Martin, Mỹ, với việc cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho vệ tinh viễn thông. Gần nhất là vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat-1 do Công ty EADS Astrium, Pháp, thiết kế và chế tạo, vệ tinh được đưa vào quỹ đạo hôm 7/5 từ bãi phóng ở Kourou, Guyana thuộc Pháp. Đặc điểm chung của các vệ tin này là đều do nước ngoài thiết kế, chế tạo, đưa vào quỹ đạo và các loại vệ tinh cỡ lớn. Để nắm bắt được công nghệ thiết kế chế tạo loại vệ tinh này đòi hỏi nền khoa học công nghệ phát triển cao và tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để chế tạo, thử nghiệm, vận hành.

Trong những năm gần đây trên thế giới đang có xu hướng chế tạo ra các vệ tinh nhỏ (< 50kg), nắm bắt được xu hướng đó vào năm 2008 dự án chế tạo vệ tinh siêu nhỏ được khởi động do kỹ sư trẻ Vũ Trọng Thư – trưởng phòng Nghiên

cứu không gian FSpace – ĐH FPT cùng các cộng sự với sự giúp đỡ của tập đoàn FPT, bộ khoa học công nghệ, liên đoàn vũ trụ quốc tế và nhiều tổ chức cá nhân khác. Sau hơn một thời gian mệt mài thiết kế, chế tạo, vào 6/2009 vệ tinh F-1 đã có những thử nghiệm ngoài trời đầu tiên. F-1 đã được đưa ra thử liên lạc ở các khoảng cách từ 7 – 50km trong môi trường thông thường. Nó đã phát tín hiệu và kết nối thành công với trạm điều khiển đặt tại trụ sở FPT ở Cầu Giấy, Hà Nội. Phòng thí nghiệm vũ trụ FSpace đã ra lệnh từ xa cho F-1 chụp ảnh, đo đạc các thông số và gửi về. F-1 lần đầu tiên xuất ngoại sang Nhật Bản ngày 14/3/2011, chỉ một ngày sau khi đại địa chấn xảy ra, để thử nghiệm rung động (vibration test) và F-1 đã vượt qua kỳ thử nghiệm rung động. Tháng 11/2011, F-1 được chuyển sang Mỹ cho công ty đối tác NanoRacks ở Houston, Texas để chuẩn bị kỳ đánh giá an toàn bay. Khi sang Mỹ, F-1 còn được di chuyển tới một số phòng thí nghiệm ở các bang khác để tiến hành các thử nghiệm cuối cùng. Dự án chế tạo vệ tinh F-1 là dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam nên có rất nhiều khó khăn. Trong đó, việc lựa chọn, đàm phán và trao đổi với đối tác nước ngoài tìm cơ hội phóng F-1 cũng không phải là việc dễ dàng. FSpace đã tìm kiếm ở nhiều nơi khắp thế giới, trao đổi với hơn 40 công ty, tổ chức làm về lĩnh vực tên lửa đẩy để tìm những tên lửa chấp nhận cho vệ tinh nhỏ đi kèm và có quỹ đạo hợp với nhiệm vụ của vệ tinh F-1. Và thời khắc quan trọng cũng đã đến 21/7/2012, con tàu vận tải HTV-3 được phóng vào vũ trụ mang theo vệ tinh siêu nhỏ F-1 và mang theo một lá quốc kỳ Việt Nam thu nhỏ và một thẻ nhớ SD chứa lời nhắn của hơn 7500 người quan tâm đến dự án F-1. Những lời nhắn chứa đựng hoài bão làm chủ công nghệ Việt.

Sau khi tàu vận tải HTV-3 gắn kết thành công với trạm vũ trụ ISS, vệ tinh F-1 được phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide điều khiển cánh tay robot của module Kibo nắm lấy ống phóng có chứa vệ tinh F-1 đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía mặt đất.

Tuy đến nay vệ tinh vẫn chưa phát tín hiệu, nguyên nhân có thể do mạch sạc của vệ tinh gặp sự cố nên không được cung cấp năng lượng từ tấm pin mặt trời so với với mục tiêu là phải “sống” trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640×480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây nhưng việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh F-1 mang lại ý nghĩa to lớn, mở ra hướng phát triển ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của Việt Nam. Đem lại niềm vui, niềm hy vọng vào tương lai cho những người tham gia và truyền tải thông điệp của tuổi

trẻ Việt Nam: “Không gian vũ trụ không còn quá xa xôi, con người hoàn toàn có khả năng làm được những điều tưởng như không thể nếu có quyết tâm”.

Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có thêm nhiều vệ tinh do chính người Việt nghiên cứu thiết kế, chế tạo, vận hành được đưa vào vũ trụ, phục vụ cho lợi ích kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia. Bạn sẽ có cảm xúc thế nào khi vào một ngày đẹp trời nọ các tờ báo lớn, uy tính của nước ta và quốc tế đồng loạt đưa tin “Hôm nay vệ tinh “…” do phòng nghiên cứu không gian FSpace – ĐH FPT thiết kế chế tạo đã được phóng thành công lên không gian bằng tên lửa “…” do Việt Nam sản xuất”? .Riêng tôi, nếu có cơ hội chứng kiến khoảnh khắc này là một niềm tự hào, hạnh phúc, hãnh diện vì mình là con dân của đất nước anh hùng trong thời chiến và bản lĩnh, sáng tạo khoa học tuyệt vời trong thời kỳ xây dựng, phát triển Tổ quốc.

MSE – Master

of Software Engineering

Phan Thị Hải Sơn

Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT

Nguyên Phó phòng Hành chính FUHN

Câu chuyện dưới đây kể về quá trình hình thành lớp MSE khóa 1 của FU. Vào một ngày cuối tháng 2 năm 2014, Viện trưởng Viện Nghiên cứu FTRI – TrungTT phi xe từ FPT Cầu Giấy sang FU Detech để thương lượng một hợp đồng chuyển nhượng nhân sự khá là khoai, “mua” lại một phó phòng Hành chính của FUHN về làm nhân viên đa di năng cho FTRI.

Sau buổi thương lượng có tính chất rủ rê, câu kéo và 3 ngày 2 đêm suy nghĩ của khổ chủ, vượt qua mọi sự ngăn cản phản đối của các đồng nghiệp, hợp đồng đã được ký với hiệu lực từ ngày 01/5/2014.

Bạn nhân viên này được lôi về với nhiệm vụ chính là tuyển sinh bằng được một lớp MSE đầu tiên cho FU, một việc đã bị treo 2 năm qua mà chưa ai thực hiện. Không kể đến một lô lốc các công việc không tên khác như chuẩn bị hồ sơ sáng chế, soạn thảo các hợp đồng nhân sự, mua sắm thiết bị… và rất nhiều các công việc hành chính khác cho FTRI, nhân viên mới này bắt đầu bắt tay vào công việc tuyển sinh.

Bắt đầu bằng việc học hỏi kinh nghiệm từ Song Tùng – Tuyển sinh FSB, từ NgọcPTT, HồngNT, chị ĐứcLM – Tuyển sinh FU để định hướng các công việc cần làm. Bắt đầu kết nối các mối quan hệ với cán bộ nhân sự của FIS, của FSoft (nhờ mối quen biết của em HânNN) để tìm kiếm khách hàng nội bộ FPT. Bắt đầu trao đổi với chị HươngHTT, em HàPTN, em VânNT2 và Pavitra của FIA để tìm kiếm khách hàng quốc tế. Bắt đầu làm việc với em HiềnVT, em HằngNTT6

– CTSV FU để tìm kiếm khách hàng là các sinh viên cũ của FU. Và bắt đầu làm việc với PR để truyền thông tìm kiếm khách hàng tự do. Tất cả cứ quay cuồng để đạt đến đích là tháng 7 sẽ thi tuyển và tháng 9 sẽ khai giảng 1 lớp, chỉ vẻn vẹn có 4 tháng thôi.

Nhìn thì thấy có vẻ không khó để tuyển được một lớp với chỉ 30 học viên, tuy

nhiên khi làm thật mới thấy việc không hề đơn giản chút nào. Đặc biệt là trong hoàn cảnh Viện trưởng thường xuyên nhắc nhở nhân viên: Đây là chương trình non-profit nên mình không có tiền để tiêu đâu em nhé. Em cứ làm sao thì làm miễn là tuyển sinh được 1 lớp cho anh và không tiêu đồng tiền nào cả. Nhân viên mỗi lần nghe xong điệp khúc đấy là chỉ muốn ngất lên ngất xuống. Ngay cả việc bắt buộc phải đăng tin tuyển sinh trên báo giấy theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện trưởng cũng yêu cầu em NgaNTT2 – Trưởng phòng PR FU HO phải tìm cách đăng miễn phí chứ không được mất tiền, làm em Nga phải vận dụng hết các mối quan hệ của bản thân để được đăng 1 bài trên báo Sinh viên Việt Nam.

Danh sách sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc của FU – các đối tượng nằm trong diện tuyển thẳng mà không cần thi tuyển đầu vào – lên đến gần 200 người mà cũng chỉ được hơn 10 người đồng ý theo học. Số còn lại từ chối vì mọi người đều đang rất bận với công việc, không thể dành thời gian để đi học dù là học vào cuối tuần hoặc có những người thì có các kế hoạch học cao hơn ở nước ngoài chứ không học trong nước.

Các khách hàng đến từ FIS và FSoft cũng bận với dự án, với onsite nên không thu xếp được thời gian.

Các khách hàng quốc tế thì gặp trở ngại khi xin cấp thị thực.

Các khách hàng tự do còn lại thì vô cùng băn khoăn với mức học phí tương đương với học phí của trường Việt Pháp mà học trường Việt Pháp lại được bằng quốc tế trong khi học tại FU thì không.

Một đứa chả có chút kiến thức cơ bản nào về marketing cứ ra sức mà tỉ tê, mà phân tích, mà lôi kéo để sao cho mọi người chịu lựa chọn chương trình MSE này.

Rồi thì cũng đến ngày thi tuyển, ngày 27/7/2014, một ngày dễ nhớ. FTRI có 2 người, 1 ông viện trưởng và 1 đứa nhân viên. Hai người đến từ sớm, tự hì hục kê bàn ghế từ phòng khác sang phòng B6 – B8 Detech để đủ số bàn ghế cho thí sinh ngồi, rồi cuối buổi lại hì hục vác trả về phòng cũ. Hỗ trợ trông thi có NgaLTT – Trưởng phòng Đào tạo FUHL và TrangNP cũng của phòng Đào tạo FUHL.

Và theo đúng kế hoạch đặt ra ban đầu, ngày 13/9/2014, lớp MSE khóa 1 chính thức vào học buổi học đầu tiên với sĩ số 32 học viên, trong đó có 7 sinh viên quốc tế, vượt chỉ tiêu đặt ra ban đầu 2 học viên.

Cho đến lúc những dòng sử ký này được viết thì lớp đã học gần xong 1 môn,

mọi việc đều ổn, duy chỉ có các học viên hơi căng thẳng khi hằng tuần học liên tục 8 slot chuyên ngành bằng tiếng Anh trong hai ngày, nhưng biết sao được, vì mục tiêu đặt ra là các thạc sỹ tốt nghiệp FU sẽ là các thạc sỹ kỹ thuật phần mềm đầu tiên của Việt Nam có tính chuyên môn sâu đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Một chút gian khó trước mặt để gặt hái được những thành công rực rỡ sau này thôi mà.

Học viên bắt đầu hành trình 2 năm vất vả để thu được quả ngon trái ngọt, còn cô nhân viên của FTRI lại tiếp tục bắt tay vào hành trình vất vả để tuyển sinh các lớp thạc sỹ kỹ thuật phần mềm tiếp theo cho FU, không quên nghêu ngao bài ca đi cùng năm tháng: “Đây là chương trình non-profit nên mình không có tiền để tiêu đâu em nhé. Em cứ làm sao thì làm miễn là tuyển sinh được 1 lớp cho anh và không tiêu đồng tiền nào cả”.

FPT Cầu Giấy, ngày 01 tháng 10 năm 2014.

Trung tâm

Hỗ trợ

Học đường

ViOlympic trong tôi

Trần Anh Tuyến

Trung tâm Hỗ trợ học đường

Năm năm về trước, cán bộ và nhân viên tập đoàn FPT thi đua viết về “Sử ký FPT 20 năm” cũng là thời điểm giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn anh Trương Gia Bình tập trung chỉ đạo mô hình FPT 2.0, và “Vườn Chim” ra đời. Vườn chim ngày ấy có rất nhiều Vi: Vimua, Vicongdong, Violet, Vimusic … và ViOlympic.

Lúc đó, tất cả mới chỉ là suy nghĩ và tiên đoán của anh Bình và các nhà lãnh đạo, mọi thứ đều có thể ứng dụng và áp dụng đưa vào công nghệ thông tin; Giáo dục cũng vậy và thế là cuộc thi giải toán qua mạng internet – ViOlympic ra đời.

Những ngày đầu tiên lượng thành viên tham gia ViOlympic tăng vùn vụt. Kết thúc năm học đầu tiên, con số thành viên tham gia dự thi ViOlympic đã lên đến gần 1 triệu. Năm thứ hai, con số tăng lên gần 3 triệu và đến nay, con số thành viên đăng ký trên ViOlympic đã lên đến hơn 12 triệu. Hiệu ứng cuộc thi giải toán qua Internet – ViOlympic lan tỏa đã giúp hầu hết các trường học trên cả nước được lắp mạng internet. Có những khu vực, những dịp máy tính bị “cháy” hàng do quá nhiều người mua máy tính về cho con dự thi ViOlympic. Cũng nhờ ảnh hưởng của cuộc thi mà FPTelead đã cho ra một dòng máy tính mang nhãn hiệu máy tính ViOlympic.

Những người làm ViOlympic ngày đấy rất vui và nhớ, anh Bình bảo ViO cứ phấn đấu đạt được 5 triệu thành viên thôi, mỗi thành viên mỗi năm chỉ cần thu 1 đô thì ViO mỗi năm cũng có hàng triệu đô rồi …

Cùng với sự phát triển của tập đoàn, ViOlympic 5 năm qua đã không ngừng phấn đấu và phát triển để đứng vững trong hệ thống giáo dục Việt Nam. ViOlympic đã trở thành cuộc thi giải toán qua Internet quốc gia hàng năm của Bộ Giáo dục dành cho học sinh lớp 5; 9 và lớp 11.

ViOlympic được đánh giá rất cao và cũng đã nhận được những giải thưởng: giải “Sao khuê” năm 2009 do hiệp hội phần mềm Việt Nam trao tặng; giải Công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam trao tặng cho doanh nghiệp có dịch vụ “nội dung số mang tính, văn hóa, giáo dục tốt nhất”.

Trong lễ tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi ViOlympic năm học 2012

– 2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, người đã thay mặt Bộ Giáo dục ký kết với anh Bình và tập đoàn FPT cho ra đời cuộc thi ViOlympic, một lần nữa đã khẳng định và ghi nhận sự thành công và phát triển của cuộc thi ViOlympic. Thứ trưởng đã cảm ơn trường Đại học và tập đoàn FPT vì những đóng góp cho giáo dục và xã hội.

Là người FPT, người trực tiếp làm ViOlympic tôi cũng rất tự hào về những đóng góp của mình cho sản phẩm, sản phẩm Đại học FPT và tập đoàn FPT đang xây dựng và cống hiến cho xã hội.

Tôi tin, với sự phát triển của Đại học FPT và tập đoàn FPT, ViOlympic ngày càng phát triển và sẽ là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống và giáo dục.

15. Tư liệu (Xem chi tiết)

Công ty Sáng tạo toàn cầu FPT

13. Công ty Sáng tạo toàn cầu FPT

FTICO

một năm nhìn lại

Lê Hà Đức

CEO FTICO

Trưởng khối Phát triển sinh viên quốc tế

11h sáng ngày 30/12/2013, tôi đặt bút kí vào hóa đơn cuối cùng của FTICO để gửi cho Viettel và chúng tôi chính thức đã hoàn thành doanh số cam kết trong năm nay.

Nói là “nhìn lại một năm” cho nó có vẻ chứ đúng ra thì FTICO cũng mới chỉ tồn tại được tầm hơn bẩy tháng rưỡi mà thôi và như tôi đã từng chia sẻ với các em sinh viên trong ngày lễ ra mắt vào đầu tháng 4/2013, FTICO chính là một ví dụ sống động nhất về khởi nghiệp.

Thành thực mà nói, tất cả những gì chúng tôi làm được trong hơn 7 tháng qua là vô cùng khiêm tốn khi mà doanh số mới chỉ loanh quanh ở con số vài tỷ đồng, lợi nhuận rất thấp, nhân sự mới chỉ có một nhóm nhỏ chừng hơn mười người, chưa đầu tư vào được bất kì dự án nào của các em sinh viên như mong đợi từ đầu, mới chỉ “lo” được việc thực tập cho các em ở khu vực Hà Nội, phát triển được một mạng lưới với trên dưới ba mươi đối tác khác nhau v.v… Có lẽ niềm tự hào duy nhất của chúng tôi là đã kinh doanh thành công thiết bị Mobile POS cho hơn 1500 nhân viên của một hãng bảo hiểm lớn tại Việt Nam dùng hàng ngày và đã tự thiết kế, xây dựng được một văn phòng vào loại “đặc biệt” nhất trong tập đoàn FPT.

Còn nhớ lại đầu năm 2013, khi tôi quyết định thử thách mình trong cương vị mới, tất cả những gì có trong tay lúc đó chỉ là một ý tưởng mơ hồ về những dự định mình sẽ làm, hai tỷ đồng tiền vốn và còn lại là con số không tròn trĩnh, không đồng đội, không khách hàng, không cả cơ sở vật chất. Thật may mắn thay khi bên cạnh tôi luôn có những người bạn chung thủy nhất để sẵn sàng tin vào nhau và dám cùng nhau mơ những giấc mơ viển vông nhất để sẵn sàng vứt bỏ đi tất cả lại cùng nhau tìm mảnh đất lập nghiệp mới, xây dựng lại đội ngũ và thuyết phục những khách hàng mới. Khó khăn là rất nhiều nhưng tất cả giờ đã nằm ở sau lưng và tại thời điểm hiện tại chúng tôi đã tạm thời có thể thở phào nhe nhõm khi đã có trong tay những cơ sở đầu tiên để tự tin bước vào năm 2014 với những thách thức mới. Tôi thực sự hy vọng rằng 2014 này, chúng tôi sẽ có được những cơ hội mới để có thể tăng trưởng gấp hai, ba lần trong năm nay. Và quan trọng hơn nữa, sẽ có những dự án của sinh viên được FTICO đầu tư vào để cùng nhau đi đến những chân trời mới. Chắc chắn là như vậy!

06/01/2014

Viện Quản trị

Kinh doanh

Tuyển sinh BBA Khoá 1 chuyện bây giờ mới kể

Trần Phương Lan

Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh FSB

Vậy là đã năm năm kể từ ngày FE có khoá sinh viên BBA đầu tiên. Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi muốn chia sẻ với anh chị em trong FU về 28 ngày tuyển sinh cho Khoá BBA đầu tiên của FU. Với kết quả 186 sinh viên tại Hà Nội, nhóm sinh viên đã chính thức đưa FU thành một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực.

Tại sao lại là con số 28 ngày? Vâng, FU và FSB có giấy phép đào tạo ngành Quản trị kinh doanh vào ngày 31/7/2009. Nghĩ lại mới thấy mình thật ngây ngô vì lại đợi đến lúc có giấy phép mới tuyển sinh, đáng lẽ phải khởi động từ trước rất lâu chứ. Dù sao cũng nên tự thưởng một tràng vỗ tay vì sự tuân thủ này.

Vậy là quỹ thời gian còn lại rất ít, và đối với nhóm tuyển sinh lúc đó, việc tuyển sinh đại học còn rất mới mẻ vì chúng tôi chỉ quen làm tuyển sinh MBA và đào tạo doanh nghiệp. Cũng thật may là trước đó tôi cũng được dự một số cuộc họp với Ban Tuyển sinh của anh Phong và cũng đã học đưọc một số bài cơ bản, và việc còn lại chỉ là áp dụng nhuần nhuyễn những “bài võ” đó vào việc tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh thôi.

Vậy là sau 31/7, chúng tôi vắt chân lên cổ. Nhóm tuyển sinh ngày ấy bây giờ chỉ còn lại tôi, TuấnLA, và em HaNT, các em còn lại đều đã chuyển sang các tổ chức khác. Đó là những ngày làm việc đến khoảng 9-10 giờ tối, cắm cổ chạy mà không dám dừng lại để tự hỏi mình có đang đi đúng đường không, vì làm gì có thời gian. Tôi cũng không hiểu tại sao mọi việc lại có thể được thực hiện nhanh như vậy, từ lên kế hoạch marketing, lên các thông điệp cho các bài PR và quảng cáo, lập trang web tuyển sinh riêng cho BBA, mua database, đào tạo cộng tác viên telesales. Có lẽ khi có một deadline cận kề thì tất cả mọi người sẽ được kéo đến giới hạn tối đa của năng lực chăng?

Trở lại con số 28 ngày. Khi đó FU đã chọn ngày 8/8 để thi đợt 2, chúng

tôi bàn bạc mãi về việc chọn ngày nào để tổ chức thi cho BBA. Kết quả là ngày 28/8, đơn giản vì đó là thời hạn muộn nhất có thể tổ chức thi. Vậy là chuông đồng hồ đã điểm, chuỗi đếm ngược đã bắt đầu khởi động. 28 ngày, 27 ngày, 26 ngày…

Trong quãng thời gian đó có một số kỷ niệm làm tôi nhớ mãi. Kỷ niệm thứ nhất là tôi đã quát TuấnLA một trận khi trả lời lơ mơ một câu hỏi nào đó của tôi. Và Tuấn đã nói là em chiụ rồi, ngày nào em cũng làm đến 10h tối, em không thể tải thêm đươc gì nưã. Kỷ niệm thứ 2 là cùng với HaNT cố chen chân làm bằng được một vài phút giới thiệu về chương trình BBA của Đại học FPT tại thời sự giờ vàng của VTV1 từ 19h đến 19h45. Và một kỷ niệm nữa là với anh ThắngNV. Khi còn khoảng 10 ngày nữa là đến hạn 28/8, khi số sinh viên quan tâm dường như đang rất thấp, tôi đã gọi điện cho anh Thắng để xin thôi nhiệm vụ tuyển sinh cho khoá BBA đầu tiên. Với giọng điệu đầy thảm thương, tôi nhớ đã nói vơí anh Thắng: “Em thất bại rồi, anh hãy tìm người khác hoặc anh chỉ huy chiến dịch này thay em”. Nhờ sự động viên của anh Thắng mà tôi lại cố gắng bước tiếp thêm được 10 ngày còn lại để đến thời điểm vừa hồi hộp mong chờ, vừa sợ hãi khi nó thực sự đến: ngày thi 28/8.

Trước ngày thi 28/8 còn một sự kiện nừa cũng làm tôi nhớ mãi. Đó là ngày chúng tôi tổ chức Open Day, tổ chức Hội thảo Giới thiệu chương trình và học thử cho những thí sinh quan tâm tại Hội trường tầng 2 của Detech. Kịch bản sẽ phải có cả các hoạt động cho sinh viên và cho phụ huynh đi cùng. Ngày hôm đó tôi không dám đến sớm, lý do thật đơn giản: tôi rất sợ. Sợ cảm giác nhìn những hàng ghế trống và gần đến giờ khai mạc chỉ có một nhóm nhỏ sinh viên đến tham gia. Chỉ khi gọi điện TuấnLA thông báo khoảng 162 người có mặt, trong đó có khoảng 60 phụ huynh, lúc đó tôi mới dám vào Hội trường. Thật may mắn vì cuối cùng mọi chuyện đều đúng như kịch bản dự kiến, sinh viên và phụ huynh đã được nghe những thông tin cần thiết và trải nghiệm các buổi học thử đầy hứng thú với những nội dung và phương pháp giảng dậy khác hẳn những gì các em đã biết ở trường phổ thông.

Ngày 28/8, chúng tôi có gần 600 thí sinh dự thi và kết quả 186 em nhập học vào khoảng 10 ngày sau đó. Kết quả còn khiêm tốn so với con số 10.000 thí sinh dự thi SE, tuy nhiên chúng tôi cũng thật vui mừng vì cuối cùng FU

cũng đã có Khoá BBA đầu tiên do sự nỗ lực hết mình cuả cả một tập thể trong vòng 28 ngày. Ngàn dặm đường cũng cần có những bước đầu tiên, và chúng tôi tự hào vì mình là những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho ngàn dặm đào tạo Quản trị Kinh doanh đó. Nhìn lại sau 15 năm thành lập, FE đã đi được rất xa so với những ngày đầu, và chúc cho FE sẽ còn bay cao, bay xa hơn nhiều so với 15 năm non trẻ đầu tiên. Hãy cùng chúc cho sự trưòng tồn vĩnh cửu của FE.

Hồi ký BBA

Lê Hải Yến

Khối liên kết quốc tế

Nguyên cán bộ FSB HN

Nhật ký này được người viết góp nhặt và chắp vá từ những mảnh vụn thông tin do tình cờ hay hữu ý mà người viết được tham gia vào sự kiện đó hoặc chỉ là nghe thế mà thôi. Nếu có thông tin chưa được chính xác, người viết thành thật xin lỗi các nhân vật, nếu có ý tứ nào nhạy cảm.

Hồi 1

Tuyển sinh – 90 ngày đêm chia lửa

Những ngày đầu

Tốt nghiệp Đại học Ngoại Ngữ, sau 4 tháng làm việc với vai trò Chuyên viên giáo dục, thiết kế bài giảng tiếng Anh online, đứng lớp dạy tiếng Anh cho người đi làm vào buổi tối, tôi lại chuyển sang làm Coordinator cho một công ty Công nghệ thông tin. Công việc điều phối cho dự án Live@edu của Microsoft kiêm thêm phụ trách phòng thi của Prometric cũng không bận lắm. Tôi dạo mạng chơi và tình cờ thấy trên Vietnamworks đăng tuyển của vị trí phòng CTSV của Đại học FPT. Nhưng vì nghe thấy FPT mới và lạ quá, tôi bỏ qua. Nhìn xuống dưới thấy có vị trí Giáo vụ – Khảo thí của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Thấy mô tả công việc cũng giống với việc mình đang làm, lại nghe thấy từ Khảo thí, kiểu như Cục Khảo thí mới oai oai làm sao. Vậy là tôi apply vào vị trí này. Đi thi và phỏng vấn lần 1 thấy Khoa cũng hoành tráng lắm. Bốn năm học ở Đại học Quốc gia thế mà tôi lại không biết khu này.

Được mời đi phỏng vấn lần hai, tôi đắn đo lắm rốt cuộc thì lại chuyển chỗ làm. Vậy là cứ 4-6 tháng tôi lại nhảy việc một lần. Tôi có một tuần để suy nghĩ và sắp xếp công việc, ngày đầu tiên đi làm là 8/6 chứ không phải đầu tháng như các bạn cùng đợt thử việc với mình.

Hai tuần đầu đi làm được ngồi ở phòng Lẩu (tập hợp của các phòng ban)

và hỗ trợ các chị ở chương trình IeMBA. Hôm đầu là photo kết quả học tập, nhập điểm lên hệ thống (nghĩ mẩm trong đầu, chắc là sau này công việc của mình sẽ là thế này đây). Ngày thứ hai, ngồi rà soát lỗi chính tả trong bài dịch môn E-commerce. Rà soát chán chê mê mỏi thì vào hệ thống e-Iso để đọc tài liệu. Đọc đi đọc lại, tôi chưa thấy có phần nào liên quan đến Khảo thí.

Sang tuần thứ 3, tôi được chuyển sang Thư viện ngồi. Không hiểu vì sao lại thế? Mãi đến cuối tháng 6 tôi mới biết, chị Thảo phụ trách Thư viện chuẩn bị nghỉ sinh, và tôi sẽ tạm phụ trách Thư viện. Giờ thì tôi mới hiểu tại sao hôm phỏng vấn lần 1 chị ý lại tham gia, lần 2 thì anh CầuTN lại toàn hỏi về sở thích đọc sách, truyện. Cũng may là mình thích sách, trả lời thế nào lại được chọn. Không phải tự hào, nhưng những vị trí khác đều có 2 ứng viên thử việc, riêng vị trí của tôi thì chỉ lấy một. Vậy là sau 1 tháng thử việc ở vị trí Giáo vụ – Khảo thí, tôi chính thức đảm nhiệm vai trò phụ trách Thư viện. Tôi được tham gia báo cáo 6 tháng đầu năm, họp giao ban hàng tuần, cũng oai ra phết. Chốt lại cho đến tháng 9, checkpoint quý III tôi được 75/100 điểm. Trong lúc checkpoint tôi cũng có hỏi anh MinhNV, có phải sau này tôi sẽ làm khảo thí cho BBA không (mặc dù trong đầu lúc này cũng chưa biết BBA là cái gì, chỉ biết là mình đã làm đề thi cho BBA), tôi nhận được câu trả lời là không. Nhưng cũng liên quan đến BBA, bắt đầu từ tháng 12/2009 tôi được biệt phái sang FU, và kể từ đó tôi làm Giáo vụ cho BBA thật.

Làm đề thi BBA

Tôi đang ngồi trong Thư viện thì nhận được chỉ thị sang cơ sở 2 của HSB ở C6 Mỹ Đình để họp về làm đề BBA. Lúc này, mới thực sự nghĩ ra trong đầu là sau hơn 2 tháng rốt cuộc mình mới được làm đúng chuyên môn mà mình được tuyển dụng. Thành viên Ban làm đề bao gồm các anh CầuTN, MinhNV, SơnNĐ, chị LiênNB, chịNgân LT, và tôi. Nhóm làm đề chia thành ba phụ trách 3 phần GMAT, IQ và EQ. Yêu cầu bảo mật được đặt lên hàng đầu, các thành viên trong nhóm lập email riêng, trao đổi ngân hàng đề với nhau đều có password. Nói là ngân hàng đề, nhưng thực chất lúc đó chúng tôi chủ yếu search các câu hỏi, bài quiz IQ, EQ ở trên mạng, sau đó thì cao cấp hơn là download các sách tiếng Anh hoặc tìm sẵn có trong Thư viện. Tôi và chị Ngân chia nhau phần IQ có các câu hỏi về hình, câu hỏi về chữ và toán đố. Anh MinhNV thì tìm các sách GMAT trong Thư viện và đề thi cũ của IeMBA. Chị LiênNB và anh SơnNĐ thì tìm câu hỏi EQ.

Các thành viên đang hăng say làm đề thì lại được anh Cầu, chị LanTP gọi vào họp. Đề thi thử post lên mạng cho sinh viên đang bị sai hay là sinh viên thắc mắc gì đó. Đội làm đề được triệu tập lại để chuẩn bị đề thi thử trước. Vậy là phát sinh thêm 3 đề thi thử nữa, nhưng lúc này chúng tôi cảm thấy thật sự nghiêm trọng vì chỉ cần đưa ra đáp án không chính xác thôi thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào. Mà điểm IQ hay GMAT của mình có cao gì cho cam. Nhóm làm đều lại phải đưa ra phương án check chéo và tìm nguồn sách có lời giải thích rõ ràng. Thêm một vấn đề nữa, đó là đề thi EQ (chỉ số cảm xúc) khác hoàn toàn so với những đề thi IQ hay GMAT thì sẽ có đáp án đúng sai. Nhưng những ai đã thử các bài trắc nghiệm tâm lý sẽ thấy, không có câu đúng sai, mà chỉ là cộng điểm cho các câu trả lời sau đó sẽ có kết quả người này có những tố chất gì mà thôi. Bài toán đặt ra, bây giờ phải làm thế nào để code điểm cho phần thi EQ và phải có câu trả lời hợp lý cho các thí sinh? Sinh viên học Quản trị kinh doanh thì cần những tố chất gì, phải test ra sao, lấy đề ở đâu đây?

Vấn đề phát sinh nữa, số câu hỏi trong đề thi của khối Công nghệ thông tin là 105 câu, nhưng của khối kinh tế lại là 115 câu. Sau khi tính đi tính lại, chị Lan TP vẫn chốt lại là 115 câu. Vậy là lại phát sinh thêm một vấn đề nữa là giấy làm bài trắc nghiệm.

Tôi được theo chân chị LiênNB, anh MinhNV, anh TuấnLA sang FU để họp về tổ chức thi BBA. Đến giờ này tôi vẫn chưa hiểu BBA là cái gì. Vào cuộc họp, tôi cũng mở sổ tay ra ghi chép như thật. Anh Phong, chị Loan, chị Châm bước vào phòng, và một ai đó nữa, tôi không nhớ, chỉ biết là anh Phong chốt lại HSB sẽ phụ trách chính, FU sẽ hướng dẫn, hỗ trợ. Sau này về trao đổi qua lại trong nội bộ HSB, mọi người vẫn chưa hình dung ra được sẽ phải làm gì. Có vài lần tôi được CC trong đó, chị ChâmNT phụ trách hành chính, chị LoanNT là trưởng phòng, anh Tùng Ngô phụ trách tuyển sinh, anh Phong là Hiệu phó. Anh Phong cũng có nhắc nhở anh Minh lưu ý cách xưng hô, sẽ không có HSB và FU mà là BBA và FU. Các anh chị bên FU gửi các biểu mẫu, quy trình cho BBA (từ đoạn này về sau, BBA sẽ được hiểu là HSB) thực hiện. Tức là BBA sẽ lần đầu tiên tuyển sinh, lần đầu tiên tổ chức thi hệ cử nhân với số lượng lớn thay vì những đợt tuyển sinh IeMBA hay ReMBA với số lượng khoảng 60-100 học viên.

Tôi và chị LiênNB lại sang FU một lần nữa để hỏi về vấn đề 105 và 115 câu, sự khác biệt này đã gây ra một hệ quả mà sau này nhiều nhân viên BBA

sẽ còn nhớ. Chúng tôi tìm gặp chị ChâmNT phụ trách hành chính nhưng lại ngồi làm việc ở trong Thư viện. Chị có mái tóc đen mượt, đặc biệt là kiểu mái cắt bằng khiến tôi liên tưởng đến Cleopattra. Giọng nói chị chậm nhưng đầy “đanh thép” khiến tôi cũng hơi dụt dè. Sau khi lấy được mẫu giấy làm bài thi của sinh viên, chúng tôi sang phòng chị Ánh. Lúc này chúng tôi mới biết, việc chấm thi hoàn toàn trên máy, rằng FU có phòng Khảo thí (thật là chuyên nghiệp). Chị Ánh gọi điện đi đâu đó không được và quay sang gọi cho anh TrungTT. Đấy là lần đầu tiên tôi gặp anh TrungTT, sau này tôi mới biết anh là trưởng Ban đào tạo của FU. Lúc đó, tôi nghĩ anh là nhân viên phòng Khảo thí trông không khác gì một anh thợ ở xưởng in, vì trông anh giản dị và có phần “lôi thôi” lắm. Anh Trung đưa ra các lựa chọn cho chị Ánh, hiện tại phòng Khảo thí chỉ có máy chấm các phần trắc nghiệm của 15-20 câu, 50 câu gì đó. Thế là tôi và chị Liên đành ra về, trên đường về chúng tôi có rẽ qua phòng Tuyển sinh. Lúc này em HồngNT và chị PhươngNM, LoanTM (nhân viên BBA) đang ngồi trực bên này để thu hồ sơ. Chúng tôi được gửi về một hộp bánh sinh nhận của anh DuyênLD (câu chuyện về DuyênLD sau này tôi sẽ kể). Ở thời điểm đó, tôi cũng không hiểu là ở đâu ra lại có một bạn phụ trách tuyển sinh ở Hồ Chí Minh gửi quà sinh nhật ra Hà Nội. Rõ ràng là HSB không có cơ sở ở trong đó.

Quay lại với vấn đề làm đề, sau một tuần tham gia nhóm làm đề, sang FU họp và tìm hiểu thông tin, ban lãnh đạo HSB/BBA đã chốt 4 vấn đề sau. Một là, đề thi của BBA sẽ có 115 câu; giấy thi và chấm thi BBA sẽ tự thiết kế, tự chấm thủ công không dùng máy; Ba là, đề thi EQ sẽ nhờ một tiến sĩ tâm lý bên Đại học Sư phạm Hà Nội thiết kế; Bốn là, đề thi thử phải check chéo và test thật kỹ, gửi lại cho anh TuấnLA duyệt trước khi post lên mạng.

Tôi và chị LiênNB phụ trách việc gửi đề thi thử cho anh TuấnLA. Cứ nghĩ là đơn giản nhưng chẳng hiểu thế nào mà ba anh chị em làm việc cả tối, đến đêm vẫn còn phải online để kiểm tra đề với nhau. Khi thì bị lỗi chính tả, khi thì nhảy đáp án, khi thì lệch dòng nọ kia. Tôi không nhớ có những lỗi gì nữa nhưng đêm đó tôi online đến hơn 12h chỉ vì 20 câu hỏi IQ và EQ.

Những ngày cuối, gấp rút làm đề chúng tôi làm việc trong phòng kín, các nhóm kiểm tra chéo với nhau, kèm theo là một máy hủy tài liệu và USB. Tất cả các câu hỏi được đổ vào USB sau đó chuyển sang máy của chị LiênNB để tổng hợp. Chúng tôi phải mất cả tuần về muộn, trưa thì ăn cơm đĩa trong

phòng Nguyễn Lý Hiền Nga, chiều tối thì ăn gà KFC. Nhóm đề GMAT được bổ sung thêm TrungHQ phòng kế toán, vì anh Cầu cho rằng bạn này học khối A chắc chắn là sẽ giải được GMAT. Vậy là có thêm một thành viên nữa trong nhóm. Riêng đề EQ tôi và chị Liên sang Đại học sư phạm để lấy từ vị tiến sĩ mà anh Cầu giới thiệu. Đến lúc anh Phong yêu cầu gửi đáp án thì chúng tôi không biết làm thế nào vì tiến sĩ đó yêu cầu phải thanh toán trước. Nhưng làm sao mà có thể thanh toán ngay được, cái gì cũng gấp, nên chưa có hợp đồng, cũng chưa có duyệt chi chúng tôi biết làm thế nào. Nếu không chuyển tiền thì cũng không được dùng đề thi đó, còn vấn đề bảo mật nữa. Cuối cùng, lại phải nhờ anh Cầu ra tay. Đề thi đó cuối cùng cũng được dùng, nhưng từ những kỳ thi sau, BBA không dùng đề của vị tiến sĩ đó nữa.

Sau khi chuyển đề cho anh Phong xong, đã đặt password, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Vậy là tôi đã biết thế nào là tham gia taskforce, cũng gay cấn thật. Ấy vậy mà cũng chưa xong, lại có lỗi, chả nhẽ đề thi thử có lỗi, đề thi thật cũng có lỗi? Vấn đề nằm ở chỗ phần đánh số trang cho 3 phần thi IQ, EQ, GMAT bị loạn hết cả lên và chúng tôi phải trộn các câu hỏi từ một đề gốc thành 5 đề khác nhau, sau đó thì phải khớp đáp án. Chúng tôi lại chui vào Thư viện để format chỉnh sửa các thể loại footer, session. Anh Cầu lại ra tay, cử thêm chị GiangNT phòng hành chính giỏi về word sang hỗ trợ. Nhưng vẫn không được, phải nói thêm rằng chị Liên lại đang dùng MacBook, phần mềm word mà chị ý dùng không giống của Window, thêm nữa trên giao diện máy Mac chúng tôi không dùng quen nên cũng loay hoay mãi mà không được. Chị Liên nhờ đến một anh bạn chuyên gia về máy tính đến (tất nhiên là cũng lưu ý phần bảo mật) nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì. Mấy chị em bảo nhau, thôi thì tự đánh số trang thủ công vậy mà vẫn không được. Cuối cùng, thì chắc không thể ai nghĩ ra hơn thế. Chúng tôi lấy giấy trắng in số trang trước, sau đó mới in phần nội dung đề thi. Tất nhiên là phải lưu ý đặt giấy thật cẩn thận và in từng trang một. Không hiểu bên khối Công nghệ thông tin làm đề có vất vả không, như vậy với một đề bao gồm 115 câu IQ, EQ và Gmat chúng tôi phải trộn thành 5 đề, 5 bộ đáp án phải làm đêm hôm lọ mọ hết gân 2 tuần, số thành viên tham gia lên tới gần 10 người, tính cả chị Lan TP vì chị phụ trách ra đề luận.

Xong xuôi được đề thi, anh SơnNĐ lại quay ra “chế” giấy làm bài thi, phải làm sao phần phách vẫn giống của FU mà phần trả lời câu hỏi phải có thêm 10 dòng, mỗi dòng là 4 dấu tròn để sinh viên tô câu trả lời, giống như

giấy thi đại học của Bộ giáo dục. Lại mất thêm một buổi tối nữa, và đến tối hôm sau thì phòng PR giao cho chúng tôi answer sheet được in màu hoàn toàn, đẹp và dày dặn hơn bản mẫu của FU. Vậy là hoàn thành nhiệm vụ nhóm Taskforce làm đề thi, tôi lại quay ra hỗ trợ nhóm làm đề thi MBA. Hóa ra, cùng ngày Chủ nhật hôm đó, cả BBA và MBA đều thi đầu vào. Tôi không có cơ hội được trông thi khóa đầu tiên của BBA, vì đi trông thi MBA, và từ những lần sau, chả hiểu sao lại không có duyên đi trông thi đầu vào BBA.

Tuyển sinh và nhóm taskforce tổ chức thi đầu vào BBA

Ngồi thư viện nhiều lúc cũng nghe được nhiều tin hay. Anh CườngBQ phòng PR hôm đó vào Thư viện mượn tôi mấy cuốn sách HR, OB để bày vào phòng Dean của anh BìnhTG. Tôi lờ mờ đoán ra, mấy hôm sau về nhà xem thời sự thấy chị LanTP lên hẳn chương trình thời sự VTV1, giới thiệu về chương trình đào tạo cử nhân mới của Đại học FPT thấy cả bác Zeynel đang dạy working in group cho sinh viên bên Detech. Lúc đó, tôi mới chỉ lờ mờ hình dung ra, chắc anh BìnhTG làm Chủ nhiệm khoa của HSB mà lại là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT nên hai bên có liên hệ với nhau, chứ chẳng ai ngờ có sự sáp nhập sẽ diễn ra sau đó 3 năm. Tối muộn đi làm về tôi thấy mấy chị sạch đẹp đang gấp tờ rơi của BBA để gửi, ấn tượng không nhiều, lúc đó chỉ ngó xem vì có hình của chị Hồng Nga (trưởng phòng PDP của FU bây giờ) và nhóm sinh viên. Lại nghe đồn phòng Tuyển sinh của anh TuấnLA đang tuyển cộng tác viên để tư vấn trực tuyến cho học sinh, và cả gọi điện nữa. Tôi cũng nghe đồn, BBA cũng phải bỏ ra khối tiền để mua dữ liệu của những thí sinh đạt điểm sàn Đại học nhưng không đỗ trường nào. Cuối năm, tổng kết toàn FU ở Sen – Tây Hồ tôi mới biết, chị HàNT trưởng phòng PR và anh TuấnLA được mời dự và nhận trao thưởng vì đã có thành tích tốt cho đợt tuyển sinh này. Phải nói là đến thời điểm này, chính người FU cũng không biết BBA là “bọn nào”, tôi được nghe chính câu nói này của một nhân viên phòng PR FU tình cờ tôi được ngồi chung taxi khi đi từ nhà hàng về Detech.

Nhóm taskforce tổ chức kỳ thi BBA đã có gần 2 đêm không ngủ, tôi không trực tiếp tham gia nhưng vẫn cảm nhận được. Đội photo sao đề thi

phải thuê cửa hàng photo mang trực tiếp máy photo vào phòng Arena ở tầng 1 để trực tiếp làm. Kết quả là sau 2 đêm, một đống thùng tôn có khóa được chất trong Thư viện của tôi, vẫn còn lăn lóc mấy ổ khóa không dùng đến. Bút chì dùng cho thí sinh thì được gọt hàng loạt. Sau này, sang FU làm việc và được chồng tôi kể (chồng tôi làm phòng tuyển sinh) thì bên phòng Hành chính FU phụ trách việc in sao đề này, và khá là ổn, không vất vả và tốn người lắm như cái lần đầu của BBA. Còn việc có lỗi chắc chắn là vẫn xảy ra rồi, vì con người mà, hình như là đã có lần đóng nhầm thùng đề BBA với SE. Ngày tổ chức thi đầu vào BBA, tôi đi trông thi MBA bên Khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, còn cả HSB thì sang Detech trông thi, người làm giám thị 1, giám thị 2, người làm điểm trưởng, người làm thư ký. Đến trưa về, thấy mấy anh chị nhắn tin rủ ra quán gì đó, hình như là sếp Thắng tổ chức cho anh em đi thư giãn, đi mát xa chân. Chắc là mọi người đã có một Chủ nhật vất vả.

Chấm thi BBA – lần duy nhất trong đời

Như đã nói ở trên, vì đề thi 115 câu nên phải chấm bằng tay hết. Thế là lại có nhóm taskforce chấm bài thi. Chúng tôi lại chui vào một phòng hơn 10 người bên C6-Mỹ Đình để chấm. 115 câu nhân với 300 bài thuộc 5 mã đề phải dùng mắt để kiểm tra từng chấm tròn một. TrungHQ sắm một bộ dùi đục để đục lỗ cho 5 bộ đáp án. Sau đó chúng tôi đặt tờ bài làm của thí sinh bên dưới nếu trùng khít với lỗ thủng là đáp án đúng. Cứ một bài làm thì sẽ có 2 người kiểm tra. Mất một buổi sáng căng cả mắt để chấm, cuối cùng cũng xong, thỉnh thoảng phát hiện được lỗi, còn có lỗi nào nữa không thì chúng tôi cũng không thể biết. Chỉ biết là công cuộc làm điểm cũng rất là chuyên nghiệp, ký nhận, ký bàn giao, ký biên bản kiểm tra chéo.

Vạn sự khởi đầu nan, tháng 9 kết thúc bằng một chuyến Kick-off ra biển lớn. Chúng tôi lại chuẩn bị tinh thần đi Quan Lạn, với chủ đề I dream – I can – I win.

Hồi 2:

Viện Quản trị Kinh doanh (IBA)

Chủ đề chính của chuyến đi Quan Lạn này vẫn là BBA. Trước khi đi, đoàn thanh niên được giao nhiệm vụ làm Ban tổ chức (bình thường những

dịp đi kick off trước thì HSB sẽ thuê bên Vietsea tổ chức event). Đoàn thanh niên lại chia nhỏ thành các nhóm, nhóm chuẩn bị game, nhóm chuẩn bị đồng phục cho 2 đôi xanh và vàng, nhóm lên kịch bản, MC… Anh ThắngNV gọi tôi vào phòng riêng (hồi hộp ra phết vì lần đầu tiên được sếp gọi vào, không biết có phải vì vụ tôi đang đòi sách cho thư viện hay không). Tôi được đặt hàng để phát biểu về chủ đề I dream. Không biết là sẽ mơ mộng những gì cho Thư viện sau này đây, tôi dạo lướt mạng để tham khảo Thư viện các trường Đại học trên thế giới. Lúc này tôi hình dung, sau này mình sẽ làm việc trong một thư viện thật là hoành tráng, tầm cỡ thư viện đại học Havard của Mỹ chẳng hạn. Không biết bây giờ Hòa Lạc có to và hoành tráng như trong “mơ” của tôi lúc đó không?

Tham dự chuyến đi lần này có anh DuyênLD (nhân vật ở Sài Gòn được nhắc tới trong Hồi 1). Anh được đưa đi giới thiệu các phòng trong HSB, cuối cùng là Thư viện. Anh có hỏi tôi, Thư viện có cuốn sách nào về Marketing trong giáo dục không, từ đó đến bây giờ, tôi không làm Thư viện nữa nhưng có để ý thì đúng là, chưa có cuốn sách nào nói cụ thể về Marketing in Education cả. DuyênLD cũng tham gia đóng góp ý kiến trong lần đi Quan Lạn này, anh lấy ví dụ về các đối thủ của FU trong Sài Gòn, và mô hình của các trường trên thế giới. Vậy là, đến lúc này, FU đang hiện dần ra trong mắt người HSB.

Ngày 15/10/2009, tôi được tham gia chuyến tổng kết của các QM (tức là các QA Man của các phòng ban trong HSB) tại Sapa. Chủ đề của lần này là Go Mass, Mega Study, các nhóm được giao đề tài về Mô hình trường Đào tạo với hơn 100.000 sinh viên. IT nghiên cứu về ERP, Thư viện nghiên cứu về Elearning, Distance Learning… Lúc đó tôi cũng chưa hiểu gì lắm, chỉ biết được giao đề tài thì nghiên cứu thôi. Một ngày làm việc căng thẳng trong phòng họp của Khách sạn Công Đoàn, buổi tối chúng tôi đi ăn cơm, các anh chị tranh thủ vào quán internet check mail (lúc này chưa có 3G thì phải). Mọi người kháo nhau đã lên mail chúc mừng anh ThắngNV được làm Viện trưởng. Lại cũng không hiểu gì, tạm thời để đó, mai về Hà Nội tôi sẽ kiểm tra hòm mail xem sao. Đó là Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Thắng làm Viện trưởng Viện Kinh Doanh (IBA), Đại học FPT. Vậy là đã rõ IBA nghĩa là Insitution of Business Administration, và nó thuộc Đại học FPT; BBA là chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh.

Đọc báo HSB People, mới biết việc anh CườngBQ phòng PR và ĐứcPM phòng Tuyển sinh lên Xuân Hòa cùng sinh viên nên không đi Sapa được. Lúc này lại lờ mờ hiểu, sinh viên đã nhập học, đã đi tập quân sự, bao giờ thì mình sẽ đào tạo chuyên ngành nhỉ?

Đang lướt facebook trong Thư viện để hái trộm rau của các vườn thì chị Liên bước vào phòng, chị mượn điện thoại bàn của tôi trao đổi với ai đó về việc chọn sách IELTS. Lại suy ra được một chuyện, nhóm phát triển chương trình BBA gồm có chị LiênNB, anh Trần Đoàn Kim, và chị Vũ Mỹ Chinh. Sau này khung chương trình được chuyển về cho phòng R&D và sau đó là sếp tôi – chị LamĐTT.

Vài tuần sau tôi lại có cơ hội sang FU lấy tài nguyên môn học. Lần này tôi hùng dũng bước vào Detech hỏi chị Hải Sơn phòng Hành chính (mấy hôm trước trên email tôi còn tưởng là anh Sơn) thì bị anh Sơn bảo vệ hỏi là cháu đi đâu đấy. Tôi được chị Hải Sơn giao cho 1 chiếc đĩa có chứa tài liệu môn Working in Groups. Đấy là lần đầu tiên tôi gặp chị Sơn, và nhiều lần sau này nữa tôi được làm việc cùng với chị liên quan đến công việc đặt sách cho sinh viên BBA.

Hồi 3: Biệt phái FU

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào trung tuần tháng 12 tôi và chị HàNH được gọi vào phòng Dean để gặp anh CầuTN. Sau khi nghe phân tích về các phẩm chất và năng lực của hai chị em, chúng tôi nhận lệnh sẽ sang FU ngồi làm việc một thời gian. Vậy là, đúng như mình dự kiến cứ 4-6 tháng lại chuyển chỗ làm một lần.

Trước khi đi chúng tôi được chị LamĐTT gửi cho JD (bản mô tả công việc) với vài gạch đầu dòng liên quan đến quản lý sinh viên, giảng viên, làm lịch và một khung chương trình cực kỳ khó hiểu nào là Kỳ Jan, kỳ May và Sept (sau này tôi mới hiểu đó là các tháng bắt đầu của kỳ Spring, Summer và Fall), nào là Topnotch, nào là Submit (mọi người hay nghe nhầm thành Summit, đúng ra là Summit – tên bộ sách tiếng Anh dành cho sinh viên học dự bị tiếng Anh). Chị Lam cũng dẫn tôi sang gặp anh Nguyễn Thanh Nam phòng Đào tạo để trao đổi trước một số vấn đề. Đây là lần đầu tiên tôi được

gặp anh “Nam excel”, tôi mới được biết anh vì có lần anh ThắngNV giới thiệu để anh SơnNĐ (giáo vụ chương trình MBA) sang học hỏi về việc làm bảng điểm cá nhân cho học viên). Tôi lại được làm quen với một loạt những khái niệm mới gọi là slot, block, quy trình biểu mẫu HDDV, BM-FU, thôi thì cứ loạn cả lên.

Ngày 16/12 tôi chính thức sang FU làm việc, sau khi đã mạnh tay đầu tư hẳn một chiếc laptop hơn 12 triệu, đúng bằng mấy tháng lương tôi tích góp được trong thời gian làm thư viện. Đây là khó khăn đầu tiên khi sang làm việc ở FU, vấn đề công cụ làm việc, không có PC nên phải tự sắm, lại đúng vào đợt HSB hết hợp đồng với HP nên tôi không được sử dụng chính sách phụ cấp công nghệ. Tôi và chị Hà được sắp xếp ngồi ở Phòng Đào tạo, được chị XoaTT nhân sự đưa đi giới thiệu khắp các phòng ban ở Detech. Cảm nhận về FU ngày đầu tiên đó là phòng làm việc hơi chật chội, bàn làm việc của khu vực Back Office hơi nhỏ, mỗi bàn làm việc trông như lô cốt. Ngoài ra, thì mọi thứ đều chuyên nghiệp và bài bản. Từ package gửi cho nhân viên mới đến quy trình truy cập wifi, đăng ký địa chỉ MAC… Chốt lại, ngày 16/12/2009, tôi chính thức ra mắt FU, lần đầu tiên gặp một số anh chị mà tôi cực kỳ ấn tượng và sau này có duyên để làm việc hoặc giao lưu như các chị em phòng Đào tạo (chị Hiếu LT, Trang TTT, Duyên ĐT, HạnhĐTB), anh Dũng NV, anh TrungNQ phòng IT (sau này cũng đi Malaysia kiến học với tôi, giờ là trưởng phòng IT –FSB) và đặc biệt là anh xã tương lai làm việc ở phòng Tuyển sinh.

Trong 2 tuần cuối năm 2009 tôi bắt đầu tìm hiểu các tài liệu ISO của FU, chị Hà hướng dẫn tôi lập các checklist công việc theo timeline rồi gửi cho chị Lam. Tài liệu cũng không nhiều và tôi đã có được một checklist gồm 10 đầu công việc chính từ lúc sinh viên nhập học cho đến tổ chức lớp, quản lý điểm, quản lý giảng dạy và xử lý các học vụ. Thời gian đầu tôi nghĩ chỉ cần làm qua tất cả các việc đó thì sẽ dễ hiểu hơn. Nhưng không hẳn thế, đi kèm với quy trình được mô tả trên tài liệu phòng Quản lý đào tạo của FU đang xử dụng một hệ thống phần mềm quản lý được nâng cấp từng ngày và hàng loạt các file excel thống kê, phân tích dữ liệu với những hàm đơn giản nhưng lại kết hợp và lồng ghép với nhau một cách vô cùng phức tạp. Riêng công việc quản lý và giải quyết các đơn từ học vụ của sinh viên đã cần phải đến 2 người ngồi trực tại Front Office. Tôi thật sự không hiểu sẽ phải tìm dữ liệu mình cần đang nằm ở đâu bởi tình trạng học tập (dự bị, chính thức, học đi,

học lại, bảo lưu, chuyển cơ sở, chuyển ngành) của sinh viên là một tổ hợp hay chỉnh hợp chập của rất nhiều số. Mục tiêu của tôi bây giờ rõ ràng hơn rất nhiều, đó là học tất cả việc của 7 anh chị đang làm việc trong phòng và đảm bảo sao cho mọi chính sách, quy định và các hoạt động của sinh viên BA sẽ giống như của sinh viên Kỹ nghệ phần mềm (SE). Nói tóm lại là tất cả sẽ giống nhau, và giống hệt FU.

Hồi 4: Hòa nhập

Những khó khăn trong công việc vì người thì ngồi ở đây nhưng từ Văn phòng phẩm, email, sếp đều là của HSB. Tôi đã cố gắng để trao đổi công việc với mọi người nhiều hơn, coi anh NamNT như trưởng phòng của mình, các công việc của phòng tôi đều tham gia, nhưng vẫn có cái khó. Có những lúc chị LamĐT đề xuất với anh ThắngNV cho chúng tôi có văn phòng riêng. Lúc này người BBA ngồi làm việc ở FU có tôi, chị NgọcNT – Phó phòng Công tác sinh viên) và em HồngNT phòng Tuyển sinh, chị QuỳnhPV phòng Kế toán, chị HàNH đã rút về HSB, bổ sung thêm chị HươngĐT phụ trách mảng giảng viên, sau này có thêm TrungHQ kế toán sang nữa. Hai nền văn hóa khác nhau mặc dù có chung cha đẻ là anh Trương Gia Bình, nhưng cảm nhận như HSB là đứa con ngoài giá thú. HSB được anh Bình truyền cho làn gió STCO, phong cách FPT nhưng lại nằm trong ốc đảo Đại học Quốc Gia. Người FU có vẻ như chỉ cần làm tròn vai của mình (đấy là lúc đó tôi nghĩ thế), hết giờ làm là đứng dậy đi về. Sau này, tôi phát hiện ra sự khác biệt nằm

  • chỗ phân công công việc. Người BBA thường kiêm nhiệm, cùng tham gia nhiều khâu khác nhau nên có cách quản trị công việc khác với nhân viên FU, họ được giao khoán gọn một khâu, và chỉ biết đến khâu đó. Thế nên, sự khác biệt rất lớn giữa FU và HSB lúc đó chính là tư duy về quy trình. Nếu nhìn kỹ vào tài liệu Mô tả quy trình công việc sẽ thấy cùng là một đầu việc FU sẽ có 5 cho đến 6 tài liệu nhỏ khác nhau. Nhưng BBA thì ngược lại, với mỗi quy trình đó thì chỉ có 1 bộ tài liệu và được coi là cẩm nang, hướng dẫn công việc, người dùng chỉ việc lấy nó ra đọc là hiểu mình sẽ phải làm gì, và nhiệm vụ của những bộ phận còn lại ra sao. Sự khác biệt nằm ở khâu lãnh đạo chứ không phải là các level bên dưới. Có đôi lần tôi được tham gia họp với các “sếp của FU”, nói chung là họ họp nhanh hơn chúng tôi, chốt

các vấn đề có thể chốt nhanh hơn BBA, rõ ràng từng bước, nhưng cũng có những vấn đề phải bàn đi bàn lại, một năm có đến mấy lần ban hành sửa đổi quy trình. Quy trình của BBA “thoáng hơn, mềm dẻo hơn” nên lại ít biến động hơn.

Quay trở lại với vấn đề triển khai đào tạo, BBA sẽ làm giống hệt FU – đó là chỉ đạo của anh ThắngNV. Chúng tôi có đôi lần cảm thấy “khó”, nhưng với sự quyết liệt của anh ThắngNV, chúng tôi đã nhận ra, mình phải học cách hòa nhập trước, và sau này chúng tôi nhìn lại thấy mình trưởng thành lên rất nhiều từ những tháng “ngồi nhờ” ở FU. Chúng tôi được cấp email fpt, được nhận mail chung của toàn FU, tham gia “tiệc sinh nhật hàng tháng”, cùng hỗ trợ Thư viện dán gáy sách, phát sách, tham gia hỗ trợ trông thi, và cả đi nghỉ mát cùng FU. Dần dà, chúng tôi trở thành người của phòng Đào tạo, có hai sếp Nam và Lam, cũng thật tình cờ hai anh chị có cùng ngày sinh nhật. Mỗi năm đến, không quên sinh nhật sếp nữ, tôi cũng sẽ gửi tin nhắn để chúc mừng sinh nhật sếp nam.

Về quy mô tổ chức, suốt trong tháng 6 và 7 năm 2010, HSB tổ chức giải thể thao và Gala văn nghệ chào mừng sinh nhật lần thứ 15. Lần đầu tiên trong lịch sử HSB có mời thêm đội khách đó là tập thể cán bộ FU, sinh viên FU ngoài ra nhóm sinh viên BBA cũng được thành lập một đội để tham gia giải. Vậy là cả sinh viên và cán bộ đã dần biết đến IBA.

Hồi 5 – Học hỏi

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Tháng 3, năm 2010, đoàn chúng tôi gồm tất cả các thành viên của HSB đến với Thái Bình vào một ngày đầy nắng và gió. Không phải vị mặn mà của nước khoáng Tiền Hải, vị ngọt thơm của bánh Cáy làng Nguyễn hay thứ ổi nổi tiếng đã cuốn hút chúng tôi mà chính là những con người hiếu khách, tình cảm nồng ấm, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ của các thầy cô và cán bộ làm việc tại chi nhánh phía Bắc – Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh (HUI).

Buổi giao lưu giữa HUI và HSB/IBA được thầy giáo Trưởng Cơ Sở gọi là buổi “nghị sự” nhưng thật sự là một cuộc nói chuyện hết sức cởi mở và chân tình. Qua đó phía nhà trường cũng như HSB đều cảm thấy có sự gần

gũi và tương đồng giữa hai bên, tạo nên không khí nói chuyện thân tình cùng nhau chia sẻ, cùng nhau trao đổi nhằm phát triển hoạt động của mỗi trường nói riêng và sự phát triển của giáo dục Việt Nam nói chung. Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Công Thương và có 6 chi nhánh tại Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An và Thái Bình. Ở mỗi cơ sở lại có Viện, Khoa,Trung Tâm. Cơ chế hoạt động của cơ sở phía bắc hoạt động khá độc lập gần giống với cơ chế của Khoa Quản trị Kinh doanh hoạt động trong Đại Học Quốc gia Hà Nội.

Mô hình mà Đại học Công Nghiệp TP. HCM đã và đang hướng tới cũng chính là hướng phát triển của IBA trong hiện tại và tương lai – đó là một Mega University cung cấp dịch vụ đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học cho hàng chục và hàng trăm nghìn sinh viên. Tham quan khuôn viên Nhà trường với diện tích hơn 5ha khiến con người HSB-IBA dường như dễ mường tượng hơn về thế nào là một Mega University. Nhưng có lẽ điều ấn tượng với tôi nhất lại chính là câu trả lời của thầy hiệu trưởng với Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân, trường chúng tôi làm được như vậy là do “Chúng tôi xé rào”, và ‘xé rào 30%”. Thông qua lời kể của thầy Đạt, Trưởng cơ sở chi nhánh phía Bắc – tôi đã mường tượng được vì sao trong vòng vài năm mà trường lại có thể phát triển như vậy. Liệu có phải là “tầm nhìn lãnh đạo”, hay chính tư duy đột phá của ban lãnh đạo nhà trường đã giúp HUI có những cơ sở giáo dục và đào tạo quy mô như ngày hôm nay.

Triển khai thực tế

Từ việc làm quen với quy trình mới, Đào tạo BBA bắt đầu làm quen với việc sử dụng phần mềm trong quản lý sinh viên. Mới đầu, phầm mềm Internal Academic Portal chỉ hiển thị được việc điểm danh nên mọi thứ đều làm trên excel, sau gần 3 năm, đến nay FU đã phát triển thêm 2 phần mềm mới ưu việt hơn. Chúng tôi vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm qua từng môn, từng học kỳ và mọi thứ đi dần vào quỹ đạo, cho đến giờ BBA là bản sao của FSE thời điểm 8/2010 được tôi, chị HươngĐT và HảiNT (cán bộ phụ trách mảng tiếng Trung), dưới sự dẫn dắt của chị LamĐTT mang về triển khai tại FSB ngày nay.

  • thời điểm tôi bắt tay quản lý điểm thì hệ thống AP chưa có dữ liệu gì nhiều ngoài số liệu điểm danh của sinh viên và giảng viên nên điểm vẫn

được làm trực tiếp trên file excel và do phòng Quản lý đào tạo phụ trách. Khi lớp học được 2/3 môn học chúng tôi sẽ có nhiệm vụ lên lớp lấy feedback của sinh viên. Phòng có 8 người chia đều số lớp thì mỗi chị em sẽ có hơn 10 lớp để lấy. Đến giờ của lớp đó chúng tôi nhẹ nhàng bước vào lớp “vỗ về” các em đăng nhập vào máy tính để làm hoặc sẽ làm trực tiếp trên giấy. Dễ hiểu là sinh viên thích làm trực tiếp trên giấy. Thế là chúng tôi thu bản giấy về rồi nhập vào AP rồi từ AP thống kê trên excel. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì mỗi lần phân công người lấy feedback, thống kê số lớp cần lấy feedback thì cũng mất gần 1 ngày để mở hệ thống cho sinh viên nhìn thấy. Các chị em phòng Đào tạo bảo nhau như vậy vẫn là tốt lắm rồi bởi trước đây khi chưa có AP thì tất cả phải làm trên giấy và vất vả nhất là việc điểm danh. 10 phút đầu của tiết học các chị em phải cầm giấy vào các lớp yêu cầu giảng viên điểm danh rồi lại về thống kê trên excel. Nếu số lượng lớp ít thì không nói nhưng cách đây 1-2 năm mỗi ngày trường cũng đã có hai chục lớp diễn ra nhân với 6 slot/ngày thì số bản điểm danh cũng hơn 100 bản/ngày. Một con số không hề nhỏ. Tôi thấy mình thật may mắn khi được hưởng thành quả của công nghệ tiên tiến. Một block gồm 3 tuần vừa học vừa thi. Ngoài việc chuẩn bị danh sách sinh viên mượn sách Thư viện tôi còn có nhiệm vụ hỗ trợ các giảng viên làm quen với hệ thống giảng dạy tại FU. Từ việc điểm danh, gửi điểm đúng thời hạn cho đến làm đề thi, test đề thi và chấm bài và đặc biệt là lưu tài liệu giảng dạy của giảng viên.

Hồi 6 – Ra ở riêng

Chuyển về Việt Úc

Chúng tôi chính thức nhận quyết định triển khai đào tạo BBA tại IBA vào ngày 9/8 sau cuộc họp giao ban thứ 2 đầu tuần của Ban lãnh đạo HSB/ IBA. Nhưng trước đấy một tháng chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần và chuẩn bị liệt kê tất cả các yêu cầu cần thiết để triển khai đào tạo BBA tại cơ sở mới. Tôi chợt nhận ra khi nhìn vào checklist mà tôi và chị cùng liệt kê.

Từ trước đến nay chúng tôi đã làm việc với tất cả các phòng ban chức năng của FU từ Thư viện, các tổ bộ môn cho đến Hành chính, Tuyển sinh, Công tác sinh viên, Khảo thí, Kế toán và đặc biệt là bộ phận IT. Và quả

đúng như vậy, từ trung tuần tháng 8, Đào tạo BBA liên tiếp có cuộc họp với các phòng Ban liên quan để chuẩn bị cho sự kiện 6/9 – sinh viên BBA về học tại Cơ sở Việt-Úc. Họp về cơ sở vật chất, hệ thống IT, họp phối hợp triển khai với phòng Công tác sinh viên. Chúng tôi vừa chạy các việc cần thiết chuẩn bị cho đầu kỳ sao cho khớp với lịch trình của bên FU vừa tham gia nhóm taskforce để kịp thời hoàn chuyển chỗ ngồi, chuyển tất cả hệ thống mạng, phần mềm cũng như các phương tiện, cơ sở vật chất hỗ trợ học tập sao cho sinh viên không thấy có sự khác biệt giữa FU và IBA. Phải kể trước đó, ngoài “sếp” tôi thỉnh thoảng trực tiếp sang FU ngồi để quan sát hoạt động đào tạo của FU thì các anh chị em ở các phòng ban khác của IBA cũng thường xuyên được cử sang FU nghiên cứu, khảo sát hệ thống và học tập kinh nghiệm làm việc. Từ Khảo thí có anh SơnND, LịchNT, bộ phận IT là anh ThànhTT, Thư viện có chị ThảoPH, cho đến cơ sở vật chất có anh SơnCD, hay cả đến hai anh bảo vệ cũng sang FU – “On the job training”. Sự kết hợp giữa việc ngồi làm việc trực tiếp và hình thức OJT đã giúp người IBA nhanh chóng hiểu và hòa nhập với quy trình làm việc của FU. Chúng tôi lên phương án chuyển phần mềm nội bộ từ Detech về tòa nhà C, thuê thêm mặt bằng tầng 3 để làm Thư viện. Khu vực lễ tân ở tầng 1 biến thành khu vực Front Office. Tôi vẫn còn nhớ kỷ niệm hôm đó đang trực ở Front Office thì một phái đoàn FU sang thăm nhà mới của các em sinh viên, trong một đống mẫu đơn mà tôi đặt ở trước quầy thì anh PhongNK lại cầm đúng tờ Đơn xin thôi học, anh bảo tôi “đang giai đoạn nhập học sao lại bầy toàn đơn thôi học thế này?”.

Chúng tôi lên phương án làm Orientation và đón sinh viên về nhà mới như sau. Phòng công tác sinh viên chuẩn bị một đêm tiệc vào buổi tối với chủ đề Let’s party. Ban ngày, phòng Đào tạo sẽ chủ trì buổi hướng dẫn, Orientation cho sinh viên. Tôi chợt nhớ đến ngày đầu tiên đến nhập học ở Đại học Ngoại Ngữ, các anh chị khóa trên đã có ý tưởng làm một tờ rơi gấp làm 3 để giới thiệu về chương trình học, nội quy, quy định, các lưu ý khi học ở Đại học. Nhân ý tưởng đó tôi đã thiết kế 1 flyer gồm 6 mặt chứa thông tin của các phòng ban, nào là hotline, cách truy cập vào hệ thống mạng, thời gian làm việc của Thư viện, nội quy tại campus Mỹ Đình, đặc biệt là tôi đã giới thiệu được cả 4 thành viên của phòng tôi và một số anh chị đại diện ở các phòng khác. Giờ nghỉ trưa từ 12h-12h30 chúng tôi tranh thủ làm Orientaiton cho cả 2 nhóm sinh viên học ca sáng và ca chiều. Sau này cũng

vậy, phòng tôi luôn tận dụng khoảng thời gian này lên gặp sinh viên trao đổi sau và trước giờ học để đảm bảo tất cả các sinh viên đều có mặt đầy đủ.

Ngày 7/9, trước khi chính thức đón sinh viên về, chúng tôi đã cho các em thử đến trường để truy cập hệ thống wifi, làm quen với cơ sở vật chất mới, gửi bản đồ hướng dẫn các em cách đi lại… Thứ hai, ngày 6/9/2010, sinh viên BBA chính thức về nhà của mình bao gồm toàn bộ 6 lớp chuyên ngành 5A, 5B, 5C và 4 lớp tiếng Anh dự bị. Mỗi bạn sinh viên được nhận một tủ đựng đồ cá nhân riêng ở trường, được phát vé gửi xe miễn phí và trải nghiệm học tập trong phòng hội trường lớn nơi mà chỉ có các “lãnh đạo của các công ty” mời được sử dụng. Sự khác biệt này của IBA ở thời điểm đó đã gây ấn tượng và xuất hiện liên tiếp trong các mục của báo Cóc đọc thời điểm bấy giờ.

Những ngày tháng 9 trôi qua nhanh, chúng tôi lại bị cuốn vào với sự kiện

Chào khóa 6 với số lượng hơn 600. Ngày sinh viên nhập học tại Detech thì

IBA mới chỉ có 4 phòng học lớn ở tầng 1 tòa nhà Việt Úc, khu Mỹ Đình

  1. Chúng tôi vẫn chưa rõ sắp tới sinh viên sẽ học ở đâu, ra sao vì đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi phục vụ cho lượng đông khách hàng đến vậy. Giữa tháng 9 tôi miệt mài hỗ trợ sếp làm slide thuyết trình giới thiệu về Khung chương trình và phương pháp học tập của khối ngành Quản trị Kinh doanh và Tài chính Ngân hàng trong buổi khai giảng. Dựa trên bản tham khảo anh LongNT, trưởng Ban đào tạo FU, tôi phát triển thành phần giới thiệu về 2 ngành nói trên. Những hình ảnh nổi bật, clip hoạt động của sinh viên 5A trong môn Làm việc nhóm được giới thiệu cho tân sinh viên. Cuối tháng 9, sinh viên đi tập Quân sự tại Xuân Hòa, chúng tôi, người IBA ở dưới này lên phương án chào đón các em về nhà.

Lại chuyển nhà

Nhận được lệnh, phòng Đào tạo lại lên phương án dự trù lượng lớp, phòng, giảng viên. Ban đầu anh ThắngNV dự kiến sẽ thuê nốt diện tích còn lại của tầng 3, sau khi đã hoàn thiện xong Thư viện. Tuy nhiên, bài toán sắp xếp ca học rồi nhu cầu về nhiều mặt của sinh viên phát sinh đến mức chúng tôi phải thuê cả 5 tầng của tòa nhà F từ tầng 3 cho đến tầng 7. Với thời hạn là 1/1, chúng tôi có hơn 20 ngày để lại dọn nhà tiếp. Bài toán chi phí, chia bao nhiêu phòng, khu Canteen, hội trường cần diện tích bao nhiêu gây ra tranh

cãi giữa anh CầuTN (phụ trách Office) và anh Thắng. Anh Cầu tiên quyết không làm hết phòng trên diện tích thuê để dành cho hành lang, lối thoát hiểm cho sinh viên trong trường hợp hỏa hoạn. Còn anh ThắngNV lại muốn chia lại, để thêm số phòng lên. Tôi chỉ nhớ là thỉnh thoảng mình lại được gọi vào phòng họp, rồi sau đó cũng không biết anh Thắng dùng cách gì để thuyết phục anh Cầu hay là dùng quyền quyết cao nhất của mình nữa. Còn 2 ngày nữa là sinh viên về đến Hà Nội, anh Thắng yêu cầu chúng tôi sang cơ sở mới để tham quan, lúc này, anh lại yêu cầu thay đổi thiết kế, thật là khổ cho cán bộ Cơ sở vật chất – SơnCĐ.

Phải nói thật rằng, phòng Hành chính xứng đáng được ghi nhận về thành tích trong năm 2010, với 2 lần thi công cơ sở mới chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng với diện tích mặt sàn lên đến hàng trăm mét vuông. Cùng đồng hành với phòng Hành chính là bộ phận IT. Cặp bài trùng này đi đâu cũng có nhau,

  • đâu có phòng mới là IT lại set up hệ thống mạng, server, máy tính, máy chiếu. Vừa mới cho sinh viên khóa 5 ổn định tại cơ sở 1, phòng IT lại chuẩn bị cho cơ sở 2. Có một kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên với phòng IT, Khảo thí và Đào tạo và Giảng viên tiếng Anh. Theo quy trình thì trước khi sinh viên vào học các phòng ban phải training sinh viên về cách truy cập wifi, xem thông tin trên phần mềm quản lý đào tạo, cách vào phần mềm thi online, cách học tiếng Anh giai đoạn chuẩn bị ra sao. Nhưng lúc đó, cơ sở vật chất vẫn chưa xong, chúng tôi đành phải thuê Nhà thi đấu thể thao của khu Việt Úc để sử dụng. Máy tính máy chiếu được cài đặt sẵn trong một sân thể thao rộng lớn đón chờ các em tân sinh viên. Các bạn phòng Công tác sinh viên làm nhiệm vụ trên Xuân Hòa đã phát sơ đồ, lịch hướng dẫn cho các em đường đến chỗ chúng tôi đang chờ. Điều chúng tôi không thể ngờ được là phòng quá rộng, sinh viên được chia thành 3 ca nên phần giới thiệu của chúng tôi trở nên loãng, cộng thêm màn chiếu ở xa sinh viên không xem được, hướng dẫn hoàn toàn chay vì không có mạng, sinh viên không mang máy tính theo. Ca đầu coi như là thất bại, chúng tôi rút kinh nghiệm lần 2 yêu cầu sinh viên xếp hàng và ngồi sát khu vực sân khấu. Lần này bộ phận IT và Khảo thí đã thống nhất, để sang tuần sẽ lên từng lớp để hướng dẫn cho sinh viên, thay vì nói vo, và chỉ có cô giáo NgaNTT đứng hướng dẫn, nhắc nhở các em vấn đề của Đào tạo chúng tôi, đó là “Hàng ngày các em phải truy cập vào hệ thống ít nhất một lần để xem phần điểm danh của mình, tránh trường hợp cô giáo điểm danh nhầm. Hai là, các em phải chịu

khó làm các bài tập về nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp và làm quen với tần suất làm bài kiểm tra thường xuyên ở Đại học FPT”. Ca thứ 3 diễn ra suôn sẻ, vậy là phòng IT và Khảo thí sẽ phải đi đến 20 lớp để hướng dẫn cho sinh viên vào trưa ngày thứ 2 tới.

Trước ngày 1/11 sinh viên 5A vẫn học ở IBA01. Các em chỉ nhận được thông báo chuyển sang tòa nhà F cùng với khóa 6 trong tuần cuối tháng 10. Thứ 6, 30/10/2013 – còn 2 ngày nữa là sinh viên vào học, Trưởng ban Office đi kiểm tra tình hình. Công trường vẫn ngổn ngang, bụi bặm, cầu thang từ tầng 1 cho đến tầng 3 không có vẻ gì là khuôn viên của một trường học cả. Phía bên kia, phòng Đào tạo và Khảo thí vẫn lo chạy lớp block 1, phòng Công tác sinh viên thì tổ chức Cóc thèm chơi,… Chỉ trong ngày thứ 7 phòng đã liên tiếp tổ chức training cho giảng viên vào buổi sáng, Orientation cho sinh viên vào buổi chiều, tranh thủ giữa các “talkshow” là dọn đồ đạc, tài liệu sang văn phòng mới. Lần chuyển địa điểm này thực sự còn gấp rút hơn rất nhiều so với đợt chuyển từ Detech sang đầu tháng 9. Nhìn cảnh chiến trường đó, anh Cầu chỉ đạo quyết liệu phòng Hành chính và IT phải đi làm cả Chủ nhật để cho kịp tiến độ. Và có lẽ chỉ những ai trực tiếp đi làm cả ngày Chủ nhật 31/10 hôm đó mới cảm nhận được sự hối hả gấp rút như chuẩn bị khánh thành nhà mới. Phòng Hành chính huy động toàn bộ lực lượng ICT cho đến tướng lĩnh lau dọn, bày trí khắp các tầng. Đội thi công vẫn còn đang lo hoàn thiện phòng cho các cán bộ, từng chi tiết một từ logo trên cửa kính, các counter, các tủ đồ. Đội IT vừa lo set up sever vừa lo lắp máy tính, máy in cho cán bộ và giảng viên. Đến 5h chiều mà mọi người vẫn hăng say làm việc cứ như thể hôm nay các đức ông chồng hay người yêu đều thương vợ ở nhà nấu cơm, cứ như thể hôm nay các thiên thần bé nhỏ đều ngoan ngoãn ở nhà với bố để mẹ đi làm, cứ như thể hôm nay là thứ 2 đầu tuần và không có ai đang đợi ai ở quán café hay chốn hẹn hò nào cả…

Chào Khóa 6

1/11/2010, trở thành cái mốc trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lớn với không chỉ cán bộ IBA và sinh viên K5, K6 BBA và BFB (sinh viên ngành tài chính ngân hàng nữa). Ngày hôm đó các giảng viên tiếng Anh của FSE cũng lần đầu tiên sang dạy tại IBA với số lượng lớn như vậy. 20 lớp tiếng

Anh cùng với 6 lớp chuyên ngành tổng cộng có đến 10-13 giảng viên mới bao gồm cả giảng viên fulltime và parttime. Phòng Đào tạo đã chu đáo chuẩn bị các counter cho khối giảng viên, có hướng dẫn cách truy cập wifi, lấy tài nguyên, cách đặt photo tài liệu… Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi thiếu sót trong ngày đầu này vì số lượng lớp quá nhiều, hệ thống mạng mới đưa vào hoạt động chưa ổn định, hệ thống AP mới chuyển từ Detech về chưa được hoàn thiện. Phòng Đào tạo chỉ có 2 người có thể hướng dẫn giảng viên nên không thể xoay kịp với hơn 10 lớp. Những thiếu xót này đã được hoàn thiện ngay trong ngày hôm sau, hàng ngày đều có IT support trực ở tầng 6 để hỗ trợ giảng viên và sinh viên. Chúng tôi cảm thấy thở phào nhẹ nhõm với những bước đi tự lập đầu tiên này.

Ngẫm lại mới thấy, IBA lúc này đã lớn lên rất nhiều, không còn những cái “nhỏ – xinh” như ở HSB-Xuân Thủy nữa. Giờ đây chúng tôi đã có 2 tòa nhà IBA01, IBA02. Số lượng cán bộ tăng lên nhanh chóng ở phòng hành chính, nhân sự, khảo thí, công tác sinh viên đặc biệt là khối giảng viên. Mới ngày nào chỉ có thầy HảiHD, thầy Zeynel, cô Liên, cô Chi Mai, đến nay chúng tôi đã có các tổ bộ môn của Thầy Thắng NQ (Eco), cô Hương TTT (Accounting), cô Loan NTP (Chinese), cô Chi tổ Marketing, cô Hà PL thầy Dũng tổ Finance & Banking…Tiếp đó, IBA vươn tới Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tập làm quen dần với việc họp Video Conference với đầu cầu miền Trung, miền Nam. Hà Nội bỗng trở thành HO, phòng Đào tạo Hà Nội không chỉ quản lý sinh viên tại Mỹ Đình nữa mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn các cán bộ mới tại 2 cơ sở còn lại.

T4rong bài trả lời phỏng vấn của mình, Trưởng Ban Đào BBA, chị LamĐT có kể lại cảm xúc lúc đó như sau: Anh ThắngNV có hỏi chúng tôi là: “ Các em thấy tự tin bao nhiêu phần trăm khi đưa khóa 5 về IBA01?”, không ngần ngại chúng tôi trả lời anh rằng: “Chúng tôi tự tin đến 95%” và quả thực là chúng tôi đã làm được tốt những phần việc của mình. Khi nhận được thông tin là sẽ chuyển toàn bộ sinh viên khóa 6 về IBA, chúng tôi có sự e ngại và lo lắng vì: khi join cùng phòng đào tạo FU, chúng tôi không phải take care phần Eng dự bị, giờ mà chuyển về hết thì không biết nên bắt đầu từ đâu???. Thế nhưng, “cờ đến tay ai người đó phất”, chưa biết thì phải tự tìm hiểu và học hỏi, lại quá trình hỏi han các chị phòng đào tạo FU xem lịch các lớp Eng dự bị sẽ làm thế nào? Syllabus và course implementation ra sao? và

như các anh chị thấy chỉ trong hơn 1 tuần chúng tôi phải hoàn thiện lịch học chi tiết cho 24 lớp Tiếng Anh dự bị, phải cân đối nguồn lực cơ sở vật chất, phân công giảng viên, kết hợp với phân công giảng viên của tổ Soft skill và tổ Vovinam để có thể lên được lịch học đẹp và đều cho tất cả các lớp và quan trọng là khi post lịch đó lên hệ thống quản lý đào tạo IAP ( Internal Academic portal) không bị báo trùng phòng, trùng giảng viên, trùng lịch, trùng sinh viên. Bên cạnh đó, trong 2 ngày cuối trước khi chuyển sang cơ sở mới, chúng tôi vẫn còn ngồi bên IBA01, điều khó khăn với chúng tôi là hơn 20 giảng viên của tổ Tiếng Anh là những người cũ, mới với FU nhưng đều mới hoàn toàn với IBA, không nắm được những yêu cầu cơ bản đối với quá trình lên lớp: phải điểm danh bằng tài khoản online, phải đăng nhập máy tính và change password trên máy, phải sử dụng tài liệu trong folder chung của tổ Tiếng Anh thông qua đường link vào server… và cũng không biết đường đến IBA02… Tuy nhiên, cuối cùng mọi việc cũng đã ổn. Khi được hỏi về khó khăn và thuận lợi, chị đã trả lời: “Có thể nói chúng tôi là những người đi tắt đón đầu, vì chương trình BBA chúng ta ra đời sau nên được thừa hưởng những tinh hoa của thế hệ đi trước, đó chính là: quy trình đào tạo, phần mềm quản lý đào tạo, những form, bảng biểu quản lý đã có và được hoàn thiện qua nhiều kỳ học của FU. Chúng tôi lại có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc cùng với phòng đào tạo FU nên cũng tự hào là những người tiên phong của BBA. Còn khó khăn: nguồn nhân lực mỏng, vừa làm vừa phải điều chỉnh và học hỏi nên cũng không tránh khỏi những vấp váp, những lần nhỡ deadline để rồi phải vắt chân lên cổ để chạy đua cho kịp. Hơn nữa, mỗi học kỳ mới là 1 thách thức mới vì là lần đầu tiên triển khai những môn học mới tiếp theo nên chưa có kinh nghiệm.

Ngày đầu về với IBA, các thầy cô và sinh viên được đích thân Viện trưởng, Viện phó và Trưởng ban Nội chính, Trưởng Ban đào tạo đến từng lớp tặng sách cùng với lời chúc thành công trong học tập và giảng dạy. Cuối tuần các em lại được tham gia F-Camp, buổi cắm trại của khóa trên tổ chức cho khóa mới dưới sự đỡ đầu của phòng Công tác sinh viên. Sau này, F-camp đã trở thành đặc sản riêng của FSB.

Hồi kết: Sản phẩm BBA của FSB

Vậy là tính từ thời điểm 1/11/2010, IBA đã chính thức triển khai Đào tạo toàn bộ sinh viên hệ cử nhân Quản trị Kinh doanh và Tài chính Ngân hàng. Trong gần 2 năm từ 2010 đến 2012, số lượng sinh viên bao gồm khóa 5, 6, 7 đã lên tới con số gần 900. Thêm vào đó, IBA đã có Giám đốc học thuật và giảng viên tại 2 cơ sở tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh tham gia trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở này của Đại học FPT. Cứ 4 tháng một lần, chúng tôi lại chuẩn bị một báo cáo tổng kết học kỳ chung toàn trường. IBA có những điểm khác biệt so với FSE về cơ cấu tổ chức như Trưởng ban Đào tạo chỉ phụ trách giảng viên và Phòng Đào tạo. Phòng Khảo thí và Công tác sinh viên lại trực thuộc khối nội chính. Trong quá trình phát triển, khối giảng viên chưa có các tổ bộ môn rõ rệt, việc quản lý giảng viên được chia một phần về cho phòng Đào tạo. Đến đầu năm 2012, khối Đào tạo Đại học được thành lập bao gồm Phòng Tổ chức & Quản lý Đào tạo, phòng Công tác sinh viên và Thư viện. Các bộ phận khác hỗ trợ khối Đại học tham gia họp giao ban cùng khối Đại học nhưng lại không trực thuộc khối Đại học, đó là phòng Khảo thí, IT, Hành chính và QA. Ngoài những báo cáo tổng kết hàng kỳ chúng tôi có sơ kết quý, tổng kết 6 tháng, 9 tháng khi thì tổng kết nội bộ khi thì giao lưu với nhiều khối khác, khi ở Hà Nội, khi ở Sapa… Ngoài những chỉ tiêu chung với FU, chúng tôi có ký kết thêm các chỉ tiêu riêng khác của IBA, có survey nội bộ và survey sinh viên chấm điểm từng phòng chức năng.

Vừa làm vừa xây dựng với phương châm tự lực cánh sinh, kế thừa những tinh hoa của FU. Song song với việc triển khai các môn mới, chúng tôi điều chỉnh và thiết kế các môn học mới theo chuẩn FU với các tiêu chí đặt ra như mục tiêu môn, chi phí giáo trình, mời giảng viên phát triển học liệu và tham gia giảng dạy. Đến tháng 9/2011, sinh viên khóa đầu tiên đi thực tập. Chúng tôi lại loay hoay tìm các công ty cho các em đi làm với mục đích có công việc thực sự, làm thực sự. Ban đầu là dựa trên mối quan hệ cá nhân của sếp, các cựu học viên chương trình IeMBA sau đó là các công ty do sinh viên đề xuất. Khóa 5A với 30 sinh viên đi thực tập đa phần là do các công ty mà sinh viên tự đăng ký và công ty do Nhà trường sắp xếp bao gồm Vietheath, Comas, HITC. Đến thời điểm của khóa 5B, IBA đã được đổi tên thành FSB để gần với FPT và phân biệt với FSE chính là FU – Hà Nội campus Detech, sau này có thêm FU – Hòa Lạc. Khóa 5B, sinh viên đã bắt đầu được đi thực tập tại các công ty thành viên của tập đoàn FPT như FTel, FIS. Tuy là người

nhà, nhưng FSB cũng không được ưu ái hơn, trừ những dự án có chi phí, ngoài ra sinh viên đi thực tập đa phần là không có trợ cấp. Trong quá trình mày mò, chúng tôi đã tìm ra hướng đi của mình, bộ phận OJT được thành lập có cán bộ phụ trách Quan hệ doanh nghiệp để mang về các vị trí mới cho sinh viên, và bắt đầu từ Khóa 6A, FSB đã lo thực tập cho toàn bộ sinh viên khối Business từ Nam ra Bắc. Có những sinh viên thực tập xuất sắc và được giữ lại làm việc ở các đơn vị thực tập.

Tháng 5/2012, sinh viên Khóa 7 tạm biệt FSB để lên Hòa Lạc học tập. Quá trình chuyển giao có nhiều kỷ niệm. Chúng tôi phải xác định những bạn nào là sinh viên Khóa 7 “xịn” thì mới được đi. Vì sao lại có quy định như vậy? Lý do là vì số lượng phòng trên Ký túc xá Hòa Lạc chưa đủ đáp ứng hết nên Nhà trường phải hạn chế. Tâm lý của sinh viên hoang mang vì chưa biết rõ cuộc sống trên Hòa Lạc ra sao, bao giờ sẽ chính thức chuyển vì các em vẫn còn lịch học dưới Hà Nội. Các cán bộ được cử lên campus mới thì hàng tuần tập trung ở Detech để được đào tạo và huấn luyện. Tuy nhiên, mọi việc đã diễn ra êm đẹp với những buổi demo đưa giảng viên và cán bộ lên Hòa Lạc “sống thử”. Chúng tôi, những người ở lại vài tuần sau đó cũng được lên thăm đồng nghiệp và sinh viên trên đó, cảm nhận không khí Hòa Lạc để lại truyền lửa cho những sinh viên và giảng viên tiếp sau sẽ lên công tác tại FU-Hòa Lạc.

Ngày 25/4/2013, đánh dấu với sự kiện 23 sinh viên BBA đầu tiên bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Với 7 đề tài thuộc hai lĩnh vực Marketing và Tài chính, các em đã bảo vệ xuất sắc luận văn của mình với phần trình bày hoàn toàn bằng tiếng Anh với số liệu và phần phân tích xác đáng. Chúng tôi ngồi dưới thấy thật tự hào về sinh viên của mình. Sau một tháng bảo vệ, 20 sinh viên đã được xét đủ điều kiện tốt nghiệp với 7 sinh viên Giỏi, 13 sinh viên Khá và Trung bình Khá. Giờ đây chúng tôi chỉ còn chờ tin vui từ các em báo về, các em sẽ làm việc và công tác ở đâu. Chúng tôi tin tưởng vào khả năng của các em, tin tưởng vào sản phẩm BBA đầu tay của mình.

Hôm nay 30/09/2014, hạn cuối cùng để nộp sử ký, cũng là bước sang năm thứ 6 tôi làm việc cho FSB/IBA/FSB-FU. Giờ đây sinh viên đã tốt nghiệp được cả trăm và chỉ còn kỳ nữa thôi toàn bộ các em sinh viên gắn bó với tôi 5 năm qua sẽ không ở đây nữa. Ai cũng biết cái đó ở phía trước nhưng không biết nó là cái gì ngoài cái tên “Tương lai”, tôi đang chờ một tương lai phía trước với những sản phẩm giáo dục giống như BBA.

14. Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT (Xem chi tiết)